Hưởng bảo hiểm xã hội một lần năm 2020: Điều kiện, mức hưởng, hồ sơ thủ tục. Hướng dẫn chi tiết điều kiện, cách tính mức hưởng, hồ sơ, trình tự thủ tục tiến hành xin lĩnh, rút BHXH 1 lần năm 2020.
Qua quá trình cải cách pháp luật, nếu trước đây việc tham gia bảo hiểm xã hội là khối tích lũy lớn thì hiện giờ chính sách bảo hiểm xã hội trở nên công bằng giữa những người tham gia không phân biệt trong hay ngoài Nhà nước. Chính vì vậy, việc người lao động có nhu cầu hưởng bảo hiểm xã hội một lần (nói theo ngôn ngữ dân gian là rút tiền bảo hiểm đã đóng) ngày càng nhiều.
Nhưng hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần gồm những gì? Điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần có gì khác nhau? Ra nước ngoài định cư hoặc trong nước thì thủ tục hưởng BHXH một lần có giống nhau không? Với đội ngũ chuyên viên chuyên môn luôn cập nhật mọi thông tin pháp luật mới nhất về bảo hiểm xã hội, Luật Dương Gia sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của các bạn liên quan tới việc hưởng bảo hiểm xã hội một lần qua tổng đài
Tư vấn điều kiện, mức hưởng, hồ sơ và thủ tục hưởng bảo hiểm xã hội một lần: 1900.6568
Mục lục bài viết
- 1 1. Điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần
- 2 2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần
- 3 3. Hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần
- 4 4. Thủ tục hưởng bảo hiểm xã hội một lần
- 5 5. Thanh toán tiền bảo hiểm xã hội một lần
- 6 6. Người lao động có được trả lại tiền bảo hiểm xã hội một lần đã hưởng?
- 7 7. Có được làm tròn năm để tính bảo hiểm xã hội một lần không?
- 8 8. Luật sư tư vấn cách tính bảo hiểm xã hội một lần
- 9 9. Điều kiện và thủ tục hưởng bảo hiểm xã hội một lần thế nào?
- 10 10. Luật sư tư vấn điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần
1. Điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần
Tại Khoản 1, Điều 8 Nghị định 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc đã quy định: Người lao động quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 của Nghị định này mà có yêu cầu thì được hưởng BHXH một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật BHXH mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH hoặc theo quy định tại Khoản 3 Điều 54 của Luật BHXH mà chưa đủ 15 năm đóng BHXH và không tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện;
– Sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH và không tiếp tục đóng BHXH;
– Ra nước ngoài để định cư;
– Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế.
Điều 4 Thông tư số 56/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 quy định chi tiết thi hành Luật Bảo hiểm xã hội và Luật An toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/3/2018, những người đang tham gia BHXH bị mắc 1 trong các bệnh sau sẽ được hưởng chế độ BHXH 1 lần, gồm: Ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS đồng thời không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn.
Đối với các bệnh, tật ngoài các bệnh đã quy định trên, có mức suy giảm khả năng lao động hoặc mức độ khuyết tật từ 81% trở lên và không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hằng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn cũng nằm trong đối tượng xem xét.
2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần
* Mức hưởng BHXH một lần được tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm được tính như sau:
– 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng trước năm 2014;
– 2 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;
– Trường hợp thời gian đóng BHXH chưa đủ một năm thì mức hưởng BHXH bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 2 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.
=> Căn cứ vào quy định trên, các bạn có thể tự tính được số tiền BHXH một lần sẽ nhận được. Trường hợp cần hỗ trợ tính số tiền bảo hiểm xã hội một lần thực lĩnh của các bạn là con số chính xác bao nhiêu, liên hệ tổng đài tư vấn 1900.6568 , Luật sư Luật Dương Gia sẽ hỗ trợ các bạn tính cụ thể và chi tiết nhất.
Bên cạnh đó, hiện nay một vài thông tin đăng tải rằng sang năm 2018 không được hưởng BHXH 1 lần. Tại Khoản 1, Điều 29
Do vậy, quy định về lĩnh BHXH 1 lần tại Điều 8 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2016 trên phạm vi cả nước. Hiện nay chưa có quy định nào thay thế quy định trên về việc sau năm 2018 nghỉ việc không được nhận BHXH một lần. Do đó, sang năm 2018, người lao động đáp ứng điều kiện nêu trên vẫn nhận được BHXH một lần.
* Căn cứ tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH như sau:
Đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định:
– Đối với NLĐ bắt đầu tham gia BHXH trước ngày 01/01/2016: Được điều chỉnh theo mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng chế độ.
– Đối với NLĐ bắt đầu tham gia BHXH từ 01/01/2016 trở đi: Thực hiện tương tự trường hợp NLĐ theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quy định.
Đối với NLĐ theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quy định thì tiền lương đã đóng BHXH để làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH được điều chỉnh theo công thức sau:
Tiền lương tháng đóng BHXH sau điều chỉnh của từng năm = Tiền lương tháng đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định của từng năm xMức điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH của năm tương ứng.
3. Hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần
+ Sổ BHXH: (trừ trường hợp đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH ra nước ngoài định cư).
+ Đơn đề nghị theo mẫu (bản chính).
* Trường hợp người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và các bệnh mà có mức suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên và không có khả năng hồi phục,bổ sung: Trích sao hồ sơ bệnh án (tóm tắt hồ sơ bệnh án).
* Trường hợp ra nước ngoài để định cư, bổ sung một trong các giấy tờ sau:
+ Bản sao giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc thôi quốc tịch Việt Nam;
+ Bản dịch tiếng Việt được chứng thực hoặc công chứng của một trong các giấy tờ sau:
Hộ chiếu do nước ngoài cấp;
Thị thực của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp có xác nhận việc cho phép nhập cảnh với lý do định cư ở nước ngoài;
Giấy tờ xác nhận về việc đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài; giấy tờ xác nhận hoặc thẻ thường trú, cư trú có thời hạn từ 05 năm trở lên của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp.
4. Thủ tục hưởng bảo hiểm xã hội một lần
Pháp luật BHXH hiện hành không có quy định thời hạn nộp hồ sơ hưởng BHXH một lần sau khi đủ điều kiện hưởng BHXH một lần. Vì vậy, sau khi đủ điều kiện hưởng thì có thể nộp hồ sơ hưởng BHXH một lần vào bất cứ thời gian nào có nhu cầu hưởng BHXH một lần.
Bước 1: Người lao động nộp hồ sơ ghi tại mục thành phần, số lượng hồ sơ cho BHXH huyện nơi cư trú; đối với hồ sơ nộp bản chụp thì kèm theo bản chính để cơ quan BHXH đối chiếu.
Bước 2:
– BHXH huyện: Tiếp nhận đủ hồ sơ từ người lao động, thực hiện đối chiếu với bản chính đối với thành phần hồ sơ là bản chụp và trả lại bản chính cho người sử dụng lao động và:
+ Giải quyết và trả hồ sơ đã giải quyết cho người lao động;
+ Đối với các tỉnh chưa phân cấp cho BHXH huyện giải quyết thì chuyển hồ sơ đến BHXH tỉnh, thành phố; nhận hồ sơ đã giải quyết từ BHXH tỉnh, thành phố để trả cho người lao động.
– BHXH tỉnh, thành phố (các tỉnh chưa phân cấp cho BHXH huyện giải quyết): Tiếp nhận hồ sơ từ BHXH huyện; giải quyết và trả hồ sơ đã giải quyết cho BHXH huyện.
Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết và tổ chức chi trả tiền bảo hiểm xã hội một lần cho người lao động; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do..
5. Thanh toán tiền bảo hiểm xã hội một lần
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi làm việc và đóng bảo hiểm xã hội được 10 năm. Bây giờ tôi muốn làm đơn xin nghỉ việc và muốn thanh toán tiền bảo hiểm 1 lần. Như vậy thủ tục để thanh toán như thế nào và thanh toán được bao nhiêu tiền. Lương hiện giờ của tôi là 5,5 triệu/tháng.
Xin cảm ơn luật sư!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Điều 1 Nghị quyết 93/2015/QH13 quy định như sau:
“Điều 1:
1. Người lao động được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội để đủ điều kiện hưởng lương hưu nhằm bảo đảm cuộc sống khi hết tuổi lao động theo quy định của
Trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sau một năm nghỉ việc, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sau một năm không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội khi có yêu cầu thì được nhận bảo hiểm xã hội một lần.
2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:
a) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;
b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi.
3. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:
a) 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;
b) 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi.”
Như vậy, nếu bạn là đối tượng thuộc các trường hợp theo quy định trên thì bạn được lấy tiền bảo hiểm xã hội 1 lần
Trình tự, thủ tục thanh toán bảo hiểm xã hội một lần như sau:
– Người lao động nộp đầy đủ hồ sơ theo quy định cho Bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi cư trú.
– Bảo hiểm xã hội cấp huyện tiếp nhận hồ sơ; giải quyết chế độ, chi trả trợ cấp và trả hồ sơ đã giải quyết cho người lao động.
– Bảo hiểm xã hội cấp huyện có trách nhiệm giải quyết hồ sơ trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tiếp nhận đầy đủ hồ sơ theo quy định.
Hồ sơ, giải quyết bảo hiểm xã hội một lần được thực hiện theo quy định tại Điều 109 và các Khoản 3, 4 Điều 110 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
“Điều 109. Hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần
1. Sổ bảo hiểm xã hội.
2. Đơn đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần của người lao động.
3. Đối với người ra nước ngoài để định cư phải nộp thêm bản sao giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bản dịch tiếng Việt được chứng thực hoặc công chứng một trong các giấy tờ sau đây:
a) Hộ chiếu do nước ngoài cấp;
b) Thị thực của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp có xác nhận việc cho phép nhập cảnh với lý do định cư ở nước ngoài;
c) Giấy tờ xác nhận về việc đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài; giấy tờ xác nhận hoặc thẻ thường trú, cư trú có thời hạn từ 05 năm trở lên của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp.
4. Trích sao hồ sơ bệnh án trong trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 60 và điểm c khoản 1 Điều 77 của Luật này.
5. Đối với người lao động quy định tại Điều 65 và khoản 5 Điều 77 của Luật này thì hồ sơ hưởng trợ cấp một lần được thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
Điều 110. Giải quyết hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội một lần
3. Trong thời hạn 30 ngày tính đến thời điểm người lao động đủ điều kiện và có yêu cầu hưởng bảo hiểm xã hội một lần nộp hồ sơ quy định tại Điều 109 của Luật này cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
4. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với người hưởng lương hưu hoặc trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với trường hợp hưởng bảo hiểm xã hội một lần, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.”
Bạn hỏi về mức hưởng tiền bảo hiểm xã hội 1 lần tuy nhiên bạn chỉ nói đến mức lương hiện tại của bạn mà không đề cập đến mức lương bình quân mỗi năm trước đây của bạn, do vậy chúng tôi không thể tính giúp. Tuy nhiên, việc tính mức hưởng tiền bảo hiểm xã hội 1 lần được tính như sau:
– 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;
– 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi.
6. Người lao động có được trả lại tiền bảo hiểm xã hội một lần đã hưởng?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi đã tham gia bảo hiểm xã hội được 15 năm và đã hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Giờ tôi muốn trả lại số tiền bảo hiểm đã hưởng này để khôi phục thời gian 15 năm này và đóng tiếp cho đủ 20 năm bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu thì có được không?
Luật sư tư vấn:
Theo Công văn số 1683/BHXH-CSXH của bảo hiểm xã hội Việt Nam, hướng dẫn thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội có nội dung về hủy quyết định hưởng bảo hiểm xã hội một lần như sau:
Trường hợp đã có quyết định hưởng BHXH một lần theo Luật BHXH, tại thời điểm giải quyết đã thực hiện đúng theo quy định của Luật BHXH về hồ sơ, quy trình và thẩm quyền nhưng người lao động chưa nhận khoản trợ cấp BHXH một lần theo quyết định của BHXH cấp tỉnh, BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Công an nhân dân hoặc BHXH cấp huyện (theo phân cấp quản lý) (sau đây viết là cơ quan BHXH) mà có đề nghị cơ quan BHXH hủy quyết định hưởng BHXH một lần để bảo lưu thời gian đóng BHXH hoặc tiếp tục tham gia BHXH thì cơ quan BHXH kiểm tra đối chiếu hồ sơ, sổ sách, chứng từ đã giải quyết, nếu khoản tiền BHXH một lần thật sự chưa được chi từ quỹ BHXH và người lao động thực sự chưa nhận tiền thì ra quyết định hủy quyết định hưởng BHXH một lần để bảo lưu thời gian đóng BHXH hoặc tiếp tục tham gia BHXH đối với người lao động.
Như vậy, chỉ có quy định hủy quyết định hưởng Bảo hiểm xã hội một lần để tiếp tục tham gia đóng bảo hiểm xã hội trong trường hợp đã có quyết định hưởng bảo hiểm xã hội một lần, nhưng người lao động chưa nhận khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần theo quyết định của bảo hiểm xã hội và có đề nghị cơ quan bảo hiểm hủy quyết định hưởng bảo hiểm một lần để bảo lưu thời gian đóng hoặc tiếp tục tham gia.
Khi đó, cơ quan bảo hiểm xã hội kiểm tra đối chiếu hồ sơ, sổ sách, chứng từ đã giải quyết, nếu khoản tiền bảo hiểm xã hội một lần thực sự chưa được chi từ quỹ bảo hiểm xã hội và người lao động thực sự chưa nhận tiền thì ra quyết định hủy quyết định hưởng bảo hiểm xã hội một lần để bảo lưu thời gian đóng hoặc tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội đối với người lao động.
Trường hợp của bạn đã nhận tiền trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần nên không thuộc trường hợp được hủy quyết định hưởng bảo hiểm xã hội một lần để tiếp tục cộng nối thời gian đóng bảo hiểm xã hội cũ với thời gian đóng bảo hiểm xã hội mới.
7. Có được làm tròn năm để tính bảo hiểm xã hội một lần không?
Tóm tắt câu hỏi:
Em vào tham gia bảo hiểm xã hội từ tháng 8 /2014, tới tháng 6/2016 là chưa đủ 2 năm như vậy em rút bảo hiểm xã hội có được 2 năm không, hay là chỉ có 22 tháng, và khi em rút được khoảng bao nhiêu, lương cơ bản năm 2014: 3triệu, năm 2015: 3triệu 2, năm 2016: 3triệu 4.
Luật sư tư vấn:
Căn cứ vào Điều 1 Nghị quyết 93/2015/QH13 quy định về điều kiện hưởng trợ cấp một lần như sau:
1. Người lao động được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội để đủ điều kiện hưởng lương hưu nhằm bảo đảm cuộc sống khi hết tuổi lao động theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014.
Trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sau một năm nghỉ việc, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sau một năm không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội khi có yêu cầu thì được nhận bảo hiểm xã hội một lần.
2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:
a) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;
b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi.
3. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:
a) 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;
b) 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi.
Căn cứ vào Khoản 4 Điều 18 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định về cách tính số năm hưởng bảo hiểm xã hội như sau:
4. Khi tính mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần trong trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm, từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là một năm.
Trường hợp tính đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2014 nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì những tháng lẻ đó được chuyển sang giai đoạn đóng bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2014 trở đi để làm căn cứ tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần
Trong trường hợp này, bạn đã tham gia bảo hiểm xã hội 22 tháng sẽ được tính là 2 năm đóng bảo hiểm xã hội mà không muốn tham gia tiếp nữa thì bạn có thể yêu cầu được nhận bảo hiểm xã hội một lần. Mức bình quân tiền lương tháng của bạn sẽ được tính là (4 x 3 triệu + 12 x 3 triệu 2 + 6 x 3 triệu 4) : 22 tháng = 3 triệu 218 nghìn đồng/tháng
Trong trường hợp bạn tham gia bảo hiểm xã hội (đối với cả đóng bảo hiểm bắt buộc hay tự nguyện) thì được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm và được tính là 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi. Bạn được hưởng mức bảo hiểm xã hội: 2 x 3 triệu 218 = 6 triệu 436 nghìn đồng.
8. Luật sư tư vấn cách tính bảo hiểm xã hội một lần
Tóm tắt câu hỏi:
Cho tôi hỏi là trường hợp nếu mới đóng bảo hiểm từ ngày 01/03/2016 đến 31/05/2016 và nghỉ việc, sau đó tôi không đóng ở chỗ làm mới nữa nên tôi muốn rút tiền bảo hiểm xã hội 1 lần được không? Cách tính như thế nào có thể giúp tôi không,múc lương là 3.745.000 đồng. Xin cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định trường hợp được hưởng bảo hiểm xã hội một lần như sau:
– Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật bảo hiểm xã hội 2014 mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại khoản 3 Điều 54 của Luật bảo hiểm xã hội 2014 mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;
– Ra nước ngoài để định cư;
– Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;
– Trường hợp người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật bảo hiểm xã hội 2014 khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu.
Khoản Điều 1 Nghị quyết 93/2015/QH13 bổ sung thêm trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sau một năm nghỉ việc, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sau một năm không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội khi có yêu cầu thì được nhận bảo hiểm xã hội một lần.
Nếu bạn thuộc một trong các trường hợp trên thì bạn sẽ được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần.
Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định tại Khoản 2 Điều 8 Nghị 115/2015/NĐ-CP như sau
– 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;
– 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;
– Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Khoản 4 Điều 19 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định: Khi tính mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần trong trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm, từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là một năm.
Thời gian tham gia đóng bảo hiểm xã hội của bạn từ 01/03/2016 đến 31/05/2016, bạn có 3 tháng tham gia đóng bảo hiểm xã hội, như vậy sẽ được tính là nửa năm.
3. Kết luận
Như vậy, cách tính bảo hiểm xã hội một lần của bạn như sau:
Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội = (3.745.000 x 3) : 3 = 3.745.000 đồng.
Mức hưởng bảo hiểm một lần = 1/2 x 2 x 3.745.000 = 3.745.000 đồng.
9. Điều kiện và thủ tục hưởng bảo hiểm xã hội một lần thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Cho tôi xin hỏi, tôi đóng bảo hiểm bắt buộc đã được 11 năm bây giờ tôi không làm việc nữa thì số tiền tôi nhận tiền bảo hiểm là bao nhiêu? Và các thủ tục để rút bảo hiểm là như thế nào?
Luật sư tư vấn:
Khoản 1 Điều 8 Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định về đối tượng được hưởng bảo hiểm xã hội một lần:
“1. Người lao động quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 của Nghị định này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại Khoản 3 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;
b) Sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội;
c) Ra nước ngoài để định cư;
d) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;”
Căn cứ Khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 93/2015/QH13 quy định như sau:
1. Người lao động được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội để đủ điều kiện hưởng lương hưu nhằm bảo đảm cuộc sống khi hết tuổi lao động theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014.
Trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sau một năm nghỉ việc, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sau một năm không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội khi có yêu cầu thì được nhận bảo hiểm xã hội một lần.
Theo quy định trên thì nếu bạn không thuộc các đối tượng quy định tại điểm a, c, d khoản 1 Điều 8 Nghị định 115/2015/NĐ-CP thì người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sau một năm nghỉ việc, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sau một năm không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội khi có yêu cầu thì được nhận bảo hiểm xã hội một lần. Thông tin bạn cung cấp thì thời gian bạn tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là 11 năm tức chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội thì bạn được hưởng bảo hiểm xã hội một lần khi thuộc một trong các trường hợp trên khi đáp ứng các điều kiện theo quy định.
Khi đó bạn cần chuẩn bị hồ sơ như sau:
– Sổ bảo hiểm xã hội.
– Đơn đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần
– Đối với người ra nước ngoài để định cư phải nộp thêm bản sao giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bản dịch tiếng Việt được chứng thực hoặc công chứng một trong các giấy tờ sau đây:
+ Hộ chiếu do nước ngoài cấp;
+ Thị thực của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp có xác nhận việc cho phép nhập cảnh với lý do định cư ở nước ngoài;
+ Giấy tờ xác nhận về việc đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài; giấy tờ xác nhận hoặc thẻ thường trú, cư trú có thời hạn từ 05 năm trở lên của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp.
– Trích sao hồ sơ bệnh án đối với trường hợp Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế.
– Chứng minh thư nhân dân
– Sổ hộ khẩu (nếu nộp hồ sơ tại cơ quan bảo hiểm xã hội nơi có hộ khẩu), sổ tạm trú (nếu nộp hồ sơ tại cơ quan bảo hiểm xã hội nơi tạm trú).
Bạn có thể chuẩn bị hồ sơ và nộp tại cơ quan bảo hiểm xã hội nơi bạn có hộ khẩu hoặc nơi bạn có đăng ký tạm trú để được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần. Trong thời hạn tối đa10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định thì cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động.
Về mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính dựa trên mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội, thời điểm đóng bảo hiểm xã hội, thời gian đóng bảo hiểm xã hội. Cụ thể, Khoản 2, 3 Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần như sau:
“2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:
a) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;
b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;
c) Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
3. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này không bao gồm số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.”
Về mức bình quân tiền lương làm căn cứ để tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần được áp dụng theo quy định của Điều 62 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, phụ thuộc vào việc bạn thuộc chế độ tiền lương do nhà nước hay chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quy định. Trong trường hợp bạn thuộc chế độ tiền lương do người sử dụng lao động thì tính bình quân của tiền lương làm căn cứ đóng cho toàn bộ thời gian. Trong trường hợp bạn thuộc chế độ tiền lương do nhà nước quy định thì tính bình quân tiền lương làm căn cứ phụ thuộc vào thời gian bắt đầu tham gia bảo hiểm theo Điều 62 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
Ở đây, bạn chỉ nêu tổng thời gian tham gia bảo hiểm xã hội mà không nêu cụ thể về thời điểm đóng và mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm nên chưa thể đưa ra được con số cụ thể bạn có thể nhận được. Bạn có thể căn cứ theo các quy định về tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần nêu trên để xác định mức tiền hưởng bảo hiểm xã hội một lần mà bạn nhận được.
