Dự án đầu tư là tập hợp thành phần hồ sơ tài liệu trình bày một cách chi tiết và có hệ thống các hoạt động, quá trình xây dựng, chi phí theo một kế hoạch nhất định, hướng tới mục tiêu trong tương lai. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay, cách xác định dự án đầu tư có sử dụng đất được thực hiện như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Hướng dẫn xác định dự án đầu tư có sử dụng đất:
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 của Văn bản hợp nhất Luật đầu tư năm 2022 có quy định về dự án đầu tư. Theo đó, dự án đầu tư được xem là tập hợp đề xuất bỏ vốn trung hạn hoặc tập hợp đề xuất bỏ vốn dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh trên một địa bàn nhất định, trong một khoảng thời gian nhất định. Có thể kể đến một số loại hình dự án đầu tư cơ bản như sau:
– Dự án đầu tư mở rộng. Dự án đầu tư mở rộng là loại hình dự án đầu tư phát triển một dự án đầu tư đang hiện có trên thực tế bằng cách mở rộng quy mô, mở rộng công suất, thay đổi cơ cấu công nghệ, giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường hoặc cải thiện môi trường;
– Dự án đầu tư mới. Đây là loại hình dự án đầu tư thực hiện lần đầu, hoặc cũng có thể là loại hình dự án đầu tư thực hiện độc lập với dự án đầu tư đang tiến hành;
– Dự án đầu tư khởi nghiệp sáng tạo. Đây là loại hình dự án đầu tư thực hiện dựa trên ý tưởng và dựa trên cơ sở khai thác tài sản trí tuệ, tài sản công nghệ, mô hình kinh doanh và có khả năng tăng trưởng vượt bậc.
Xác định dự án đầu tư có sử dụng đất hiện nay đang được thực hiện theo quy định tại Điều 11 của Nghị định 25/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư (sửa đổi tại Nghị định 31/2021/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư). Theo đó, quá trình xác định dự án đầu tư có sử dụng đất cần phải quan tâm đến một số vấn đề và một số điều kiện cơ bản sau đây:
– Thuộc các dự án đầu tư căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 25/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư (sửa đổi tại Nghị định 31/2021/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư), tuy nhiên không sử dụng nguồn vốn đầu tư công để tiến hành hoạt động xây dựng công trình. Dự án xây dựng các khu vực đô thị, xây dựng các khu nhà ở thương mại, trụ sở văn phòng làm việc, xây dựng các công trình thương mại, công trình dịch vụ được phân loại theo quy định của pháp luật về xây dựng. Trong trường hợp dự án đầu tư có nhiều chức năng, dự án đầu tư có sử dụng đất được xác định căn cứ công trình chính của dự án/hoặc công trình chính có cấp cao nhất trong trường hợp dự án có nhiều công trình chính khác nhau theo quy định của pháp luật về xây dựng;
– Thuộc danh mục dự án cần được thu hồi đất, và đã được phê duyệt bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đất đai, thuộc các khu vực do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý/sử dụng, đồng thời sẽ được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc ban quản lý khu kinh tế giao đất/cho thuê đất cho các nhà đầu tư chấp thuận;
– Thuộc chủ trương/thuộc kế hoạch phát triển nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở, chương trình phát triển đô thị theo quy định của pháp luật về phát triển đô thị;
– Hoàn toàn phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, phù hợp với quy hoạch xây dựng có tỷ lệ 1/2000, hoặc có tỷ lệ 1/500, hoặc quy hoạch khu đô thị có tỷ lệ 1/2000 hoặc tỷ lệ 1/5000 theo quy định của pháp luật;
– Không đáp ứng đầy đủ điều kiện để tổ chức thực hiện hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
– Không thuộc một trong những trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 22, Điều 26 của
Như vậy, trong quá trình xác định dự án đầu tư có sử dụng đất cần phải tuân thủ các điều kiện và nội dung nêu trên.
