Bảo hiểm thai sản là một trong những chế độ bảo hiểm xã hội có vai trò vô cùng quan trọng giúp cho phụ nữ mang bầu được an tâm nghỉ dưỡng, sẵn sàng đón em bé chào đời, từ đó góp phần chăm sóc sức khỏe toàn diện cho mẹ và trẻ em. Dưới đây là quy định của pháp luật về hướng dẫn xác định tuổi thai trong quá trình tính bảo hiểm thai sản.
Mục lục bài viết
1. Hướng dẫn xác định tuổi thai để tính bảo hiểm thai sản :
– Bảo hiểm xã hội bắt buộc;
– Bảo hiểm sức khỏe của công ty phi nhân thọ;
– Bảo hiểm bổ trợ của công ty bảo hiểm nhân thọ.
Đồng thời,
– Lao động nữ mang thai;
– Lao động nữ sinh con;
– Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ theo quy định của pháp luật;
– Người lao động nhận nuôi con nuôi trong độ tuổi dưới 06 tháng tuổi;
– Người lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động sử dụng và thực hiện biện pháp triệt sản;
– Lao động nam đang tham gia chế độ đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
Như vậy, đối tượng được hưởng bảo hiểm thai sản khi sinh con sẽ bao gồm cả lao động nam và lao động nữ đang tham gia chế độ đóng bảo hiểm xã hội.
Đồng thời, vấn đề xác định tuổi thai để tính chế độ bảo hiểm thai sản đóng vai trò vô cùng quan trọng. Theo đó, cơ sở y tế có thẩm quyền sẽ thực hiện hoạt động xác định tuổi thai để tính bảo hiểm tài sản căn cứ theo quy định tại Quyết định 4128/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc phê duyệt tài liệu “Hướng dẫn quốc gia về dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản”. Theo đó, Quyết định 4128/QĐ-BYT của Bộ Y tế có quy định như sau:
– Tuổi thai sẽ được tính bắt đầu kể từ ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt cuối cùng. Trong trường hợp sử dụng biện pháp thụ thai bằng kĩ thuật bơm tinh trùng vào buồng tử cung/hoặc thụ thai bằng kĩ thuật thụ tinh trong ống nghiệm thì ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt cuối cùng sẽ được xác định là ngày thứ 14 trước khi tiến hành hoạt động bơm tinh trùng vào buồng tử cung của nữ giới hoặc khi thực hiện thủ tục chuyển phôi vào buồng tử cung của người phụ nữ;
– Trong trường hợp người phụ nữ không nhớ được ngày đầu của kỳ kinh nguyệt cuối cùng thì cơ sở y tế có thể dựa vào kết quả siêu âm để tính tuổi thai;
– Thai đến tháng thứ 07 là khi tuổi thai đủ 28 tuần, tức là đủ 196 ngày.
Theo đó thì có thể nói, để có thể được hưởng chính sách bảo hiểm thai sản, người phụ nữ có thai bắt buộc phải xuất trình kết quả khám thai do cơ sở y tế có chức năng khám thai cùng cấp, trong đó ghi nhận rõ kết quả xác định tuổi thai tại thời điểm khám thai đó, hướng dẫn xác định tuổi thai để tính bảo hiểm thai sản sẽ được thực hiện theo quy định tại Quyết định 4128/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc phê duyệt tài liệu “Hướng dẫn quốc gia về dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản”.
2. Thành phần hồ sơ hưởng chế độ thai sản gồm những gì?
Pháp luật hiện nay đã quy định cụ thể về thành phần hồ sơ giải quyết chế độ thai sản. Căn cứ theo quy định tại Điều 101 của Văn bản hợp nhất Luật bảo hiểm xã hội năm 2019, thành phần hồ sơ hưởng chế độ thai sản được xác định như sau:
– Thành phần hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với người lao động nữ sinh con sẽ bao gồm các loại tài liệu sau đây:
+ Bản sao của giấy khai sinh hoặc bản sao của giấy chứng sinh;
+ Giấy chứng tử của con trong trường hợp người con đã chết, giấy chứng tử của người mẹ trong trường hợp người mẹ chết sau khi sinh con;
+ Giấy xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền về tình trạng của người mẹ sau khi sinh con tuy nhiên không đáp ứng đầy đủ điều kiện sức khỏe để có thể chăm sóc con;
+ Hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền của người mẹ trong trường hợp con chết sau khi sinh tuy nhiên chưa được cấp giấy chứng sinh;
+ Giấy xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền về việc người lao động nữ bắt buộc phải nghỉ việc để hưởng chế độ dưỡng thai căn cứ theo quy định tại Điều 31 của Văn bản hợp nhất Luật bảo hiểm xã hội năm 2019.
– Trong trường hợp người lao động nữ đi khám, sảy thai, thực hiện thủ tục nạo thai, hút thai, thai chết lưu, phá thai bệnh lý, người lao động thực hiện các biện pháp tránh thai theo quy định tại Điều 37 của Văn bản hợp nhất luật bảo hiểm xã hội năm 2019 bắt buộc phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đối với trường hợp điều trị ngoại trú, bản chính hoặc bản sao giấy ra viện đối với trường hợp điều trị nội trú;
– Trong trường hợp người lao động nhận nuôi con nuôi trong độ tuổi dưới 06 tháng, thì bắt buộc phải có giấy chứng nhận nuôi con nuôi;
– Trong trường hợp người lao động nam nghỉ việc khi vợ sinh con thì bắt buộc phải có giấy chứng sinh hoặc giấy khai sinh của đứa trẻ, giấy xác nhận của cơ sở y tế đối với trường hợp sinh con cần phải thực hiện thủ tục phẫu thuật hoặc sinh con dưới 32 tuần tuổi;
– Danh sách người lao động nghỉ việc để hưởng chế độ thai sản cho người sử dụng lao động tạo.
Theo đó, hồ sơ hưởng chế độ thai sản gửi tới Cơ quan bảo hiểm xã hội cần phải bao gồm các thành phần cơ bản nêu trên.
3. Điều kiện hưởng chế độ thai sản bao gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 31 của Văn bản hợp nhất Luật bảo hiểm xã hội năm 2019 có quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản. Theo đó:
– Người lao động hưởng chế độ thai sản khi người lao động đó thuộc một trong những trường hợp như sau:
+ Được xác định là lao động nữ mang thai;
+ Lao động nữ sinh con;
+ Lao động nữ mang thai hộ/người mẹ nhờ mang thai hộ theo quy định của pháp luật về hôn nhân gia đình;
+ Người lao động nhận nuôi con nuôi trong độ tuổi dưới 06 tháng tuổi;
+ Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện các biện pháp triệt sản;
+ Lao động nam đang trong thời gian đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
– Đồng thời, người lao động thuộc trường hợp lao động nữ sinh con, lao động nữ mang thai hộ, người mẹ nhờ mang thai hộ, lao động nhận nuôi con nuôi trong độ tuổi dưới 06 tháng thì bắt buộc phải đóng bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ 06 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh con hoặc trước khi nhận nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật;
– Người lao động thuộc trường hợp lao động nữ sinh con đó đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để nghỉ dưỡng sức theo chỉ định của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền thì bắt buộc phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh con trên thực tế;
– Người lao động đã chấm dứt
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
–
– Quyết định 4128/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc phê duyệt tài liệu “Hướng dẫn quốc gia về dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản”.
THAM KHẢO THÊM: