Mua bán đất qua nhiều đời chủ hiện nay là hiện tượng vô cùng phổ biến trong xã hội. Bài viết dưới đây đi sâu hướng dẫn cách cấp và sang tên sổ đỏ đối với những mảnh đất đã qua nhiều đời chủ.
Mục lục bài viết
1. Khái quát chung về hoạt động cấp, sang tên sổ đỏ:
Đất đai được coi là một loại tài sản có giá trị trong đời sống hiện nay. Vì thế những giao dịch xoay quanh đất đai thường được người dân đặc biệt chú ý và lưu tâm. Sang tên sổ đỏ là cách gọi dân dã của người dân trong đời sống xã hội địa chỉ một thủ tục hành chính nhằm mục đích đăng ký biến động đất đai khi thực hiện các giao dịch dân sự như chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế … quyền sử dụng đất hoặc các tài sản khác gắn liền với đất theo trình tự và thủ tục luật định. Kết quả của quá trình sang tên sổ đỏ, sang tên sổ hồng được thể hiện thông qua các trường hợp cụ thể như sau:
– Người nhận chuyển nhượng và người nhận tặng cho quyền sử dụng đất sẽ được cấp giấy chứng nhận mới mang tên mình theo quy định của pháp luật;
– Người nhận chuyển nhượng hoặc người nhận tặng cho sẽ không được cấp giấy chứng nhận mới theo quy định của pháp luật. Và nếu như các chủ thể không được cấp giấy chứng nhận mới thì thông tin của giao dịch chuyển nhượng và tặng cho nhà đất sẽ được thể hiện tại trang thứ 3, thứ 4 của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đó do cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉnh sửa, như vậy thì người nhận chuyển nhượng hoặc người nhận tặng cho nhà đất vẫn có đầy đủ các quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu bất động sản.
2. Hướng dẫn cách cấp, sang tên sổ đỏ đã qua nhiều đời chủ:
Hiện nay nhiều người vẫn đang thắc mắc về cách tập lại và sang tên sổ đỏ đối với những mảnh đất đã qua nhiều đời chủ khác nhau, vì thông thường tính chất pháp lý của những mảnh đất này trở nên phức tạp và khó khăn. Các cách hướng dẫn cấp và sang tên sổ đỏ đối với những mảnh đất đã qua đời chủ cần phải được thực hiện tùy vào từng thời điểm nhất định, cụ thể như sau:
2.1. Trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ ngày 01/7/2014 đến nay:
Căn cứ theo quy định tại Điều 188 của
Nếu trong trường hợp bên lập hợp đồng chuyển nhượng nhưng chưa đăng ký vào sổ địa chính cũng như chưa thực hiện thủ tục đăng bộ thì việc chuyển nhượng đó vẫn chưa có hiệu lực, trên hệ thống bản đồ vẫn cập nhập tên của chủ cũ, bởi vì họ chưa thông báo về việc mua bán này với cơ quan có thẩm quyền. Và vì chưa có hiệu lực cho nên người nhận chuyển nhượng cũng không có quyền chuyển nhượng hoặc tặng cho quyền sử dụng đất đó lại cho người khác. Như vậy trong trường hợp đất sang tên qua nhiều đời chủ thì sẽ phải xử lý như thế nào? Nếu như đất đã được chuyển nhượng qua nhiều đời chủ khác nhau tuy nhiên chưa thực hiện thủ tục đăng ký vào sổ địa chính theo như phân tích ở trên thì:
– Việc chuyển nhượng sẽ chưa có hiệu lực và không được pháp luật công nhận và bảo vệ, kể cả cho dù bên nhận chuyển nhượng đã thanh toán xong các nghĩa vụ của mình nhưng quyền sử dụng đất đó vẫn thuộc về người chuyển nhượng, tức là chủ cũ ban đầu;
– Nếu người nhận chuyển nhượng cuối cùng muốn việc chuyển nhượng trở nên hợp pháp và có hiệu lực, được pháp luật bảo vệ thì cần phải liên hệ với người đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng được pháp luật bảo vệ thì cần phải liên hệ với người đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đó (tức là người bán đầu tiên) để thỏa thuận và thương lượng với họ tiến tới giao kết hợp đồng chuyển nhượng có công chứng và chứng thực tại cơ quan có thẩm quyền, sau khi đã công chứng và chứng thực hợp đồng thì tiến hành hoạt động khai thuế thu nhập cá nhân và đóng lệ phí trước bạ, cũng như đăng ký biến động đất đai theo quy định;
– Nếu người đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (tức là người bán ban đầu) không đồng ý gặp mặt trực tiếp để giao kết hợp đồng, thì có thể liên hệ với những người giao kết với mình để yêu cầu họ hoàn trả khoản tiền vì họ không phải là người sử dụng đất hợp pháp và không có quyền chuyển nhượng, trường hợp các bên có xảy ra tranh chấp thì tiến hành hoạt động khởi kiện tại tòa án và yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch này vô hiệu, các bên sẽ hoàn trả cho nhau những gì đã nhận căn cứ theo quy định tại Điều 131 Bộ luật dân sự năm 2015;
– Tuy nhiên cũng cần phải lưu ý rằng, nếu muốn đứng tên trên giấy chứng nhận thì cần phải liên hệ và ký hợp đồng với người chủ đầu tiên hoặc làm thủ tục chuyển nhượng cho từng người chủ theo đúng quy định, bao gồm các giai đoạn như sau:
Bước 1: Công chứng hoặc chứng thực hợp đồng chuyển.
Bước 2: Kê khai nghĩa vụ tài chính bao gồm khai thuế thu nhập cá nhân và lệ phí trước bạ theo quy định pháp luật.
