Dịch vụ thương mại và các hình thức trung gian thương mại là những yếu tố tạo thuận lợi cho các hoạt động mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ của các thương nhân trên thị trường.
Trong bài viết này, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA sẽ cung cấp kiến thức pháp lý liên quan đến các vấn đề về Hợp đồng trung gian thương mại.
1. Khái niệm hợp đồng trung gian thương mại
a) Hoạt động trung gian thương mại
Theo quy định tại khoản 11 điều 13 của Luật thương mại năm 2005 (LTM 2005), hoạt động trung gian thương mại được định nghĩa là “hoạt động của thương nhân để thực hiện các giao dịch thương mại cho một hoặc một số thương nhân được xác định, bao gồm hoạt động đại diện cho thương nhân, môi giới thương mại, ủy thác mua bán hàng hóa và đại lý thương mại”.
Xuất phát từ đây, thấy rằng hoạt động cung ứng dịch vụ thương mai (nhằm mục tiêu lợi nhuận) do một thương nhân thực hiện tạo nên một loại dịch vụ, đó là dịch vụ trung gian thương mại. Trong dịch vụ trung gian thương mại này, bên trung gian (bên đại diện, bên môi giới, bên nhận ủy thác, bên đại lý) có vai trò làm cầu nối giữa bên thuê dịch vụ và bên thứ ba. Bên trung gian thực hiện họa động mua bán hàng hóa cũng như cung ứng dịch vụ vì lợi ích của bên thuê dịch vụ (tức bên ủy quyền) chứ không phải vì lợi ích cho mình. Tuy thế, bên trung gian (bên được ủy quyển) sẽ được hưởng thù lao khi hoàn thành nhiệm vụ bên ủy quyền giao phó.
b) Hợp đồng trung gian thương mại
Theo quy định của Luật thương mại năm 2005, các hoạt động dịch vụ trung gian thương mại như đại diện cho thương nhân, môi giới thương mại, ủy thác mua bán hàng hóa và đại lý thương mại phát sinh trên cơ sở hợp đồng đại diện cho thương nhân; hợp đồng đại diện cho thương nhân;
Theo đó, có thể định nghĩa hợp đồng trung gian thương mại là sự thỏa thuận giữa các bên, trong đó một bên là thương nhân với tư cách là bên được ủy quyền thực hiện hoạt động trung gian thương mại như đại diện thương mại, môi giới thương mại, ủy thác mua bán hàng hóa, đại lý thương mại vì lợi ích của bên ủy quyền với mục tiêu hưởng thù lao còn bên ủy quyền có nghĩa vụ trả tiền thù lao cho bên được ủy quyền.
2. Đặc điểm của hợp đồng trung gian thương mại
– Bên thực hiện dịch vụ trung gian phải là thương nhân và có tư cách pháp lý độc lập với bên thuê dịch vụ và bên thứ ba.
Theo khoản 1 của các điều 141, điều150, điều 155 và điều166 của Luật thương mại năm 2005, bên trung gian (bên đại diện, bên môi giới, bên nhận ủy thác, bên đại lý) phải là thương nhân theo như quy định tịa điều 6 Luật thương mại năm 2005 để có thể được thực hiện các dịch vụ trung gian thương mại.
Bên trung gian được thực hiện hoạt động thương mại với tư cách pháp lý hoàn toàn độc lập và tự do trong quan hệ với bên thuê dịch vụ (bên ủy quyền) và bên thức ba. Vì được ủy quyền cung ứng một dịch vụ thương mại cho bên ủy quyền nên bên trung gian này không phải là người làm công ăn lương của bên ủy quyền. Thêm nữa, bên trung gian là một thương nhân có trụ sở riêng, có tư cách pháp lý độc lập, tự định đoạt thời gian làm việc và tự chịu trách nhiệm về các hoạt động của mình. Những điều này giúp phân biệt bên trung gian trong hoạt động thương mại với các chin nhánh, văn phòng đại diện do thương nhân lập ra để thực hiện hoạt động kinh doanh của thương nhân và nhưng người có chức năng đại diện khác như giám đốc doanh nghiệp hay thành viên của công ty hợp danh.
– Tư cách pháp lý của bên trung gian trong hợp đồng trung gian thương mại với bên (hoặc các bên) thứ ba: Trong hợp đồng trung gian thương mại, bên trung gian là bên được một hay nhiều thương nhân khác ủy quyền thực hiện hoạt động thương mại với bên (hoặc các bên) thứ ba. Theo quy định của Luật thương mại năm 2005, khi thực hiện dịch vụ đại diện cho thương nhân, bên trung gian được nhân danh người ủy quyền và thực hiện giao dịch với bên (hoặc các bên) thứ ba trong phạm vi được ủy quyền. Còn khi thực hiện dịch vụ môi giới thương mại, ủy thác mua bán hàng hóa hoặc đại lý thương mại, bên trung gian sử dụng danh nghĩa của mình. Như vậy, việc xác định được tư cách của bên trung gian trong hợp đồng trung gian thương mại với bên (hoặc các bên) thứ ba giúp xác định nghĩa vụ phát sinh vói người thứ ba sẽ thuộc về ai.
Trong hợp đồng trung gian thương mại, bên trung gian (bên được ủy quyền) thực hiện việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thương mại với bên thứ ba không vì lợi ích của mình mà vì lợi ích của bên ủy quyền. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ được bên ủy quyền giao cho, bên trung gian (bên được ủy quyền) sẽ được hưởng thù lao từ bên ủy quyền.
– Hợp đồng trung gian thương mại phải được lập thành văn bản hoặc hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.
Như đã biết, trong hợp đồng trung gian thương mại có bên ủy quyền (bên trung gian) và bên được ủy quyền và các bên này có quyền và nghĩa vụ với nhau. Thêm nữa, khi thực hiện xong nhiệm vụ được giao, bên ủy quyền phải trả cho bên được ủy quyền một khoản thù lao. Như vậy, thấy rằng các hợp đồng trung gian thương mại (hợp đồng đại diện cho thương nhân;
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
3. Các loại hợp đồng trung gian thương mại.
Theo quy định của Luật thương mại năm 2005, thấy rằng hợp đồng trung gian thương mai gồm 4 loại, đó là
– Hợp đồng đại diện cho thương nhân
– Hợp đồng môi giới thương mại