Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng là gì? Các căn cứ xác định chi phí tư vấn? Hướng dẫn áp dụng định mức chi phí tư vấn đầu tư xây dựng?
Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng cần được điều chỉnh hợp lý trên thực tế. Trong đó quy định pháp luật có xác định công thức để xác định chi phí này cho phù hợp. Ngoài ra chi phí thực tế này cũng phụ thuộc vào loại công trình và tính chất của công trình. Trong bài viết này, cùng phân tích các quy định pháp luật liên quan để áp dụng hiệu quả định mức chi phí tư vấn đầu tư xây dựng.
Căn cứ pháp lý:
– Thông tư 12/2021/TT-BXD về ban hành Định mức xây dựng.
– Thông tư 11/2021/TT-BXD hướng dẫn nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành.
Tổng đài Luật sư
Nội dung về chi phí tư vấn đầu tư xây dựng được quy định trong Thông tư 12/2021/TT-BXD của Bộ xây dựng. Qua đó mang đến các khái niệm cũng như trình bày cách tính của chi phí thực tế. Việc áp dụng định mức chi phí phải được thực hiện trên tính toán, hiểu biết để đảm bảo quyền lợi của các chủ thể tham gia.
Trước hết cùng tìm hiểu các khái niệm, định nghĩa được đưa ra để xác định chi phí tư vấn đầu tư xây dựng.
Mục lục bài viết
1. Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng là gì?
Theo quy định tại Thông tư 12/2021/TT-BXD đưa ra khái niệm về chi phí tư vấn đầu tư xây dựng. Việc áp dụng định mức chi phí tư vấn đầu tư xây dựng từ 15/10/2021 hướng dẫn cụ thể như sau:
– Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng hay được gọi tắt là chi phí tư vấn. Trong đó, bản chất của chi phí này giúp xác định giá trị thực tế phải bỏ ra để đảm bảo được tư vấn đầu tư xây dựng hiệu quả. Do đó các giá trị chi phí được căn cứ tính toán trên cơ sở định mức tỷ lệ phần trăm (%) tương ứng với quy mô chi phí xây dựng, quy mô chi phí thiết bị hoặc quy mô chi phí xây dựng và chi phí thiết bị.
Các định mức này giúp xác định quy mô công trình, các chi phí liên quan. Chi phí tư vấn cũng được hình thành và đảm bảo thực hiện hiệu quả cho hoạt động đầu tư xây dựng. Để hiểu rõ hơn sự liên hệ xác định chi phí tư vấn, cùng tìm hiểu thông qua các căn cứ dưới đây:
2. Các căn cứ xác định chi phí tư vấn:
– Chi phí tư vấn xác định theo một trong hai yếu tố là:
+ Loại công trình;
+ Cấp công trình.
Các căn cứ này được sử dụng theo quy định hiện hành. Từ đó giúp ta tìm được sự liên hệ, giá trị tương ứng với công việc tư vấn phải đảm bảo thực hiện.
Tùy thuộc vào loại và cấp công trình mà chi phí tư vấn cũng được xác định thực tế. Đối với các công trình đặc thù trong hoạt động quốc phòng, an ninh, cũng có quy định tương ứng để xác định chi phí tư vấn. Theo đó:
+ Chi phí tư vấn của công trình quốc phòng, an ninh xác định theo định mức chi phí tư vấn của các loại công trình tương ứng trong mục đích xây dựng. Như dựa trên mục đích xây dựng là dân dụng, công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật, giao thông, nông nghiệp và phát triển nông thôn thì chi phí tư vấn được xác định theo các loại công trình tương ứng. Bởi vậy mà căn cứ trên mục đích thực tế xây dựng, ta hoàn toàn có thể xác định chi phí tư vấn theo loại, theo cấp công trình.
+ Chi phí tư vấn của công trình hàng không (trừ khu bay) xác định theo định mức chi phí của loại công trình dân dụng. Tức là cũng được đảm bảo theo tính chất tương ứng của công trình dân dụng có mục đích xây dựng tương tự.
3. Chi phí lập hồ sơ bằng tiếng nước ngoài:
Đối với các dự án đầu tư xây dựng có yếu tố nước ngoài, việc lập hồ sơ bằng tiếng nước ngoài là yêu cầu bắt buộc. Khi đó chi phí tư vấn phải bao gồm cả các hoạt động lập hồ sơ liên quan. Thông tư 12 đang xác định các chi phí để thực hiện các yêu cầu công việc và thủ tục trong nước. Do đó cần hiểu tổng quát các chi phí có thể phát sinh trên thực tế như sau:
– Chi phí tư vấn xác định theo định mức ban hành tại Thông tư 12 chưa bao gồm chi phí để lập hồ sơ bằng tiếng nước ngoài. Các quy định này chỉ giúp xác định chi phí tư vấn của hoạt động trong nước. Do đó yêu cầu lập hồ sơ bằng tiếng nước ngoài cũng được bắt buộc thực hiện, cũng được xác định chi phí tư vấn.
Chi phí lập hồ sơ bằng tiếng nước ngoài được bổ sung vào tổng chi phí tư vấn. Trong đó, chi phí thực tế được xác định bằng lập dự toán nhưng tối đa không quá 15% chi phí tư vấn xác định theo định mức ban hành tại Thông tư 12. Quy định này giúp kiểm soát, đảm bảo chi phí tư vấn thực tế không chênh lệch lớn so với quy định pháp luật.