Bước 3: Đăng ký biến động, tức là đăng ký vào sổ địa chính để thực hiện thủ tục sang tên đổi chủ.
2.2. Trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất trước ngày 01/7/2014:
Thứ nhất, trong trường hợp chủ cũ chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật. Căn cứ theo quy định tại Điều 2 của
Các trường hợp đang sử dụng đất mà chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật, thì người đang sử dụng đất đó sẽ cần phải thực hiện thủ tục đăng ký đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà không cần phải làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất, bên cạnh đó thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ không được phép yêu cầu người nhận chuyển quyền sử dụng đất nộp hợp đồng hoặc văn bản chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật, đối với những trường hợp sau:
– Sử dụng đất do quá trình chuyển nhượng hoặc nhận tặng cho trước giai đoạn ngày 1 tháng 1 năm 2008;
– Sử dụng đất do quá trình chuyển nhượng hoặc quá trình nhận tặng cho từ giai đoạn ngày 1 tháng 1 năm 2008 đến trước giai đoạn ngày 1 tháng 7 năm 2014 (tức là ngày
Theo như phân tích ở trên thì có thể thấy, nếu như rơi vào trường hợp người sử dụng đất do quá trình chuyển nhượng trước giai đoạn 1 tháng 7 năm 2014 mà động sản này lại chưa được cấp giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật, thì khi đó sẽ được cấp giấy chứng nhận nếu đủ điều kiện, và người được cấp giấy chứng nhận ở đây sẽ là người đang sử dụng đất hợp pháp (chứ không phải cấp cho chủ cũ).
Thứ hai, trong trường hợp chủ cũ được cấp giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật. Nhìn chung thì hồ sơ thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đối với trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất trước giai đoạn ngày 1 tháng 7 năm 2014 sẽ trải qua các bước sau đây:
Bước 1: Nộp hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhìn chung thì hồ sơ sẽ bao gồm đơn đăng ký biến động đất đai theo mẫu do pháp luật quy định và hợp đồng chuyển nhượng có công chứng tại chủ thể có thẩm quyền. Có thể nộp hồ sơ tại Uỷ ban nhân dân cấp xã phường, nếu không nộp hồ sơ tại Uỷ ban nhân dân cấp xã thì có thể nộp tại Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai nơi có đất.
Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ theo quy định của pháp luật, xem xét tính hợp lý của hồ sơ, nếu thấy hồ sơ đầy đủ thì sẽ đưa giấy hẹn, nếu thấy hồ sơ còn thiếu thì sẽ yêu cầu bổ sung.
Bước 3: Giải quyết theo quy định của pháp luật. Văn phòng đăng ký đất đai sẽ thông báo bằng văn bản cho bên chuyển động và niêm yết tại trụ sở của Uỷ ban nhân dân xã nơi có đất về việc làm thủ tục cấp giấy chứng nhận cho người nhận chuyển nhượng. Trường hợp không rõ địa chỉ của người chuyển nhượng để thông báo cho họ thì cần phải đăng tin công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương trong 03 số báo liên tiếp, và chi phí đăng tin sẽ do người đề nghị cấp giấy chứng nhận trả. sau thời hạn 30 ngày theo quy định của pháp luật được tính kể từ ngày thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng mà không có đơn đề nghị giải quyết tranh chấp, thì khi đó văn phòng đăng ký đất đai sẽ lập hồ sơ để trình lên cơ quan có thẩm quyền yêu cầu hủy giấy chứng nhận đã cấp đối với trường hợp không nộp giấy chứng nhận để làm thủ tục, ngoài ra sẽ tiến hành hoạt động cấp giấy chứng nhận mới cho bên nhận chuyển nhượng. Nếu trong trường hợp có đơn đề nghị giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật thì Văn phòng đăng ký đất đai sẽ hướng dẫn các bên nộp đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết theo quy định, cụ thể ở đây là tòa án nơi có bất động sản tranh chấp toạ lạc.
3. Có được sang tên sổ đỏ khi người bán đã qua đời không?
Trong quá trình giao dịch mua bán và chuyển nhượng bất động sản thì nhiều người thắc mắc, có sang tên được sổ đỏ không khi người bán đã qua đời? Để trả lời được câu hỏi này cần phải xác định xem mảnh đất này được cấp cho chủ thể nào, cụ thể như sau:
Thứ nhất, trường hợp đất được cấp cho cá nhân người bán. Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai năm 2013, hợp đồng mua bán quyền sử dụng đất phải được công chứng tại cơ quan có thẩm quyền. Sau khi hợp đồng mua bán được công chứng, chứng thực, các bên cũng đã tiến hành thanh toán xong tiền mua bán đất thì hợp đồng mua bán này sẽ được coi là cơ sở để bên mua sang tên. Xét trường hợp của bạn nếu mảnh đất mà bạn mua cấp riêng cho ông chủ bán đất thì khi mua bán phần đất này chỉ cần một mình người bán đất ký xác nhận. Do đó, sau khi chủ bán đất mất thì bạn có quyền làm hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên bạn mà không cần phải được sự đồng ý của những thành viên khác trong gia đình người chủ bán đất này.
Thứ hai, trường hợp đất cấp cho hộ gia đình người bán. Căn cứ theo quy định tại khoản 29 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013, hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, quan hệ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất. Điều này có nghĩa, tất cả những người được ghi nhận trong sổ hộ khẩu sẽ có quyền sở hữu ngang nhau đối với phần đất được giao. Theo đó, trong trường hợp người bán đất cho bạn muốn chuyển nhượng phần đất này thì phải được sự đồng ý hoặc có
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự năm 2015;
– Luật Đất đai năm 2013;
–
– Thông tư 53/2017/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc quy định ngưng hiệu lực thi hành khoản 5 Điều 6 Thông tư