Hiện nay, lợi dụng sự phát triển của khoa học công nghệ, nhiều kẻ xấu đã thực hiện hành vi lừa đảo thông qua tài khoản ngân hàng nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản. Để hỗ trợ cho người dân thực hiện hoạt động tra cứu tài khoản lừa đảo, dưới đây là cách hiểu dẫn kiểm tra tài khoản ngân hàng giả mạo và lừa đảo.
Mục lục bài viết
1. Hướng dẫn kiểm tra tài khoản ngân hàng giả mạo, lừa đảo:
Cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ, sự phổ biến trong việc thanh toán thông qua số tài khoản ngân hàng đã và đang được nhiều đối tượng lợi dụng để thực hiện hành vi vi phạm quy định của pháp luật nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản, đây là một trong những thủ đoạn vô cùng phổ biến gây ra nhiều thiệt hại cho người dân. Có thể kể đến một số thủ đoạn lừa đảo chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng được cảnh báo trong thời gian gần đây như sau:
– Hành vi cố tình chuyển nhầm tiền để thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Theo đó, các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản sẽ có thủ đoạn cố tình chuyển một khoản tiền nhất định vào tài khoản của nạn nhân bất kỳ, sau đó nạn nhân nhận được khoản tiền này thì chúng tiếp tục thực hiện kịch bản lừa đảo mà mình đã lên sẵn. Đó là chúng sẽ giả mạo nhân viên của ngân hàng để gọi điện, gửi tin nhắn thông báo về việc có người chuyển nhầm tiền vào số tài khoản của khách hàng, sau đó yêu cầu người được chuyển nhầm truy cập vào website mạo danh nhằm mục đích lấy cắp thông tin của nạn nhân như tên truy cập, mật khẩu, mã tin nhắn để chiếm đoạt số tiền trong tài khoản của khách hàng. Hoặc kẻ xấu có thể giả mạo nhân viên thu hồi nợ của một công ty tài chính để liên hệ trực tiếp với nạn nhân, yêu cầu lại lên trả lại số tiền đó một khoản vay cùng với một mức lãi suất vô cùng cao;
– Sử dụng các chiêu trò như gửi tin nhắn thông báo được nhận một phần thưởng lớn, nhận được phần quà từ nước ngoài, nhận được món quà có giá trị cao … và để nhận được món quà đó thì phải đóng thuế hoàn trả một khoản phí vận chuyển. Sau khi nạn nhân chuyển tiền thì đối tượng sẽ chặn liên lạc và chiếm đoạt số tiền đó.
Theo đó, có thể kiểm tra tài khoản ngân hàng giả mạo, lừa đảo thông qua các bước như sau:
Bước 1: Truy cập vào website tra cứu tài khoản ngân hàng lừa đảo thông qua đường link: Https://tinnhiemmang.vn/tracuutaikhoan.
Bước 2: Nhập số tài khoản cần tra cứu tại mục “tìm kiếm”.
Bước 3: Nếu trả kết quả về bao gồm số tài khoản, tên tài khoản, ngân hàng kèm theo dòng chữ “cảnh báo lừa đảo” thì số tài khoản ngân hàng này sẽ được xác định là số tài khoản ngân hàng lừa đảo, cần đặc biệt lưu ý và đề phòng.
2. Đối tượng mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng thương mại:
Pháp luật hiện nay đã quy định cụ thể về đối tượng mở tài khoản thanh toán. Căn cứ theo quy định tại Điều 11 của Thông tư
– Cá nhân mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài sẽ bao gồm các đối tượng sau đây:
+ Cá nhân được xác định là người từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam;
+ Cá nhân được xác định là người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi, đồng thời không bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc không bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, có tài sản riêng để đảm bảo cho quá trình thực hiện nghĩa vụ trong việc mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài của mình;
+ Cá nhân được xác định là người chưa đủ 15 tuổi, người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi tuy nhiên bị mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, không có tài sản riêng để đảm bảo cho quá trình thực hiện nghĩa vụ trong việc mở tài khoản thanh toán theo quy định của pháp luật Việt Nam, thì cần phải mở tài khoản thanh toán thông qua người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật.