Các trường hợp phát sinh bao gồm:
– Trường hợp phải lập thêm hồ sơ tư vấn:
Việc lập thêm hồ sơ đương nhiên cũng làm tăng chi phí trên thực tế. Yêu cầu này được đặt ra theo thông lệ quốc tế để đảm bảo xác lập hoạt động tư vấn. Hoặc việc phải lập thêm hồ sơ do cần lập các báo cáo riêng theo yêu cầu của nhà tài trợ đối với các dự án vay vốn nước ngoài. Ở các trường hợp phát sinh này thì chi phí cho các công việc trên xác định bằng dự toán phù hợp với nội dung yêu cầu của từng công việc. Tính phù hợp, hợp lý được các bên cân đối, đảm bảo thực hiện.
– Trường hợp áp dụng đồng thời các hệ số điều chỉnh định mức chi phí tư vấn:
Theo trường hợp này, chi phí tư vấn đương nhiên biến đổi. Để xác định chi phí thực tế thì nhân các hệ số điều chỉnh với định mức chi phí tư vấn. Từ đó xác định được giá trị chi phí tương ứng.
– Trường hợp thuê cá nhân, tổ chức tư vấn thực hiện một số công việc tư vấn theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước trong quá trình kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng:
Đương nhiên các cá nhân, tổ chức cũng đảm nhận công việc cụ thể. Cần xác định chi phí thuê cá nhân, tổ chức tư vấn xác định bằng dự toán phù hợp với nội dung, phạm vi công việc tư vấn cần thực hiện. Qua đó đảm bảo tương thích chất lượng công việc thực tế được hoàn thành.
4. Áp dụng định mức chi phí đầu tư xây dựng:
Nghị định 10/2021/NĐ-CP giúp đưa ra cách tính đối với chi phí tư vấn đầu tư xây dựng. Từ đó có cơ sở để áp dụng định mức đối với mỗi yêu cầu tư vấn. Cùng tìm hiểu, phân tích quy định được nêu ra trong khoản 1 Điều 13 của Nghị định:
Quy định pháp luật:
“Điều 13. Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng
1. Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng xác định theo quy định tại Điều 31 Nghị định số 10/2021/NĐ-CP và một số quy định cụ thể sau:
a) Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng xác định theo định mức tỷ lệ phần trăm (%) quy định tại Thông tư ban hành định mức xây dựng.
b) Đối với công việc tư vấn chưa có định mức hoặc đã có định mức nhưng chưa phù hợp thì chi phí tư vấn được xác định bằng dự toán phù hợp với nội dung công việc cần thực hiện theo hướng dẫn tại mục II Phụ lục VI Thông tư này.
c) Đối với một số công việc tư vấn đầu tư xây dựng thực hiện trước khi xác định tổng mức đầu tư xây dựng, dự toán xây dựng công trình thì chi phí tư vấn đầu tư xây dựng được xác định trên cơ sở giá trị đã được phê duyệt; hoặc hợp đồng tư vấn đã ký kết phù hợp với quy định của pháp luật.
d) Chi phí thí nghiệm chuyên ngành xây dựng xác định bằng dự toán như chi phí xây dựng quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư này.
đ) Chi phí khảo sát xây dựng được xác định theo hướng dẫn tại Phụ lục V Thông tư này.”
Phân tích quy định pháp luật:
Quy định liên quan được xác định theo nội dung từ điểm a đến điểm đ của khoản 1 Điều này. Ngoài ra cũng được quy định trong Điều 31 của Nghị định. Ở mỗi trường hợp công việc thực tế, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng lại được căn cứ để xác định phù hợp. Các định mức được đưa ra để các chủ thể liên quan có thể căn cứ áp dụng.
Một số trường hợp thực tế được kể đến theo quy định tại điểm a, b, c, d, đ. Mỗi trường hợp lại xác định hướng dẫn áp dụng định mức phù hợp. Đây là các chi phí tư vấn được xác định theo Nghị định, cũng như dành cho chi phí thuê tư vấn trong nước. Hoạt động thuê tư vấn nước ngoài sẽ được thực hiện theo nội dung khoản 2 như sau:
5. Chi phí thuê tư vấn nước ngoài:
Nội dung này được quy định trong khoản 2 của Điều 13. Qua đó cho thấy tính chất, cách xác định định mức đối với hoạt động thuê tư vấn nước ngoài. Các chi phí thuê sẽ được căn cứ trên hoạt động, tính chất công việc theo thông lệ quốc tế xác định. Do đó, cách xác định được căn cứ theo quy định như sau:
“Điều 13. Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng
2. Chi phí thuê tư vấn nước ngoài thực hiện một số loại công việc tư vấn đầu tư xây dựng được xác định theo quy định tại Điều 32 Nghị định số 10/2021/NĐ-CP và các quy định của pháp luật có liên quan, phù hợp với thông lệ quốc tế. Phương pháp lập dự toán chi phí thuê tư vấn nước ngoài theo hướng dẫn tại mục III Phụ lục VI Thông tư này.”
Phân tích quy định pháp luật:
Như vậy, nếu thực hiện hoạt động thuê tư vấn nước ngoài, cần xác định tính chất công việc đặc thù. Từ đó đối chiếu với các quy định pháp luật liên quan cũng như thông lệ quốc tế để đưa ra chi phí tư vấn đầu tư xây dựng phù hợp. Phương pháp lập dự toán cũng được hướng dẫn chi tiết tại phụ lục ban hành kèm thông tư. Bạn đọc có thể tham khảo nếu có các nhu cầu thuê tư vấn nước ngoài.