10. Luật sư tư vấn điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào Luật sư, cho em hỏi về cách tính mức hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần. Em làm công ty được 8 tháng. Từ tháng 07/2015 đến tháng 12/2015 lương là 2.900.000 đồng, từ tháng 01/2016 đến tháng 02/2016 lương là 3.300.000 đồng. Từ đó tới nay em không đóng Bảo hiểm xã hội nữa. Nếu bây giờ em muốn lấy tiền Bảo hiểm xã hội thì có được không? Và em được hưởng bao nhiêu tiền Bảo hiểm xã hội?Xin cảm ơn?
Luật sư tư vấn:
Theo thông tin bạn cung cấp thì bạn đã làm công ty được 8 tháng, đóng bảo hiểm từ tháng 7/2015 đến tháng 02/2016. Từ đó tới nay không đi làm và không đóng bảo hiểm xã hội nữa. Để xác định bạn có thể rút bảo hiểm xã hội một lần hay không và mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với bạn cần căn cứ theo các quy định của pháp luật :
Thứ nhất, điều kiện để bạn được hưởng Bảo hiểm xã hội một lần.
Căn cứ theo quy định tại Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, hướng dẫn bởi Điều 8 Nghị định 115/2015/NĐ- CP của Chính phủ thì bạn sẽ được hưởng bảo hiểm xã hội một lần khi thuộc một trong các trường hợp:
“Điều 8. Bảo hiểm xã hội một lần
1. Người lao động quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 của Nghị định này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại Khoản 3 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;
b) Sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội;
c) Ra nước ngoài để định cư;
d) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;”
Đồng thời, theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 93/2015/QH13 ngày 22 tháng 06 năm 2015 của Quốc hội cũng có nêu rõ: Trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sau một năm nghỉ việc, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sau một năm không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội khi có yêu cầu thì được nhận bảo hiểm xã hội một lần.
Tuy nhiên, trong thông tin bạn không nói rõ, bạn không đóng bảo hiểm và muốn rút bảo hiểm xã hội một lần là vì lý do gì, do ra nước ngoài định cư, hay mắc các bệnh nguy hiểm đến tính mạng, hay do nghỉ việc… do vậy, bạn cần căn cứ vào hoàn cảnh của mình để có sự xác định cụ thể. Bạn có thể hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp được quy định tại Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, Điều 8 Nghị định 115/2015/NĐ – CP, Điều 1 Nghị quyết 93/2015/QH13.
Thứ hai, về mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần trong trường hợp của bạn.
Về mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, Khoản 2 Điều 8 Nghị định 115/2015/NĐ- CP của Chính phủ, cụ thể:
Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:
– 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014.
– 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi.
Luật sư tư vấn quy định về hưởng bảo hiểm xã hội một lần:1900.6568
Đồng thời, đối với người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 01 năm thì khi tính mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì sẽ được xác định theo quy định tại Khoản 2 Điều 19 Thông tư 59/2015/TT- BLĐTBXH, cụ thể:
“2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần của người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm được tính bằng 22% của các mức tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.…”
Xem xét trong tình huống cụ thể của bạn, thì bạn bắt đầu tham gia bảo hiểm từ tháng 7/2015 đến tháng 02/2016. Trong quãng thời gian 8 tháng đóng bảo hiểm thì từ tháng 07/2015 đến tháng 12/2015 (tương ứng với 5 tháng), bạn đóng với mức lương là 2.900.000 đồng; còn từ tháng 01/2016 đến tháng 02/2016 (tương ứng với 03 tháng), đóng với mức lương 3.300.000 đồng.
Có thể thấy, thời gian tham gia bảo hiểm của bạn được xác định là 8 tháng (chưa đủ 01 năm) sẽ được tính bằng 22% mức tiền lương các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội, tối đa bằng 02 tháng mức binh quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội. Bạn dựa trên căn cứ pháp luật nêu trên để tính mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần khi làm thủ tục hưởng bảo hiểm xã hội một lần.