2. Hình thức lựa chọn nhà đầu tư đối với dự án đầu tư có sử dụng đất:
Căn cứ theo quy định tại Điều 10 của Nghị định 25/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư (sửa đổi tại Nghị định 31/2021/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư), có quy định về hình thức lựa chọn nhà đầu tư đối với các loại hình dự án đầu tư có sử dụng đất. Theo đó:
(1) Áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi quốc tế đối với các loại hình dự án đáp ứng được đầy đủ các điều kiện sau đây:
– Có cơ sở vật chất đầy đủ, có sơ bộ tổng chi phí thực hiện dự án (tuy nhiên trong đó không bao gồm chi phí bồi thường, chi phí hỗ trợ, chi phí tái định cư, tiền thuế đất và tiền sử dụng đất) với số lượng từ 800.000.000.000 đồng trở lên;
– Có số lượng từ 02 nhà đầu tư trở lên đáp ứng đầy đủ điều kiện về năng lực, điều kiện và kinh nghiệm căn cứ theo quy định tại Điều 13 của Nghị định 25/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư (sửa đổi tại Nghị định 31/2021/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư), và đồng thời trong đó phải có ít nhất một nhà đầu tư được xác định là nhà đầu tư nước ngoài;
– Không thuộc một trong những trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 10 của Nghị định 25/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư (sửa đổi tại Nghị định 31/2021/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư).
(2) Áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi khi thuộc một trong những trường hợp sau đây:
– Dự án đầu tư mà theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc theo nội dung trong điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định hạn chế nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào quá trình thực hiện;
– Dự án có từ hai nhà đầu tư trở lên đáp ứng đầy đủ điều kiện về năng lực, đáp ứng điều kiện về kinh nghiệm, trong đó không có nhà đầu tư nước ngoài đăng ký tham gia thực hiện dự án hoặc đáp ứng được yêu cầu về năng lực/kinh nghiệm căn cứ theo quy định tại Điều 13 của Nghị định 25/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư (sửa đổi tại Nghị định 31/2021/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư);
– Dự án có yêu cầu về bảo đảm quốc phòng an ninh do thủ tướng Chính phủ quy định cụ thể theo đề nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, ý kiến thống nhất của Bộ quốc phòng đối với yêu cầu đảm bảo quốc phòng an ninh, ý kiến thống nhất của Bộ công an đối với yêu cầu đảm bảo an ninh trật tự an toàn xã hội.
(3) Chỉ áp dụng hình thức chỉ định thầu đối với trường hợp được quy định tại khoản 4 Điều 22 của
3. Những hình thức lựa chọn nhà thầu theo quy định hiện nay:
Căn cứ theo quy định tại Điều 20 của Luật đấu thầu năm 2023 có quy định về các hình thức lựa chọn nhà thầu. Theo đó, có thể kể đến một số hình thức lựa chọn nhà thầu như sau:
– Đấu thầu rộng rãi;
– Đấu thầu hạn chế;
– Chỉ định thầu;
– Mua sắm trực tiếp;
– Chào hàng cạnh tranh;
– Tự thực hiện hoạt động đấu thầu;
– Đàm phán giá cả;
– Lựa chọn nhà thầu trong một số trường hợp đặc biệt;
– Tham gia vào quá trình thực hiện dự án cộng đồng.
Đồng thời, trong trường hợp phát sinh hình thức lựa chọn nhà thầu khác với một số hình thức lựa chọn nhà thầu nêu trên, nhận thấy hình thức đó có tính ưu việt, sử dụng phương tiện điện tử tiên tiến hiện đại, thì Chính phủ là cơ quan có thẩm quyền quy định cụ thể về hình thức, quy trình, đối tượng phù hợp với tính năng của hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, đồng thời cần phải đảm bảo mục tiêu cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế trong hoạt động đấu thầu.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Đấu thầu 2023;
– Nghị định 25/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư;
– Nghị định 31/2021/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư;
– Thông tư 06/2020/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định 25/2020/NĐ-CP ngày 28/02/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư.
THAM KHẢO THÊM: