Hợp đồng ý quyền là sự thỏa thuận của các bên, bên được ủy quyền sẽ có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, và bên ủy quyền sẽ trả thù lao cho bên nhận ủy quyền theo sự thỏa thuận. Vậy hợp đồng ủy quyền sử dụng xe ô tô sẽ có thời hạn bao nhiêu lâu?
Mục lục bài viết
1. Hợp đồng ủy quyền sử dụng xe ô tô có thời hạn bao lâu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 562 của Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về
Nhiều người hiện nay đặt ra câu hỏi: Hợp đồng ủy quyền xe ô tô có thời hạn bao lâu? Để trả lời được câu hỏi này thì cần phải tìm hiểu quy định của pháp luật về thời hạn ủy quyền. Để xác định thời hạn của hợp đồng ủy quyền, cần phải căn cứ theo quy định tại Điều 563 của Bộ luật dân sự năm 2015. Theo đó, thời hạn ủy quyền sẽ do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định, nếu như các bên không có thoả thuận về thời hạn ủy quyền và pháp luật không có quy định cụ thể về thời hạn ủy quyền thì hợp đồng ủy quyền đó sẽ có hiệu lực 01 năm được tính kể từ ngày xác lập việc ủy quyền trên thực tế.
Như vậy có thể nói, thời hạn ủy quyền trong hợp đồng ủy quyền trước hết sẽ do các bên thỏa thuận. Tức là bên ủy quyền và bên được ủy quyền hoàn toàn có thể tự do lựa chọn một khoảng thời gian phù hợp để làm thời hạn trong hợp đồng ủy quyền. Như vậy có thể nói, hợp đồng ủy quyền sử dụng xe ô tô sẽ do các bên thỏa thuận, trong trường hợp các bên không có thoả thuận thì hợp đồng ủy quyền sử dụng xe ô tô sẽ có hiệu lực 01 năm được tính kể từ ngày xác lập việc ủy quyền.
2. Hợp đồng ủy quyền sử dụng xe ô tô có bắt buộc phải công chứng không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 55 của Văn bản hợp nhất Luật công chứng năm 2018 có quy định về thủ tục công chứng, theo đó không có quy định bắt buộc phải tiến hành hoạt động công chứng tại các tổ chức hành nghề công chứng hoặc chứng thực tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp lập hợp đồng ủy quyền nói chung và hợp đồng ủy quyền sử dụng xe ô tô nói riêng. Ngoại trừ một số trường hợp được nêu cụ thể trong các văn bản chuyên ngành như:
– Ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký hộ tịch;
– Ủy quyền của vợ chồng cho nhau về việc thỏa thuận mang thai hộ căn cứ theo quy định tại Điều 96 của Luật hôn nhân gia đình năm 2014.
Như vậy có thể nói, hợp đồng ủy quyền không bắt buộc phải thực hiện hoạt động công chứng thì mới có giá trị pháp lý. Hợp đồng ủy quyền xe ô tô không thuộc một trong những trường hợp nêu trên cho nên không bắt buộc phải tiến hành hoạt động công chứng tại các tổ chức hành nghề công chứng hoặc chứng thực tại cơ quan có thẩm quyền. Việc ủy quyền sử dụng xe ô tô có thể được lập bằng lời nói, văn bản có công chứng hoặc chứng thực, việc công chứng hoặc chứng thực hợp đồng ủy quyền sử dụng xe ô tô sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào nhu cầu và ý chí của các bên trong quan hệ ủy quyền đó. Tuy nhiên trên thực tế, xe ô tô được xác định là tài sản có giá trị lớn cho nên để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của mình thì các bên trong hợp đồng ủy quyền sử dụng xe ô tô nên lập hợp đồng ủy quyền sử dụng xe ô tô bằng hình thức văn bản có công chứng.
Thủ tục công chứng hợp đồng uỷ quyền sử dụng xe ô tô có thể được thực hiện theo lộ trình như sau:
Bước 1: Chuẩn bị thành phần hồ sơ yêu cầu công chứng theo quy định của pháp luật. Hồ sơ cho bên ủy quyền cung cấp có thể bao gồm giấy tờ pháp lý cá nhân, giấy tờ chứng minh quyền sở hữu xe ô tô như đăng ký xe, đăng kiểm xe ô tô, các loại giấy tờ có liên quan đến xe ô tô dưới tên của người ủy quyền. Hồ sơ do bên được ủy quyền cung cấp sẽ bao gồm các loại giấy tờ tùy thân như chứng minh thư nhân dân, thẻ căn cước công dân, hộ chiếu còn thời hạn. Một số tài liệu khác kèm theo như hợp đồng ủy quyền xe ô tô được soạn sẵn theo mẫu do pháp luật quy định, các loại giấy tờ liên quan đến việc xác định tài sản chung và tài sản riêng, các loại giấy tờ chứng minh về năng lực hành vi dân sự và giấy tờ về quyền đại diện (nếu có).
Bước 2: Công chứng viên tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra kỹ hồ sơ, giải thích rõ quyền và nghĩa vụ của các bên và hậu quả pháp lý của việc ủy quyền đó cho các bên tham gia.
Bước 3: Trường hợp bên ủy quyền và bên được ủy quyền không thể cùng đến một tổ chức hành nghề công chứng thì bên ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng hợp đồng ủy quyền, bên được ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng tiếp vào bản gốc hợp đồng ủy quyền này, hoàn tất thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền.
3. Xử phạt chỉ kí hợp đồng ủy quyền sử dụng xe ô tô nhưng không sang tên:
Thực chất thì có thể thấy, giao dịch diễn ra giữa các bên là giao dịch mua bán tài sản, nếu như chỉ làm hợp đồng ủy quyền mà không làm hợp đồng mua bán và không thực hiện thủ tục sang tên đổi chủ thì sẽ không đúng với quy định của pháp luật. Về bản chất, hợp đồng ý quyền sử dụng xe ô tô và hợp đồng mua bán là hoàn toàn khác nhau. Hợp đồng mua bán tài sản được thiết lập khi bên bán muốn chuyển quyền sở hữu tài sản của mình cho bên mua, theo đó thì bên bán và bên mua sẽ phải thỏa thuận về nghĩa vụ trả tiền và nghĩa vụ thanh toán. Còn đối với hợp đồng ủy quyền phải được hai bên thỏa thuận với nhau về việc bên được ủy quyền thực hiện một công việc nhân danh bên ủy quyền và vì lợi ích của bên ủy quyền.
Căn cứ theo quy định tại của Thông tư 24/2023/TT-BCA của Bộ Công an quy định về cấp, thu hồi đăng ký, biển số xe cơ giới, có quy định về trách nhiệm của chủ phương tiện. Theo đó, chủ phương tiện cần phải chấp hành đầy đủ quy định của pháp luật về đăng ký xe, cần phải đến cơ quan có thẩm quyền đăng ký xe và kê khai đầy đủ nội dung trên giấy đăng ký xe, xuất trình đầy đủ các loại giấy tờ theo quy định của pháp luật, phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp của phương tiện và hồ sơ đăng ký phương tiện, nộp lệ phí đăng ký theo đúng quy định của pháp luật. Nghiêm cấm mọi hành vi giả mạo hồ sơ và tác động làm thay đổi cấu tạo của phương tiện. Trong thời hạn 30 ngày được tính kể từ ngày làm giấy tờ chuyển quyền sở hữu thì các tổ chức, cá nhân mua sẽ phải đến cơ quan có thẩm quyền đăng ký xe để làm thủ tục đăng ký. Theo đó, căn cứ theo quy định tại Điều 30 của
– Cá nhân sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng;
– Tổ chức sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.
Như vậy có thể nói, trong thời hạn 30 ngày được tính kể từ ngày giao kết hợp đồng mua bán xe ô tô, nếu như người mua xe ô tô không thực hiện thủ tục đăng ký sang tên tại cơ quan có thẩm quyền thì sẽ bị xử phạt hành chính với mức phạt từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân, và từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự năm 2015;
– Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH 2018 Luật Công chứng;
– Thông tư 24/2023/TT-BCA của Bộ Công an quy định về cấp, thu hồi đăng ký, biển số xe cơ giới;
–
– Nghị định 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng.