Vấn đề đăng ký thường trú của người nước ngoài tại Việt Nam? Trình tự, thủ tục đăng ký thường trú của người nước ngoài? Điều kiện để người nước ngoài được phép thường trú tại Việt Nam? Thủ tục cấp thẻ thường trú cho người nước ngoài?
Cùng với xu hướng mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, chúng ta đã không ngừng phát huy sức mạnh nội lực kết hợp với việc thu hút những nguồn lực từ bên ngoài. Trong xu thế đó, người nước ngoài đến Việt Nam đầu tư, kinh doanh hay thực hiện nghiên cứu khoa học, nghệ thuật ngày càng nhiều.
Do đó, việc đảm bảo cho người nước ngoài được sinh sống ổn định là điều rất cần thiết. Chính phủ Việt Nam quy định cấp thẻ tạm trú và thẻ thường trú cho người nước ngoài nếu đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của Luật.Trong đó thẻ thường trú là loại giấy tờ do cơ quan quản lý xuất nhập cảnh cấp cho người nước ngoài được phép cư trú không thời hạn tại Việt Nam và có giá trị thay thị thực.
Tư vấn thủ tục xin thường trú cho người nước ngoài tại Việt Nam: 1900.6568
Mục lục bài viết
1. Về vấn đề đăng ký thường trú của người nước ngoài tại Việt Nam
1.1. Quyền của người nước ngoài tại Việt Nam
Người nước ngoài là người mang giấy tờ xác định quốc tịch nước ngoài và người không quốc tịch nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam. Căn cứ theo điều 44 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014, người nước ngoài có quyền nghĩa vụ sau đây khi cư trú tại đất nước Việt Nam:
– Được bảo hộ tính mạng, danh dự, tài sản và các quyền, lợi ích chính đáng theo pháp luật Việt Nam trong thời gian cư trú trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
– Người có thẻ tạm trú được bảo lãnh ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con vào Việt Nam thăm; được bảo lãnh vợ, chồng, con dưới 18 tuổi ở cùng trong thời hạn thẻ tạm trú nếu được cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh người đó đồng ý;
– Người có thẻ thường trú được bảo lãnh ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con vào Việt Nam thăm;
-Người đang cư trú hợp pháp tại Việt Nam được đi lại trên lãnh thổ Việt Nam, được kết hợp du lịch, thăm người thân, chữa bệnh không phải xin phép; trường hợp vào khu vực cấm hoặc khu vực hạn chế đi lại, cư trú thực hiện theo quy định của pháp luật;
– Thuyền viên trên các tàu, thuyền nhập cảnh Việt Nam được đi bờ trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tàu, thuyền neo đậu; trường hợp đi ra ngoài phạm vi trên hoặc xuất cảnh khỏi lãnh thổ Việt Nam qua các cửa khẩu khác thì được xét cấp thị thực;
– Vợ, chồng, con cùng đi theo nhiệm kỳ của thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, cơ quan đại diện tổ chức liên chính phủ được lao động nếu có giấy phép lao động, trừ trường hợp không thuộc diện cấp giấy phép lao động; được học tập nếu có văn bản tiếp nhận của nhà trường hoặc cơ sở giáo dục;
– Người đang học tập tại các trường hoặc cơ sở giáo dục theo điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế được kết hợp lao động nếu có văn bản cho phép của nhà trường hoặc cơ sở giáo dục;
– Người không quốc tịch thường trú ở nước ngoài được nhập cảnh Việt Nam du lịch, thăm người thân;
Như vậy người nước ngoài khi sinh sống ở Việt Nam có quyền được đảm bảo chỗ ở và có thể được cấp thẻ thường trú nếu đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam. Khi là người nước ngoài sở hữu thẻ thường trú Việt Nam, người nước ngoài sẽ những quyền lợi sau: Được bảo lãnh ông, bà, cha, mẹ, vợ/chồng và con cái đến Việt Nam thăm thân, được đi du lịch, thăm thân, chữa bệnh không cần xin phép, không phải tốn nhiều thời gian để làm thẻ tạm trú, không phải thường xuyên làm thẻ mới do thời hạn của thẻ có giá trị 10 năm, Tạo điều kiện thuận tiện hơn cho việc kinh doanh, ký kết hợp đồng tại Việt Nam.
1.2. Điều kiện được thường trú của người nước ngoài tại Việt Nam
Căn cứ Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam ban hành ngày 16/06/2014 có quy định cụ thể hơn về điều kiện để người nước ngoài được thường trú tại Việt Nam trong các trường hợp sau:
Điều 39. Các trường hợp được xét cho thường trú
1. Người nước ngoài có công lao, đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam được nhà nước Việt Nam tặng huân chương hoặc danh hiệu vinh dự nhà nước.
