Hướng dẫn tố giác tội phạm trên app định danh điện tử VNeID? Các tội phạm có thể tố giác trên app định danh điện tử VNeID?
Hiện nay, cùng với sự phát triển công nghệ thông tin, để đáp ứng việc tố giác tội phạm đối công dân ngày càng phổ biến đối với người dân thì Bộ Công an đã tạo lập app định danh điện tử VNeID phục vụ cho hoạt động định danh điện tử và thực hiện các thủ tục hành chính có liên quan, và công dân có nhu cầu tố giác tội phạm thì có thể truy cập app định danh điện tử VNeID. Việc tố giác qua VNeID đáp ứng được nhu cầu cấp thiết và kịp thời của người dân. Tuy nhiên, thực tế nhiều người dân chưa thực sự biết cách sử dụng app định danh điện tử VNeID, do đó Luật Dương Gia Hướng dẫn tố giác tội phạm trên app định danh điện tử VNeID? Các tội phạm có thể tố giác trên app định danh điện tử VNeID?
Cơ sở pháp lý:
–
–
– Quyết định 34/2021/QĐ-TTg;
– Nghị định 59/2022/ND-CP quy định về định danh và xác thực điện tử.
Mục lục bài viết
1. Hướng dẫn tố giác tội phạm trên app định danh điện tử VNeID:
1.1. Trình tự, thủ tục đăng ký tài khoản định danh điện tử:
Đối với công dân Việt Nam thì trình tự, thủ tục đăng ký tài khoản định danh điện tử như sau:
Căn cứ theo quy định tại Điều 14 Nghị định 59/2022/NĐ-CP, trình tự, thủ tục đăng ký tài khoản định danh điện tử như sau:
Thứ nhất, Việc đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 1 qua ứng dụng VNelD đối với công dân đã có thẻ Căn cước công dân gắn chíp điện tử, cụ thể:
Bước 1: Công dân sử dụng thiết bị di động tải và cài đặt ứng dụng VNelD trên App Store và Google Play Store
Bước 2:
Công dân sử dụng ứng dụng VNelD tiến hành nhập thông tin về:
– Số định danh cá nhân;
– Số điện thoại hoặc địa chỉ thư điện tử;
Sau đó, cung cấp các thông tin theo hướng dẫn trên ứng dụng VNelD;
Tiến hành thu nhận ảnh chân dung bằng thiết bị di động, đồng thời tiến hành gửi yêu cầu đề nghị cấp tài khoản định danh điện tử tới cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử qua ứng dụng VNelD.
Bước 3: Nhận kết quả
Cơ quan quản lý định danh điện tử có trách nhiệm phải thông báo kết quả đăng ký tài khoản qua ứng dụng VNelD hoặc tiến hành thông qua cho công dân qua tin nhắn SMS hoặc địa chỉ thư điện tử.
Thứ hai, Đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 2
Đối với công dân đã được cấp thẻ Căn cước công dân gắn chíp điện tử. Công dân tiến hành đến Công an xã/phường/thị trấn hoặc nơi làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân để làm thủ tục cấp tài khoản định danh điện tử.
Bước 1:
– Công dân xuất trình thẻ Căn cước công dân gắn chíp điện tử, phải tiến hành cung cấp thông tin về số điện thoại hoặc địa chỉ thư điện tử. Sau đó công dân tiến hành đề nghị bổ sung thông tin được tích hợp vào tài khoản định danh điện tử.
Bước 2:
Cán bộ tiếp nhận nhập thông tin công dân cung cấp vào hệ thống định danh và xác thực điện tử. Cán bộ tiếp nhận thông tin công dân tiến hành chụp ảnh chân dung, thu nhận vân tay của công dân đến làm thủ tục để xác thực với Cơ sở dữ liệu căn cước công dân và khẳng định sự đồng ý đăng ký tạo lập tài khoản định danh điện tử.
Bước 3:
– Cơ quan quản lý định danh điện tử thông báo kết quả đăng ký tài khoản qua ứng dụng VNelD hoặc tin nhắn SMS hoặc địa chỉ thư điện tử.
–
Đối với tổ chức thì trình tự, thủ tục đăng ký tài khoản định danh điện tử như sau:
Bước 1: Người đại diện theo pháp luật, người đứng đầu của tổ chức (đã có tài khoản định danh điện tử mức độ 2) đăng nhập ứng dụng VNelD để đăng ký tài khoản định danh điện tử cho tổ chức;
Bước 2: Sau khi đã đăng nhập thành công, tiến hành cung cấp các thông tin theo hướng dẫn trên ứng dụng VNelD và gửi yêu cầu đề nghị cấp tài khoản định danh điện tử tới cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử qua ứng dụng VNelD.
