Hồ sơ cần chuẩn bị đối với từng loại tài sản ? Trình tự thủ tục thực hiện việc xác lập tài sản thuộc quyền sở hữu toàn dân?
Tài sản là một cụm từ mang hàm nghĩa rộng. Bởi lẽ với sự phát triên ngày càng hiện đại của nền kinh tế đã kéo theo nhiều tài sản có giá trị được hình thành mang giá trị lớn. Và bên cạnh những loại tài sản thuộc quyền sở hữu của cá nhân thì có những loại tài sản thuộc quyền sở hữu toàn dân. Vậy, thủ tục xác lập tài sản thuộc quyền sở hữu toàn dân? Hy vọng bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về vấn đề nêu trên.
Căn cứ pháp lý:
- Nghị định số 29/2018/NĐ-CP quy định trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân.
Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568
Mục lục bài viết
1. Hồ sơ cần chuẩn bị đối với từng loại tài sản:
Một, hồ sơ đối với bất động sản vô chủ
STT | Loại văn bản | Số lượng |
1 | Báo cáo quá trình xác định chủ sở hữu đối với bất động sản từ khi phát hiện. | 01 bản chính |
2 | Bảng kê địa điểm, diện tích, hiện trạng bất động sản | 01 bản chính. |
3 | Các hồ sơ, tài liệu liên quan đến quá trình xác định chủ sở hữu đối với bất động sản (nếu có). | 01 bản sao |
Hai, hồ sơ đối với tài sản bị đánh rơi, bỏ quên
STT | Loại văn bản | Số lượng |
1 | Báo cáo quá trình xác định chủ sở hữu tài sản từ khi phát hiện; căn cứ xác định tài sản thuộc về Nhà nước. | 01 bản chính |
2 | Bảng kê chủng loại, số lượng, khối lượng, giá trị, hiện trạng của tài sản | 01 bản chính. |
3 | Biên bản giao nộp tài sản của người nhặt được hoặc người phát hiện tài sản bị đánh rơi, bỏ quên | 01 bản sao |
4 | Các hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc xử lý tài sản (nếu có) | 01 bản sao |
Ba, đối với tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm
STT | Loại văn bản | Số lượng |
1 | Báo cáo quá trình xác định chủ sở hữu đối với tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm từ khi phát hiện | 01 bản chính |
2 | Bảng kê chủng loại, số lượng, khối lượng, hiện trạng của tài sản | 01 bản chính |
3 | Các hồ sơ, tài liệu liên quan đến quá trình xác định chủ sở hữu đối với tài sản (nếu có): 01 bản sao | 01 bản sao |
Bốn, đối với tài sản không có người thừa kế
STT | Loại văn bản | Số lượng |
1 | Báo cáo quá trình mở thừa kế đối với di sản | 01 bản chính |
2 | Bảng kê chủng loại, số lượng, khối lượng, hiện trạng của di sản | 01 bản chính |
3 | Các hồ sơ, tài liệu liên quan đến quá trình mở thừa kế, văn bản từ chối quyền hưởng di sản, bản án hoặc quyết định của | 01 bản sao |
Năm, đối với hàng hóa tồn đọng
STT | Loại văn bản | Số lượng |
1 | 01 bản chính | |
2 | Bảng kê chủng loại, số lượng, khối lượng, hiện trạng của tài sản | 01 bản chính |
3 | Các hồ sơ, tài liệu liên quan đến quá trình | 01 bản sao |
4 | Văn bản thông báo từ bỏ hàng hóa hoặc tài liệu chứng minh (nếu có) | 01 bản sao |
Sáu, đối với tài sản của quỹ bị giải thể
STT | Loại văn bản | Số lượng |
1 | Tờ trình xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản | 01 bản chính |
2 | Bảng kê chủng loại, số lượng (khối lượng), giá trị, tình trạng tài sản | 01 bản chính |
3 | Quyết định giải thể của cơ quan nhà nước có thẩm quyền | 01 bản sao |
4 | Tài liệu khác chứng minh quyền tài sản (nếu có) | 01 bản sao |
Bảy, đối với tài sản do các tổ chức, cá nhân tự nguyện chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước
STT | Loại văn bản | Số lượng |
1 | Tờ trình xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản | 01 bản chính |
2 | Bảng kê chủng loại, số lượng (khối lượng), giá trị, tình trạng tài sản | 01 bản chính |
3 | Quyết định giải thể của cơ quan nhà nước có thẩm quyền | 01 bản sao |
4 | Tài liệu khác chứng minh quyền tài sản (nếu có) | 01 bản sao |
Tám, tài sản do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển giao không bồi hoàn cho Nhà nước Việt Nam theo cam kết sau khi kết thúc thời hạn hoạt động
STT | Loại văn bản | Số lượng |
1 | Tờ trình đề nghị xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản | 01 bản chính |
2 | Bảng kê chủng loại, số lượng, khối lượng, giá trị, hiện trạng của tài sản | 01 bản chính |
3 | Văn bản thể hiện cam kết chuyển giao không bồi hoàn tài sản cho Nhà nước Việt Nam khi kết thúc hoạt động của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài | 01 bản sao |
4 | Các hồ sơ, tài liệu liên quan đến tài sản (nếu có) | 01 bản sao |
Chín, đối với tài sản chuyển giao cho Nhà nước Việt Nam theo hợp đồng dự án theo hình thức đối tác công tư
STT | Loại văn bản | Số lượng |
1 | Tờ trình đề nghị xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản | 01 bản chính |
2 | Bảng kê chủng loại, số lượng (khối lượng), giá trị, hiện trạng của tài sản | 01 bản chính |
3 | Biên bản nhận chuyển giao tài sản | 01 bản chính |
4 | Tài liệu khác chứng minh quyền tài sản (nếu có) | 01 bản sao |
2. Trình tự thủ tục thực hiện việc xác lập tài sản thuộc quyền sở hữu toàn dân:
– Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày hoàn thành thủ tục xác định chủ sở hữu theo quy định của pháp luật về dân sự và pháp luật có liên quan mà không xác định được ai là chủ sở hữu sau đây gọi chung là tài sản, cơ quan có thẩm quyền đã tiếp nhận thông tin về tài sản cụ thể có trách nhiệm lập 1 bộ hồ sơ như trên gửi cho cơ quan quản lý cấp trên chịu trách nhiệm quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với từng loại tài sản phù hợp. Cụ thể đối với những loại tài sau đây sẽ có trình tự thủ tục, thời gian thực hiện như sau:
Một, đối với tài sản là bất động sản vô chủ:
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ, Phòng Tài chính Kế hoạch có trách nhiệm lập Tờ trình kèm hồ sơ, gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện để gửi Sở Tài chính trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc người có thẩm quyền được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ do Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi, Sở Tài chính có trách nhiệm trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc người có thẩm quyền được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản.
- Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ của Sở Tài chính, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc người có thẩm quyền được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp ban hành Quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản theo Mẫu số 01-QĐXL.
Hai, đối với tài sản bị đánh rơi, bỏ quên
- Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày hoàn thành thủ tục xác định chủ sở hữu tài sản theo quy định của pháp luật về dân sự, cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận thông tin về tài sản bị đánh rơi, bỏ quên cụ thể là Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an sở tại có trách nhiệm lập 01 bộ hồ sơ bên trên và gửi đến Phòng Tài chính kế hoạch đối với tài sản bị đánh rơi, bỏ quên thuộc về Nhà nước.
- Đối với tài sản bị đánh rơi, bỏ quên thuộc thẩm quyền quyết định xác lập sở hữu toàn dân về tài sản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp Huyện quy định thì trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ Phòng tài chính kế hoạch phải có trách nhiệm lập tờ trình kèm theo hồ sơ trình cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp Huyện quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản.
- Đối với tài sản thuộc quyền quyết định xác lập của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh thì trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ nhận được đầy đủ hồ sơ Phòng Tài chính Kế hoạch có trách nhiệm lập Tờ trình kèm hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp Huyện để gửi Sở Tài chính trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc người có thẩm quyền được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ do Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi, Sở Tài chính trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc người có thẩm quyền được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản
- Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ quy định, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp Huyện và Tỉnh hoặc người có thẩm quyền được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp ban hành Quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản theo Mẫu số 01-QĐXL.
Ba, đối với di sản không có người thừa kế
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản từ chối quyền hưởng di sản của người thừa kế hoặc bản án, quyết định của Tòa án xác định người đó không được quyền hưởng di sản thừa kế theo quy định của pháp luật về dân sự hoặc kể từ ngày hết thời hiệu yêu cầu chia di sản mà không có người chiếm hữu theo quy định của pháp luật dân sự, tổ chức hành nghề công chứng hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi mở thừa kế có trách nhiệm lập 01 bộ hồ sơ gửi Phòng Tài chính Kế hoạch.
- Đối với tài sản là di sản không có người thừa kế thuộc thẩm quyền xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ, Phòng tài chính kế hoạch có trách nhiệm lập Tờ trình kèm theo hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản.
- Đối với di sản không có người thừa kế thuộc thẩm quyền xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp Tỉnh hoặc người có thẩm quyền được Hội đồng nhân dân cấp Tỉnh phân cấp thì trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ. Phòng tài chính kế hoạch có trách nhiệm lậpTờ trình kèm hồ sơ gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện để gửi Sở Tài chính trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc người có thẩm quyền được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản.
- Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ do Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi, Sở Tài chính trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc người có thẩm quyền được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản.
- Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện, tỉnh ban hành quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản theo Mẫu số 01-QĐXL.
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Dương Gia về hướng dẫn thủ tục xác lập tài sản thuộc quyền sở hữu toàn dân. Trường hợp có thắc mắc bạn có thể liên hệ theo thông tin bên dưới để được hỗ trợ nhanh chóng.