2. Người nước ngoài là nhà khoa học, chuyên gia đang tạm trú tại Việt Nam.
3. Người nước ngoài được cha, mẹ, vợ, chồng, con là công dân Việt Nam đang thường trú tại Việt Nam bảo lãnh.
4. Người không quốc tịch đã tạm trú liên tục tại Việt Nam từ năm 2000 trở về trước.
Như vậy, pháp luật Việt Nam quy định chỉ có các trường hợp: “Người nước ngoài có công lao, đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam” phải được nhà nước Việt Nam tặng huân chương hoặc danh hiệu vinh dự Nhà nước và mở rộng thêm hai đối tượng được xét cấp thẻ thường trú là: nhà khoa học, chuyên gia nước ngoài đang tạm trú tại Việt Nam và người không quốc tịch đã tạm trú liên tục tại Việt Nam từ năm 2000 trở về trước mới được thường trú.
1.3. Điều kiện xét cho thường trú:
Để được thường trú tại Việt Nam thì ngoài việc thuộc các trường hợp quy định trên thì người nước ngoài phải đáp ứng thêm điều kiện xét cho thường trú quy định tại Điều 39 Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014. Cụ thể như sau:
– Người nước ngoài thuộc các trường hợp trên được xét cho thường trú nếu có chỗ ở hợp pháp và có thu nhập ổn định bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam.
– Đối với người nước ngoài là nhà khoa học, chuyên gia đang tạm trú tại Việt Nam thì còn phải được Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quản lý nhà nước về lĩnh vực chuyên môn của người đó đề nghị.
-Đối với người nước ngoài được cha, mẹ, vợ, chồng, con là công dân Việt Nam đang thường trú tại Việt Nam bảo lãnh thì người đó phải tạm trú tại Việt Nam liên tục từ 03 năm trở lên, được xác định trên cơ sở dấu kiểm chứng nhập cảnh, dấu kiểm chứng xuất cảnh được cấp tại cửa khẩu có tổng thời gian tạm trú tại Việt Nam từ 03 năm trở lên trong 04 năm gần nhất tính đến ngày nộp hồ sơ xin thường trú.
2. Trình tự, thủ tục đăng ký thường trú của người nước ngoài
Bước 1: Người nước ngoài chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật.Hồ sơ xin đăng ký thường trú của người nước ngoài bao gồm những giấy tờ như sau:
– Đơn xin thường trú;
– Lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó là công dân cấp;
– Công hàm của cơ quan đại diện của nước mà người đó là công dân đề nghị Việt Nam giải quyết cho người đó thường trú;
-Bản sao hộ chiếu có chứng thực;
– Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện được xét cho thường trú quy định tại Điều 40 của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam (
-Giấy bảo lãnh đối với người nước ngoài quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 39 của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam (
+ Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
Bước 2: Người nước ngoài xin thường trú tại Việt Nam đến nộp hồ sơ tại Cục Quản lý xuất, nhập cảnh – Bộ Công an.
* Cán bộ quản lý xuất nhập cảnh tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy biên nhận trao cho người nộp.
Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ chưa nhận, hướng dẫn, giải thích cho người nước ngoài xin thường trú để bổ sung.
* Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần (ngày lễ, tết nghỉ).
Bước 3: Cục Quản lý xuất nhập cảnh
Bước 4: Trong thời hạn 03 tháng kể từ khi nhận được thông báo giải quyết cho thường trú, người nước ngoài phải đến cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi xin thường trú để nhận thẻ thường trú:
Người nhận đưa giấy biên nhận, biên lai thu tiền để đối chiếu. Cán bộ trả kết quả kiểm tra và yêu cầu ký nhận, trả thẻ thường trú cho người đến nhận kết quả.
* Thời gian trả kết quả: Từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần (ngày lễ, tết nghỉ).
Cách thức thực hiện: trực tiếp tại trụ sở Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an.
Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 04 tháng kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ trưởng Bộ Công an xem xét, quyết định cho thường trú; trường hợp xét thấy cần phải thẩm tra bổ sung thì có thể kéo dài thêm nhưng không quá 02 tháng.
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân.
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: thẻ thường trú.
Lệ phí (nếu có): 100 USD/thẻ.
3. Trường hợp thủ tục cấp lại thẻ thường trú
Thẻ thường trú có giá trị 10 năm. Khi thẻ thường trú sắp hết hạn, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam phải đến Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để xin cấp đổi thẻ. Khi đi, cần mang theo hồ sơ bao gồm: mẫu tờ khai đề nghị được cấp đổi thẻ thường trú, thẻ thường trú cũ cùng bản sao hộ chiếu được chứng thực.
Đối với trường hợp mất thẻ, thẻ bị hỏng hay muốn thay đổi nội dung ghi trong thẻ, người nước ngoài thường trú sẽ nộp hồ sơ xin cấp lại thẻ thường trú bao gồm:
-Tờ khai đề nghị cấp lại thẻ thường trú.
-Thẻ thường trú cũ , đối với trường hợp thẻ thường trú bị mất phải thì phải có đơn báo mất.
-01 bản sao hộ chiếu có công chứng.
-Các loại giấy tờ chứng minh nội dung muốn thay đổi ghi trong thẻ thường trú.
Sau thời hạn 20 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ xin cấp, đổi lại thẻ thường trú. Công an tỉnh, thành phố trung ương nơi người nước ngoài sinh sống sẽ gửi trả kết quả cùng thẻ thường trú mới cho đương đơn.