Hiện nay, Trọng tài được xem phương thức giải quyết tranh chấp đang được nhiều nhiều người lựa chọn. Phương thức giải quyết tranh chấp này sẽ dựa trên sự thỏa thuận của các bên. Vậy trong trường hợp hợp đồng vô hiệu thì thỏa thuận trọng tài có vô hiệu không?
Mục lục bài viết
- 1 1. Hợp đồng vô hiệu thì thỏa thuận trọng tài có vô hiệu không?
- 2 2. Hợp đồng vô hiệu trong những trường hợp nào theo quy định?
- 3 3. Có thể áp dụng Bộ luật Dân sự để giải quyết tranh chấp bằng trọng tài theo quy định của Luật Trọng tài thương mại hiện hành không?
- 4 4. Xem xét hiệu lực của thỏa thuận trọng tài như thế nào?
1. Hợp đồng vô hiệu thì thỏa thuận trọng tài có vô hiệu không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 19 Luật Trọng tài thương mại 2010 sửa đổi bổ sung 2020 quy định về tính độc lập của thỏa thuận trọng tài như sau:
Thoả thuận trọng tài đó là thỏa thuận được xác định hoàn toàn độc lập với hợp đồng. Do đó, việc thay đổi, gia hạn, hủy bỏ hợp đồng, hợp đồng vô hiệu hoặc không thể thực hiện được sẽ không làm mất hiệu lực của thoả thuận trọng tài.
Tuy nhiên, đối với việc xem xét về hiệu lực của thỏa thuận trọng tài sẽ được thực hiện bởi hội đồng trọng tài hoặc tòa án có thẩm quyền theo khoản 1 Điều 43 Luật Trọng tài thương mại 2010 sửa đổi bổ sung 2020 quy định như sau:
Nếu trước khi xem xét về nội dung của vụ tranh chấp, Hội đồng trọng tài sẽ có trách nhiệm phải xem xét về hiệu lực của thỏa thuận trọng tài; đối với trường hợp thỏa thuận trọng tài có thể thực hiện được hay không và xem xét thẩm quyền của mình. Đối với trường hợp vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì Hội đồng trọng tài tiến hành giải quyết tranh chấp theo quy định của Luật này. Trong trường hợp không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình, thỏa thuận trọng tài sẽ bị vô hiệu hoặc xác định rõ thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được thì Hội đồng trọng tài quyết định đình chỉ việc giải quyết và thông báo ngay cho các bên biết.
2. Hợp đồng vô hiệu trong những trường hợp nào theo quy định?
Căn cứ theo quy định tại Điều 407 Bộ luật Dân sự 2015 quy định hợp đồng vô hiệu như sau:
– Quy định về những giao dịch dân sự bị vô hiệu từ Điều 123 đến Điều 133 của Bộ luật này cũng được áp dụng đối với hợp đồng vô hiệu.
– Sự vô hiệu của hợp đồng chính sẽ làm chấm dứt các thỏa thuận của hợp đồng phụ, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận hợp đồng phụ được thay thế hợp đồng chính. Theo quy định này thì sẽ không áp dụng đối với biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
– Sự vô hiệu của hợp đồng phụ sẽ không làm chấm dứt hợp đồng chính, trừ những trường hợp mà các bên thỏa thuận hợp đồng phụ là một phần không thể tách rời của hợp đồng chính.
Theo đó, đối với trường hợp đồng bị vô hiệu khi:
– Hợp đồng vi phạm đến các điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội;
– Hợp đồng bị vô hiệu do thực hiện hợp đồng giả tạo;
– Hợp đồng bị vô hiệu do người thực hiện hợp đồng là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện;
– Hợp đồng bị vô hiệu do bị nhầm lẫn;
– Hợp đồng bị vô hiệu do quá trình thực hiện hợp đồng bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép;
– Hợp đồng bị vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình;
– Hợp đồng bị vô hiệu do quá trình thực hiện hợp đồng không tuân thủ quy định về hình thức;
– Hợp đồng bị vô hiệu từng phần.
Vô hiệu của hợp đồng chính làm chấm dứt hợp đồng phụ, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận hợp đồng phụ được thay thế hợp đồng chính.
Tuy nhiên, sự vô hiệu của hợp đồng phụ không làm chấm dứt hợp đồng chính, trừ trường hợp các bên thỏa thuận hợp đồng phụ là một phần không thể tách rời của hợp đồng chính.
3. Có thể áp dụng Bộ luật Dân sự để giải quyết tranh chấp bằng trọng tài theo quy định của Luật Trọng tài thương mại hiện hành không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 14 Luật Trọng tài thương mại 2010 sửa đổi bổ sung 2020 quy định việc xác định luật áp dụng giải quyết tranh chấp như sau:
– Đối với trường hợp tranh chấp được xác định là không có yếu tố nước ngoài, Hội đồng trọng tài áp dụng pháp luật Việt Nam để giải quyết tranh chấp.
