Theo quy định của pháp luật, thuế thu nhập doanh nghiệp được xem là khoản thu phát sinh từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đây là loại thuế đóng góp lớn vào nguồn ngân sách nhà nước, thu hút và thúc đẩy đầu tư ở Việt Nam. Dưới đây là hướng dẫn hạch toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp có thể tham khảo.
Mục lục bài viết
1. Hướng dẫn hạch toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp:
Theo quy định của pháp luật hiện nay, thuế thu nhập là loại thuế đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước, thuế thu nhập doanh nghiệp thực hiện chức năng quản lý và điều tiết vĩ mô của nhà nước đối với các hoạt động kinh tế xã hội trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân, nên kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam. Thuế thu nhập doanh nghiệp là một trong những khoản thuế quan trọng mà các tổ chức kinh tế cần phải có nghĩa vụ nộp vào ngân sách nhà nước khi hoạt động kinh doanh và có phát sinh thu nhập trên thực tế, sau khi đã trừ đi toàn bộ các khoản chi phí hợp lý được pháp luật cho phép. Theo đó, doanh nghiệp đóng thuế tạo ra nguồn thu cho ngân sách nhà nước, tạo ra “sân chơi” cho các doanh nghiệp cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động kinh doanh thương mại.
Vấn đề hạch toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Căn cứ theo quy định tại Thông tư 80/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế, xác định hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ được thực hiện cụ thể như sau:
Thứ nhất, khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp:
– Nợ TK 8211: Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp;
– Có TK 3334: Thuế thu nhập doanh nghiệp.
Thứ hai, khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp vào ngân sách nhà nước sẽ được thực hiện như sau:
– Nợ TK 3334: Thuế thu nhập doanh nghiệp;
– Có TK 111, TK 112.
Thứ ba, hạch toán cuối năm tài chính trong quá trình làm tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp. Nếu số thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế phải nộp được xác định là lớn hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính ở các quý trong năm thì sẽ được ghi nhận như sau:
– Nợ TK 8211: Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp;
– Có TK 3334: Thuế thu nhập doanh nghiệp.
Đồng thời, khi mang tiền đi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp thì cần phải thực hiện như sau:
– Nợ TK 3334: Thuế thu nhập doanh nghiệp;
– Có TK 111, TK 112;
Nếu số thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế cần phải nộp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền được xác định là nhỏ hơn số dịch vụ hoàn thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính thì kế toán sẽ thực hiện thủ tục hạch toán giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp cụ thể như sau:
– Nợ TK 3334: Thuế thu nhập doanh nghiệp;
– Có TK 8211: Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp.
Thứ tư, cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm hiện hành. Nếu nhận thấy TK 8211 có phát sinh khoản nợ lớn hơn so với số phát sinh Có TK 111 thì số chênh lệch sẽ được ghi nhận như sau:
– Nợ TK 911: Xác định kết quả kinh doanh:
– Có TK 8211: Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm hiện hành.
Đồng thời, trong trường hợp tài khoản TK 8211 có phát sinh các khoản nợ được xác định là nhỏ hơn so với số phát sinh Có TK 111 thì số chênh lệch được ghi nhận như sau:
– Nợ TK 8211: Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm hiện hành;
– Có TK 911: Xác định kết quả kinh doanh.
2. Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Văn bản hợp nhất Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2020, thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ được tính dựa trên công thức như sau:
Thuế thu nhập doanh nghiệp = thu nhập tính thuế trong kỳ x thuế suất.
Như vậy có thể nói, để có thể tính được số thuế thu nhập doanh nghiệp cần phải nộp, thì cần phải biết thu nhập tính thuế và thuế suất. Cụ thể như sau:
+ Về thu nhập tính thuế cần phải tuân thủ công thức do pháp luật quy định. Theo đó, thu nhập tính thuế được tính theo công thức sau:
Thu nhập tính thuế = thu nhập chịu thuế – thu nhập được miễn thuế + các khoản lỗ được chuyển kết.
+ Trong đó, thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ được xác định cụ thể như sau:
Thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp = doanh thu – chi phí được trừ + các khoản thu nhập khác.
+ Về thuế suất của thuế thu nhập doanh nghiệp. Căn cứ theo quy định tại Điều 10 của Văn bản hợp nhất Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2020 có quy định về mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp. Theo đó, mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp hiện nay được xác định là 20%. Ngoài ra, còn có nhiều trường hợp áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp cao hơn như doanh nghiệp hoạt động tìm kiếm và thăm dò khai thác dầu khí, khai thác tài nguyên quý hiếm tại Việt Nam … hoặc doanh nghiệp áp dụng mức thuế suất ưu đãi, doanh nghiệp công nghệ cao thì có thể sẽ phải nộp mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn 20%.
Theo đó, các bước tính thuế thu nhập doanh nghiệp cũng cần phải được thực hiện theo trình tự nhất định. Về lý thuyết, thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ được tính thông qua các quy trình sau:
Bước 1: Tính doanh thu trong kỳ tính thuế của doanh nghiệp, xác định toàn bộ chi phí được trừ, các khoản thu nhập khác của doanh nghiệp để tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
Bước 2: Tính thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.
Bước 3: Tính thu nhập được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp, xác định các khoản lỗ được chuyển kết theo quy định của pháp luật.
Bước 4: Tính thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
Bước 5: Tính thuế thu nhập doanh nghiệp cần phải nộp theo công thức nêu trên.
Tuy nhiên cần phải lưu ý, đây chỉ là quy trình tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật, trên thực tế trong quá trình tính thuế thu nhập doanh nghiệp, kế toán nhập dữ liệu trên phần mềm mà doanh nghiệp đó đang sử dụng và gửi cho cơ quan thuế, thì các thao tác cần phải thực hiện sẽ phức tạp hơn rất nhiều.
3. Các đối tượng phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp:
Căn cứ theo quy định tại Thông tư 80/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế, có quy định cụ thể về đối tượng chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Theo đó, các đối tượng cần phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ bao gồm:
– Các doanh nghiệp thành lập hợp pháp và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam;
– Các doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở thường trú hoặc không có cơ sở thường trú trên lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
– Các tổ chức thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật về hợp tác xã;
– Các đơn vị sự nghiệp thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam;
– Các tổ chức khác tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh có phát sinh thu nhập.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 14/VBHN-VPQH 2020 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp;
– Thông tư 80/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế;
– Thông tư 13/2023/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thi hành Nghị định 49/2022/NĐ-CP ngày 29/7/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của
– Thông báo 357/TB-DNL của Cục Thuế doanh nghiệp lớn về danh sách Nhà cung cấp nước ngoài đăng ký thuế tại Việt Nam theo quy định tại Thông tư 80/2021/TT-BTC.
THAM KHẢO THÊM: