Tài sản nằm trong diện kê biên sẽ phải tiến hành tổ chức bán đấu giá nên khi chuyển giao cũng phải thực hiện theo trình tự theo quy định. Vậy, Để chuyển giao tài sản đã kê biên để bán đấu giá thì cần thực hiện các bước như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Hướng dẫn chuyển giao tài sản đã kê biên để bán đấu giá:
Quá trình chuyển giao tài sản đã kê biên để tiến hành bán đấu giá đã được quy định cụ thể tại Điều 33 của Nghị định 44/2020/NĐ-CP. Theo đó khi tiến hành chuyển giao tài sản đã kê biên để bán đấu giá sẽ được thực hiện với các bước cụ thể như sau:
– Tài sản được xác định là bị kê biên để bán đấu giá thì giá khởi điểm sẽ được xác định trước khi tiến hành thủ tục này. Việc định giá tài sản kê biên được hướng dẫn dựa theo quy định tại Điều 32 của Nghị định này, cụ thể:
Bước 1. Người có thẩm quyền ký hợp đồng bán đấu giá với tổ chức bán đấu giá:
Trong thời gian 20 ngày làm việc tính từ ngày tài sản bị kê biên, người đã ra quyết định cưỡng chế sẽ tiến hành ký kết hợp đồng bán đấu giá với tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp để tiến hành thủ tục bán đấu giá tài sản;
Trong trường hợp không ký được hợp đồng bán đấu giá với tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp thì có thể thành lập Hội đồng bán đấu giá tài sản để giải quyết vấn đề này. Việc bán đấu giá tài sản kê biên sẽ phải được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản sẽ được phân tích tại mục 2 của bài viết;
Bước 2. Cơ quan thi hành án tiến hành chuyển giao tài sản đã kê biên để bán đấu giá:
Sau khi người đã ra quyết định cưỡng chế ký hợp đồng bán đấu giá tài sản thì cơ quan thi hành án được trao thẩm quyền tiến hành chuyển giao tài sản đã kê biên để bán đấu giá. Quá trình chuyển giao này phải được ghi nhận thành văn bản và trong đó thể hiện rõ các nội dung như: thể hiện được thời gian bàn giao, cá nhân tiến hành bàn giao, người nhận; bên cạnh đó là chữ ký của người giao,người nhận và liên quan đến số lượng, tình trạng tài sản.
Hồ sơ bàn giao tài sản kê biên cho cơ quan có trách nhiệm bán đấu giá phải bao gồm các giấy tờ sau: cần có quyết định cưỡng chế kê biên; các giấy tờ tài liệu có liên quan đến quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp (nếu có) hoặc bổ sung văn bản định giá tài sản và biên bản bàn giao tài sản đó;
Bước 3. Ký hợp đồng bảo quản tài sản ( nếu cần thiết)
Đối với Bước 3 tiến hành ký hợp đồng bảo quản tài sản nơi đang giữ tài sản là không bắt buộc, việc này chỉ xảy ra trong trường hợp tài sản kê biên là hàng hóa cồng kềnh hoặc có số lượng lớn mà cơ quan có trách nhiệm bán đấu giá không có địa điểm để cất giữ tài sản bảo quản. Vì vậy, để đảm bảo được chất lượng cũng như giá trị của tài sản kê biên sau khi thực hiện xong thủ tục chuyển giao thì có thể ký hợp đồng bảo quản tài sản với nơi giữ tài sản đó.
Chi phí cho việc thực hiện hợp đồng bảo quản sẽ được thanh toán từ số tiền bán đấu giá tài sản thu được sau khi bán đấu giá;
Lưu ý rằng:
+ Đối với tài sản thuộc sở hữu chung khi tiến hành bán đấu giá thì sẽ ưu tiên bán cho người đồng sở hữu trước sau đó là mới đến những cá nhân tổ chức ở bên ngoài:
+ Trong trường hợp số tiền bán đấu giá tài sản nhiều hơn số tiền để bảo đảm thi hành biện pháp tư pháp và chi phí cho việc cưỡng chế thì cơ quan thi hành án có thẩm quyền trong việc trả lại phần chênh lệch cho pháp nhân thương mại bị cưỡng chế và được lập thành biên bản giao nhận rõ ràng. Quá trình này sẽ được thực hiện trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ ngày bán đấu giá.
2. Thủ tục bán đấu giá tài sản kê biên:
Theo quy định, khi tiến hành bán tài sản lần đầu đối với tài sản thuộc sở hữu chung mà nếu có nhiều chủ sở hữu chung đề nghị mua phần tài sản của người phải thi hành án theo giá đã định thì Chấp hành viên sẽ có văn bản thông báo cụ thể đến chủ sở hữu chung đó để những cá nhân này thỏa thuận quyền mua; còn trong trường hợp không thỏa thuận được thì Chấp hành viên sẽ tổ chức bốc thăm để chọn ra người được mua tài sản và đấu giá này.
– Tiến hành giao tài sản cho người mua được tài sản:
Cá nhân sau khi mua được tài sản bán đấu giá có trách nhiệm nộp tiền vào tài khoản của cơ quan thi hành án trong thời gian không quá 15 ngày tính từ ngày đấu giá thành công; Sau khi đã nhận số tiền mua tài sản bán đấu giá thì Cơ quan thi hành án phải tổ chức việc giao tài sản cho người mua được tài sản, trừ trường hợp có sự kiện bất khả kháng. Thường thời hạn này diễn ra không quá 30 ngày còn trong trường hợp khó khăn phức tạp sẽ không được vượt quá 60 ngày tính từ ngày người mua nộp đầy đủ số tiền mua tài sản kê biên;
Tổ chức tiến hành bán đấu giá tài sản có trách nhiệm trong việc phối hợp cơ quan thi hành án để giao tài sản cho người mua được tài sản bán đấu giá. Trong trường hợp có sự can thiệp trái phép từ tổ chức cá nhân dẫn đến việc chậm ra tài sản bán đấu giá mà gây thiệt hại cho người mua thì các cá nhân này phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
– Thanh toán tiền thi hành án Cơ quan thi hành án:
Cá nhân tiến hành thanh toán tiền thi hành án trong thời hạn 10 ngày tính từ ngày giao tài sản cho người mua được tài sản bán đấu giá;
– Đối với trường hợp chưa giao được tài sản thì cơ quan thi hành án có trách nhiệm làm thủ tục đứng tên gửi số tiền đó vào ngân hàng theo hình thức gửi tiền có kỳ hạn 1 tháng cho đến khi hoàn tất được giao tài sản và phần tiền lãi gửi được cộng vào số tiền gửi ban đầu này thi hành án; Trong trường hợp sau khi đã đến hạn hợp đồng bán đấu giá tài sản nhưng không giao được tài sản cho người mua thì có thể thực hiện hủy bỏ hợp đồng.
– Tiến hành xử lý kết quả bán đấu giá tài sản trong trường hợp khác:
+ Sau khi nhận được kết quả của phiên đấu giá mà người trúng đấu giá tài sản từ chối mua hoặc đã ký hợp đồng mua bán tài sản bán đấu giá nhưng chưa hoàn tất việc thanh toán các khoản tiền thì khoản tiền đặt trước thuộc về ngân sách nhà nước và được sử dụng để thanh toán lãi suất chậm thi hành án, tạm ứng chi phí bồi thường nhà nước hoặc sử dụng để bảo đảm tài chính thi hành án và những chi phí cần thiết khác được tổ chức trong quá trình đấu giá tài sản;
+ Còn trong trường hợp người mua được tài sản bán đấu giá nhưng lại không tuân thủ đầy đủ nghĩa vụ thanh toán đúng hạn theo hợp đồng thì tiền thanh toán mua tài sản đấu giá được xử lý theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán tài sản đấu giá và quy định của pháp luật liên quan đến hợp đồng này.
3. Quy định về cách định giá tài sản kê biên:
Định giá tài sản kê biên là một trong những thủ tục quan trọng phải được diễn ra trong quá trình tiến hành chuyển giao tài sản kê biên để bán đấu giá. Hiện nay, về cách định giá tài sản kế bên đã được quy định tại Điều 32 của Nghị định 44/2020/NĐ-CP, theo đó:
– Địa điểm để tổ chức việc định giá tài sản kê biên sẽ được tiến hành tại trụ sở của pháp nhân thương mại bị kê biên hoặc diễn ra ở nơi lưu giữ tài sản bị kê biên, trừ trường hợp phải thành lập Hội đồng định giá tài sản hoặc việc định giá do tổ chức thẩm định giá trực tiếp thực hiện;
– Việc định giá tài sản kê biên có thể được thực hiện thông qua sự thỏa thuận giữa cơ quan thi hành án có thẩm quyền với người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại bị cưỡng chế và đối với chủ sở hữu chung trong trường hợp kế bên tài sản chung. Hiện nay, các bên thỏa thuận về giá sẽ diễn ra trong vòng 5 ngày làm việc tính từ ngày tài sản bị kê biên;
Đối với trường hợp các bên không thể thỏa thuận được về giá trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc tính từ ngày tài sản bị kê biên, cơ quan thi hành án có thẩm quyền ra quyết định thành lập Hội đồng định giá tài sản hoặc ký hợp đồng dịch vụ với tổ chức thẩm định giá.
Thành phần trong Hội đồng định giá tài sản bao gồm Thủ trưởng cơ quan thi hành án có thẩm quyền là Chủ tịch Hội đồng, có sự tham gia của đại diện cơ quan tài chính cùng cấp và đại diện cơ quan chuyên môn có liên quan; Sau khi thành lập Hội đồng định giá thì trong thời gian 7 ngày làm việc kể từ ngày thành lập Hội đồng hoặc kể từ ngày ký hợp đồng dịch vụ với tổ chức thẩm định giá thì Hội đồng định giá tài sản tổ chức thẩm định giá tài sản có trách nhiệm tiến hành định giá.
Mức định giá sẽ dựa trên giá thị trường tại thời điểm tổ chức định giá. Đối với tài sản nhà nước quản lý giá thì việc định giá dựa trên cơ sở giá tài sản đã được nhà nước quy định sẵn.
Văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Nghị định số 44/2020/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định về cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại.