Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của cả bên vay và bên cho vay thì việc tạo lập và tuân thủ những điều khoản trong hợp đồng vay tài sản cần được các bên chú trọng khi thực hiện các hoạt động vay tài sản. Hợp đồng vay tài sản là gì? Quy định về hợp đồng vay tài sản?
Mục lục bài viết
1. Hợp đồng vay tài sản là gì?
” Điều 463. Hợp đồng vay tài sản
Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.”
Như vậy có thể thấy hợp đồng vay tài sản được xác lập trên sự thỏa thuận của các bên, Theo quy định của pháp luật Tài sản bao gồm: vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Đến khi hạn trả theo hợp đồng thì bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay theo đúng số lượng và chất lượng và trả lãi nếu có thỏa thuận
Hợp đồng vay tài sản tiếng Anh là ” Asset loan contract “
An asset loan contract means an agreement between parties whereby a lender delivers asset to a borrower; when the payment is due, the borrower must return to the lender the asset of the same type in accordance with the correct quantity and quality and only pay interest if so agreed or so provided by law.
2. Ý nghĩa của hợp đồng vay tài sản:
Hợp đồng vay tài sản có tác dụng giúp cho bên vay giải quyết những khó khăn kinh tế trước mắc, giúp các doanh nghiệp khắc phục khó khăn khi thiếu vốn để sản xuất và lưu thông hàng hóa, phục vụ nhu cầu tiêu dùng của con người, nhu cầu kinh doanh của các doanh nghiệp. Hợp đồng vay tài sản trong nhân dân thường mang tính chất tương trợ giúp đỡ lẫn nhau để giải quyết những khó khăn tạm thời trong cuộc sống, sản xuất, kinh doanh.
3. Hợp đồng vay tài sản theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 :
Bộ luật Dân sự 2015 có những quy định cụ thể về hợp đồng vay tài sản, cụ thể như sau:
” Mục 4. Hợp đồng vay tài sản
Điều 463. Hợp đồng vay tài sản
Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Điều 464. Quyền sở hữu đối với tài sản vay
Bên vay trở thành chủ sở hữu tài sản vay kể từ thời điểm nhận tài sản đó.
Điều 465. Nghĩa vụ của bên cho vay
1. Giao tài sản cho bên vay đầy đủ, đúng chất lượng, số lượng vào thời điểm và địa điểm đã thỏa thuận.
2. Bồi thường thiệt hại cho bên vay, nếu bên cho vay biết tài sản không bảo đảm chất lượng mà không báo cho bên vay biết, trừ trường hợp bên vay biết mà vẫn nhận tài sản đó.
3. Không được yêu cầu bên vay trả lại tài sản trước thời hạn, trừ trường hợp quy định tại Điều 470 của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan quy định khác.
Điều 466. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay
1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.
3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:
a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;
b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác
“Điều 467. Sử dụng tài sản vay
Các bên có thể thỏa thuận về việc tài sản vay phải được sử dụng đúng mục đích vay. Bên cho vay có quyền kiểm tra việc sử dụng tài sản và có quyền đòi lại tài sản vay trước thời hạn nếu đã nhắc nhở mà bên vay vẫn sử dụng tài sản trái mục đích.”
” Điều 468. Lãi suất
1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.
2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.
Điều 469. Thực hiện hợp đồng vay không kỳ hạn
1. Đối với hợp đồng vay không kỳ hạn và không có lãi thì bên cho vay có quyền đòi lại tài sản và bên vay cũng có quyền trả nợ vào bất cứ lúc nào, nhưng phải báo cho nhau biết trước một thời gian hợp lý, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Đối với hợp đồng vay không kỳ hạn và có lãi thì bên cho vay có quyền đòi lại tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên vay một thời gian hợp lý và được trả lãi đến thời điểm nhận lại tài sản, còn bên vay cũng có quyền trả lại tài sản bất cứ lúc nào và chỉ phải trả lãi cho đến thời điểm trả nợ, nhưng cũng phải báo trước cho bên cho vay một thời gian hợp lý.
Điều 470. Thực hiện hợp đồng vay có kỳ hạn
1. Đối với hợp đồng vay có kỳ hạn và không có lãi thì bên vay có quyền trả lại tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên cho vay một thời gian hợp lý, còn bên cho vay chỉ được đòi lại tài sản trước kỳ hạn, nếu được bên vay đồng ý.
2. Đối với hợp đồng vay có kỳ hạn và có lãi thì bên vay có quyền trả lại tài sản trước kỳ hạn, nhưng phải trả toàn bộ lãi theo kỳ hạn, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.”
“Điều 471. Họ, hụi, biêu, phường
1. Họ, hụi, biêu, phường (sau đây gọi chung là họ) là hình thức giao dịch về tài sản theo tập quán trên cơ sở thỏa thuận của một nhóm người tập hợp nhau lại cùng định ra số người, thời gian, số tiền hoặc tài sản khác, thể thức góp, lĩnh họ và quyền, nghĩa vụ của các thành viên.
2. Việc tổ chức họ nhằm mục đích tương trợ trong nhân dân được thực hiện theo quy định của pháp luật.
3. Trường hợp việc tổ chức họ có lãi thì mức lãi suất phải tuân theo quy định của Bộ luật này.
4. Nghiêm cấm việc tổ chức họ dưới hình thức cho vay nặng lãi. “
Từ những quy định của Bộ luật Dân sự 2015 nêu trên, ta có thể tóm tắt những quy định nổi bật của hợp đồng vay tài sản như sau:
– Hình thức của hợp đồng:
Hiện nay, pháp luật không quy định hợp đồng vay tài sản phải được giao kết bằng một hình thức nhất định nên hình thức của hợp đồng vay tuân thủ quy định tại Điều 401 Bộ luật Dân sự 2015. Theo đó, hình thức của hợp đồng có thể bằng miệng hoặc bằng văn bản. Hình thức miệng thường được áp dụng trong những trường hợp như số lượng tài sản cho vay không lớn hoặc giữa các bên có mối quan hệ thân quen. Trường hợp cho vay bằng miệng nếu xảy ra tranh chấp hợp đồng, bên cho vay phải chứng minh được là mình đã cho vay một số tiền hoặc một số tài sản nhất định.
Trong thực tế, nếu hình thức của hợp đồng bằng miệng mà có tranh chấp thì rất khó xác định quyền và nghĩa vụ của các bên. Để làm cơ sở pháp lí cho việc giải quyết tranh chấp hợp đồng vay, các bên cần phải kí kết hợp đồng bằng văn bản. Các bên có thể tự lập văn bản hoặc yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận văn bản đó
– Thời hạn vay của hợp đồng:
Thời hạn cho vay là khoảng thời gian được tính từ khi khách hàng bắt đầu nhận vốn vay cho đến thời điểm trả hết nợ gốc và lãi vốn vay đã được thoả thuận trong hợp đồng.
Hiện nay, “Bộ luật dân sự 2015” chưa có quy định nào cụ thể giải thích về thời hạn vay. Tuy nhiên, trong một số văn bản hướng dẫn về hợp đồng vay tín dụng cũng có đề cập đến vấn đề này. “Thời hạn cho vay là khoảng thời gian được tính từ khi khách hàng bắt đầu nhận vốn vay cho đến thời điểm trả hết nợ gốc và lãi vốn vay đã được thoả thuận trong
Theo cách định nghĩa này thì thời hạn cho vay giữa tổ chức tín dụng và một bên cá nhân thực hiện vay là căn cứ để xác định thời điểm trả nợ, tránh những sự phát sinh không đáng có xảy ra. Tuy nhiên, thời hạn vay là một khoảng thời gian từ khi hợp đồng có hiệu lực đến khi hết hạn của hợp đồng, hết thời hạn vay thì bên vay có nghĩa vụ trả nợ cả gốc lẫn lãi cho bên cho vay. Dựa vào thời hạn vay có thể xác định được lãi suất là bao nhiêu, thời hạn càng dài thì lãi suất càng cao. Nếu hết thời hạn vay mà bên vay không trả nợ được hoặc trả nợ không đúng hạn thì số nợ đó được coi là nợ quá hạn và bên vay phải chịu trách nhiệm đối với việc trả lãi suất quá hạn theo quy định của pháp luật.
4. Nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng vay tài sản:
– Nghĩa vụ của bên cho vay tài sản:
+ Giao tài sản cho bên vay đầy đủ, đúng số lượng, chất lượng vào thời điểm và tại địa điểm các bên đã thoả thuận trong hợp đồng.
+ Bồi thường thiệt hại cho bên vay, nếu bên cho vay biết tài sản không bảo đảm chất lượng mà không báo cho bên vay biết, trừ trường hợp bên vay biết mà vẫn nhận tài sản đó.
+ Không được yêu cầu bên vay trả lại tài sản trước thời hạn, trừ trường hợp được bên vay đồng ý trả trước.
– Nghĩa vụ của bên vay tài sản:
+ Trả nợ đủ và đúng thời hạn như đã thỏa thuận trong hợp đồng. Nếu tài sản vay là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thoả thuận khác. Nếu bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.
– Việc trả nợ phải thực hiện tại nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp các bên có thoả thuận về địa điểm trả nợ là ở một nơi khác. Nếu trước thời hạn trả nợ mà bên cho vay đã chuyển địa điểm cư trú, trụ sở đến nơi khác và đã kịp thời thông báo trước cho bên vay, thì bên vay phải trả nợ tại địa điểm mới của bên cho vay. Mọi chi phí cần thiết trong việc trả nợ tại địa điểm mới, bên cho vay phải chịu.
+ Trong trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả được nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi đối với khoản nợ chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn chậm trả tại thời điểm trả nợ, nếu các bên có thỏa thuận.
+ Trong trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi trên nợ gốc và lãi nợ quá hạn theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bổ tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ.