Hướng dẫn kèm theo quyết định có cần sao y? Hướng dẫn triển khai kèm theo quyết định có giá trị pháp lý như thế nào?
Hướng dẫn kèm theo quyết định có cần sao y? Hướng dẫn triển khai kèm theo quyết định có giá trị pháp lý như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Cho mình hỏi chút xíu: Mình muốn sao y quyết định có kèm theo hướng dẫn triển khai của Tổng đến cơ sở. Nhưng Văn phòng Chỉ sao y phần quyết định còn hướng dẫn kèm theo đã có đầy đủ số, ngày tháng và chữ ký người có thẩm quyền mà không sao y vậy đúng hay sai? Cảm ơn luật sư!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Bạn không nêu cụ thể trường hợp của bên bạn về nội dung của các bản chính. Tuy nhiên bạn có thể đối chiếu với các quy định của pháp luật dưới đây để xác định nguyên nhân phần hướng dẫn đính kèm của bạn không được sao y là đúng hay sai:
Nghị định 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch quy định về chứng thực sao từ bản chính như sau:
“Điều 18. Giấy tờ, văn bản làm cơ sở để chứng thực bản sao từ bản chính
1. Bản chính giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp.
2. Bản chính giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập có xác nhận và đóng dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Điều 19. Trách nhiệm của người yêu cầu chứng thực bản sao và người thực hiện chứng thực bản sao từ bản chính
1. Người yêu cầu chứng thực bản sao phải chịu trách nhiệm về nội dung, tính hợp lệ, hợp pháp của bản chính giấy tờ, văn bản dùng làm cơ sở để chứng thực bản sao; không được yêu cầu chứng thực bản sao từ bản chính giấy tờ, văn bản quy định tại Điều 22 của Nghị định này.
2. Người thực hiện chứng thực chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản sao đúng với bản chính.
Điều 22. Bản chính giấy tờ, văn bản không được dùng làm cơ sở để chứng thực bản sao
1. Bản chính bị tẩy xóa, sửa chữa, thêm, bớt nội dung không hợp lệ.
2. Bản chính bị hư hỏng, cũ nát, không xác định được nội dung.
3. Bản chính đóng dấu mật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc không đóng dấu mật nhưng ghi rõ không được sao chụp.
4. Bản chính có nội dung trái pháp luật, đạo đức xã hội; tuyên truyền, kích động chiến tranh, chống chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xuyên tạc lịch sử của dân tộc Việt Nam; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, tổ chức; vi phạm quyền công dân.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
5. Bản chính do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng hoặc chứng nhận chưa được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định tại Khoản 1 Điều 20 của Nghị định 23/2015/NĐ-CP.
6. Giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập nhưng không có xác nhận và đóng dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.”
Như vậy, bạn cần kiểm tra lại bản chính của bên bạn đã đảm bảo được các điều kiện của một văn bản được coi là cơ sở làm bản chính hay không? Điều kiện quan trọng nhất là có xác nhận và đóng dấu của cơ quan, tổ chức tự lập, tự ban hành.