Bước 3:
Cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử có trách nhiệm sẽ tiến hành xác thực thông tin về tổ chức trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, cơ sở dữ liệu quốc gia và cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác.
Đối với trường hợp thông tin về tổ chức chưa có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, cơ sở dữ liệu quốc gia và cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác thì cơ quan quản lý định danh và xác định điện tử cần phải thực hiện xác minh thông tin tổ chức và thông báo kết quả đăng ký tài khoản định danh điện tử cho người đến làm thủ tục của tổ chức qua ứng dụng VNelD hoặc tin nhắn SMS hoặc địa chỉ thư điện tử.
1.2. Hướng dẫn tố giác tội phạm trên app định danh điện tử VNeID:
Tố giác tội phạm trên app định danh điện tử VNeID được thực hiện như sau:
Bước 1: Quý bạn đọc tiến hành đăng nhập và tài khoản VNeID:
Bước 2: Sau khi quý bạn đọc đã đăng nhập thành công vào tài khoản VNeID tiến hành Click vào mục Dịch vụ khác, sau đó Click vào mục Kiến nghị, phản ánh về an ninh trật tự và lựa chọn Tạo mới yêu cầu.
Bước 3: Ngay sau khi quý bạn đọc đã tiến hành Tạo mới yêu cầu thành công, cần tiến hành điền đầy đủ thông tin Click vào phần Ấn tiếp tục sau đó Click vào ô Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về lời khai ở trên. Sau khi khai xong thông tin và xác nhận thì quý bạn đọc tiến hành click vào mục Xác nhận.
2. Các tội phạm có thể tố giác trên app định danh điện tử VNeID:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 144 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định tố giác là tội phạm được hiểulà việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền.
Căn cứ theo quy định tại Khoản 5 Điều 2 Quyết định 34/2021/QĐ-TTg, app định dăng điện tử VNeID được hiểu là phần mềm do Bộ Công an tạo lập quản lý định danh điện tử và xác thực điện tử, phục vụ đăng ký. Kể từ ngày 20 tháng 10 năm 2022, Nghị định 59/2022/NĐ-CP có hiệu lực thi hành quy định tại Khoản 12 Điều 3 “VNelD” là ứng dụng trên thiết bị số là trang thông tin định danh điện tử do Bộ Công an tạo lập, phát triển nhằm phát triển các tiện ích để phục vụ cơ quan, tổ chức, cá nhân, nhằm phục vụ hoạt động định danh điện tử và xác thực điện tử trong giải quyết thủ tục hành chính, dịch vụ hành chính công và các giao dịch khác trên môi trường điện tử;
Do vậy, theo quy định của Bộ Công an thì tội phạm có thể tố giác trên app định danh điện tử VNeID, cụ thể:
– Tội thu thập tàng trữ trao đổi mua bán không khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng (Điều 291 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, năm 2021);
– Tội cung cấp dịch vụ trái phép trên mạng máy tính mạng viễn thông.
– Tội sử dụng trái phép tần số vô tuyến điện dành riêng cho mục đích cấp cứu an toàn tìm kiếm cứu hộ cứu nạn quốc phòng an ninh (Điều 293 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, năm 2021);
– Tội cố ý gây nhiễu có hại (Điều 294 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, năm 2021);
– Tội vi phạm quy định về sử dụng lao động dưới 16 tuổi (Điều 296 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, năm 2021);
– Tội cưỡng bức lao động (Điều 297 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, năm 2021);
– Tội bắt cóc con tin (Điều 301 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, năm 2021);
– Tội cướp biển (Điều 302 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, năm 2021);
– Tội làm nhục đồng đội (Điều 397 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, năm 2021);
– Tội hành hung đồng đội (Điều 398 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, năm 2021);
– Tội chiếm đoạt mua bán hoặc tiêu hủy tài liệu bí mật công tác quân sự (Điều 405 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, năm 2021);
– Tội làm mất tài liệu bí mật công tác quân sự (Điều 404 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, năm 2021);
– Tội đăng ký hộ tịch trái pháp luật (Điều 336 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, năm 2021);
– Tội làm lính đánh thuê (Điều 425 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, năm 2021);
– Tội tổ chức môi giới cho người khác xuất cảnh nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép (Điều 348 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, năm 2021);
– Tội vi phạm quy định về giam giữ (Điều 388 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, năm 2021);
– Tội gây rối trật tự phiên tòa, phiên họp (Điều 391 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, năm 2021);