– Đối với trường hợp tranh chấp được xác định là có yếu tố nước ngoài, Hội đồng trọng tài sẽ áp dụng pháp luật do các bên lựa chọn; nếu trường hợp các bên không có thỏa thuận về luật áp dụng thì Hội đồng trọng tài sẽ quyết định áp dụng pháp luật mà Hội đồng trọng tài cho là phù hợp nhất.
– Đối với trường hợp pháp luật Việt Nam, pháp luật do các bên lựa chọn không có quy định cụ thể những liên quan đến nội dung tranh chấp thì Hội đồng trọng tài sẽ được áp dụng tập quán quốc tế để giải quyết tranh chấp nếu việc áp dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.”
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì đối với tranh chấp không có yếu tố nước ngoài, Hội đồng trọng tài áp dụng pháp luật Việt Nam để giải quyết tranh chấp. Theo đó, có thể sử dụng quy định hợp đồng vô hiệu trong Bộ luật Dân sự hiện hành.
4. Xem xét hiệu lực của thỏa thuận trọng tài như thế nào?
Căn cứ theo quy định Điều 43 Luật Trọng tài thương mại 2010 sửa đổi bổ sung 2020 quy định về việc xem xét thỏa thuận trọng tài vô hiệu, thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được cụ thể như sau:
Thứ nhất: Trước khi thực hiện việc xem xét về nội dung vụ tranh chấp, Hội đồng trọng tài sẽ phải xem xét hiệu lực của thỏa thuận trọng tài; thỏa thuận trọng tài có thể thực hiện được hay không và xem xét thẩm quyền của mình. Đối với trường hợp vụ việc tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì Hội đồng trọng tài sẽ có trách nhiệm tiến hành giải quyết tranh chấp theo quy định của Luật này. Trong trường hợp không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình, thì thỏa thuận trọng tài sẽ bị vô hiệu hoặc xác định rõ thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được thì Hội đồng trọng tài quyết định đình chỉ việc giải quyết và thông báo ngay cho các bên biết.
Thứ hai: Trong quá trình thực hiện việc giải quyết tranh chấp, nếu trường hợp phát hiện Hội đồng trọng tài vượt quá thẩm quyền, các bên có thể khiếu nại với Hội đồng trọng tài. Hội đồng trọng tài có trách nhiệm xem xét, quyết định.
Thứ ba: Đối với trường hợp các bên đã có thỏa thuận về việc giải quyết tranh chấp tại một Trung tâm trọng tài cụ thể nhưng Trung tâm trọng tài này đã chấm dứt hoạt động mà trung tâm trọng tài không có tổ chức trọng tài kế thừa, thì các bên sẽ vẫn có thể thỏa thuận lựa chọn Trung tâm trọng tài khác; nếu trường hợp không thỏa thuận được, thì có quyền khởi kiện ra Tòa án để giải quyết.
Thứ tư: Đối với trường hợp các bên đã có thỏa thuận cụ thể về việc lựa chọn Trọng tài viên trọng tài vụ việc, tuy nhiên tại thời điểm xảy ra tranh chấp, vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan mà Trọng tài viên đã không thể tham gia để thực hiện giải quyết tranh chấp, thì các bên có thể thỏa thuận lựa chọn Trọng tài viên khác để thay thế; nếu trường hợp không thỏa thuận được, thì có quyền khởi kiện ra Tòa án để giải quyết.
Thứ năm: Trong trường hợp các bên đã có thỏa thuận trọng tài nhưng trong thỏa thuận không chỉ rõ hình thức trọng tài hoặc không thể xác định được tổ chức trọng tài cụ thể, thì khi có tranh chấp, các bên phải sẽ phải thỏa thuận lại về hình thức trọng tài hoặc tổ chức trọng tài cụ thể để giải quyết tranh chấp. Nếu trường hợp không thỏa thuận được thì việc lựa chọn hình thức, tổ chức trọng tài để giải quyết tranh chấp được thực hiện theo yêu cầu của nguyên đơn.
Dựa vào những quy định trên,thì khi hợp đồng chính đã bị vô hiệu thì thỏa thuận trọng tài vẫn còn hiệu lực vì thỏa thuận trọng tài hoàn toàn độc lập với hợp đồng. Do đó, khi hợp đồng bị vô hiệu cũng không làm mất đi hiệu lực của thỏa thuận trọng tài. Việc xem xét hiệu lực của thỏa thuận trọng tài sẽ được thực hiện bởi Hội đồng trọng tài. Nếu trường hợp không đồng ý với việc xem xét của Hội đồng trọng tài thì vẫn có quyền gửi đến khiếu nại lên Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết.
Trên đây là tư vấn của Luật sư Luật Dương Gia các nội dung mà liên quan đến hợp đồng vô hiệu thì thỏa thuận trọng tài có vô hiệu không. Trường hợp quý bạn cần những hỗ trợ cụ thể hay những giải đáp hợp lý, cụ thể hơn thì quý bạn đọc có thể liên hệ qua số điện thoại hotline 1900.6568 thì sẽ được chúng tôi hỗ trợ tư vấn cho quý bạn đọc nhé.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự 2015;
– Luật Trọng tài thương mại 2010 sửa đổi bổ sung 2020.