– Tổ chức được thành lập và hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam, trong đó bao gồm: tổ chức là pháp nhân, doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh cá thể, các tổ chức khác được mở tài khoản tại ngân hàng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.
Theo đó, cần phải thực hiện theo quy định của pháp luật về đối tượng mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng thương mại theo như điều luật nêu trên.
3. Quy định về sử dụng tài khoản thanh tại ngân hàng thương mại:
Căn cứ theo quy định tại Điều 15 của Thông tư 23/2014/TT-NHNN, có quy định cụ thể về sử dụng tài khoản thanh toán. Theo đó:
– Chủ tài khoản được sử dụng tài khoản thanh toán nộp tiền, rút tiền mặt, yêu cầu tổ chức cung ứng dịch vụ thực hiện thủ tục thanh toán cung ứng các loại hình dịch vụ thanh toán khác nhau thông qua tài khoản như: Cung ứng phương tiện thanh toán, thực hiện dịch vụ thanh toán, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, ngân hàng, lệnh chi, thư tín dụng, thu hộ, chi hộ, chuyển tiền và các loại hình dịch vụ gia tăng khác phù hợp với quy định của pháp luật. Ngân hàng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài đặt trên lãnh thổ của Việt Nam cần phải có trách nhiệm và nghĩa vụ hướng dẫn khách hàng các nguyên tắc và điều kiện sử dụng tài khoản thanh toán trong trường hợp thực hiện giao dịch theo phương thức truyền thống hoặc thực hiện giao dịch theo phương thức giao dịch điện tử phù hợp với quy định của pháp luật hiện nay, đảm bảo có đầy đủ thông tin cần thiết để kiểm tra, đối chiếu và nhận biết khách hàng trong quá trình khách hàng sử dụng tài khoản thanh toán;
– Việc sử dụng tài khoản thanh toán của các đối tượng được xác định là cá nhân chưa đủ 15 tuổi, người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi tuy nhiên không có tài sản riêng, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc mất năng lực hành vi dân sự sẽ được thực hiện thông qua người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật. Người giám hộ, người đại diện theo pháp luật sẽ thực hiện các giao dịch thanh toán thông qua số tài khoản thanh toán của người được giám hộ hoặc thực hiện thanh toán thông qua số tài khoản của người mà mình làm đại diện theo quy định của pháp luật dân sự và giám đốc và đại diện;
– Quá trình sử dụng tài khoản thanh toán chung bắt buộc phải được thực hiện theo đúng nội dung tại
+ Các chủ sở hữu tài khoản thanh toán chung cần phải có quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với tài khoản thanh toán đó trong quá trình thanh toán, nam giao trong quá trình sử dụng tài khoản thanh toán chung, đồng thời quá trình sử dụng tài khoản thanh toán bắt buộc phải được sự đồng ý của tất cả các chủ tài khoản. Mỗi chủ tài khoản cần phải có nghĩa vụ và trách nhiệm chịu trách nhiệm thanh toán cho toàn bộ nghĩa vụ nợ phát sinh từ việc sử dụng tài khoản thanh toán chung của mình;
+ Thông báo liên quan đến việc sử dụng tài khoản thanh toán chung phải được gửi đến tất cả chủ sở hữu tài khoản, ngoại trừ trường hợp giữa tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và các chủ sở hữu tài khoản thanh toán chung có thỏa thuận khác;
+ Mỗi chủ tài khoản thanh toán có thể ủy quyền cho người khác thay mặt mình sử dụng tài khoản thanh toán đó, tuy nhiên bắt buộc phải nhận được sự đồng ý bằng văn bản của tất cả các chủ tài khoản còn lại;
+ Khi một trong các bên chủ thể đứng tên mở tài khoản thanh toán chung là cá nhân qua đời, cá nhân bị tòa án tuyên bố là đã chết, bị tòa án tuyên bố mất tích, mất năng lực hành vi dân sự, chủ thể đứng tên mở tài khoản thanh toán chung là tổ chức đã tiến hành thủ tục giải thể/phá sản/chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư 23/2014/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán;
– Thông tư 16/2020/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư 23/2014/TT-NHNN ngày 19/8/2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán;
– Thông tư 02/2019/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 23/2014/TT-NHNN ngày 19/08/2014 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
THAM KHẢO THÊM: