Hợp đồng là một trong các hình thức chủ yếu hiện nay nhằm phát sinh các giao dịch dân sự. Pháp luật hàng hải hiện nay quy định một chương riêng về hợp đồng thuê tàu. Hợp đồng thuê tàu được áp dụng khá thông dụng hiện nay. Cùng tìm hiểu về hợp đồng thuê tàu qua bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Hợp đồng thuê tàu:
“1. Tàu thuyền là phương tiện hoạt động trên mặt nước hoặc dưới mặt nước bao gồm tàu, thuyền và các phương tiện khác có động cơ hoặc không có động cơ.” (Khoản 1 Điều 4
Tại
“Điều 215. Hợp đồng thuê tàu
Hợp đồng thuê tàu là hợp đồng được giao kết giữa chủ tàu và người thuê tàu, theo đó chủ tàu giao quyền sử dụng tàu biển của mình cho người thuê tàu trong một thời hạn nhất định với mục đích cụ thể được thỏa thuận trong hợp đồng và nhận tiền thuê tàu do người thuê tàu trả.”
Như vậy, hợp đồng này được xây dựng như đối với hợp đồng thuê tài sản của Bộ luật dân sự, thì hợp đồng thuê tàu chính là sự thỏa thuận giữa các bên là chủ tàu và người thuê tàu. Người thuê tàu được chủ tài chuyển quyền sử dụng tàu biển của họ trong một thời gian nhất định, và người thuê tàu phải sử dụng tàu đúng theo mục đích cụ thể mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng, và người thuê tàu phải trả tiền thuê theo thỏa thuận của các bên. Mục đích của việc thuê tàu có thể được thể hiện dưới nhiều mục đích khác nhau như vận chuyển hàng hóa, cung cấp dịch vụ,…
Chủ thể của hợp đồng thuê tàu ở đây bao gồm chủ tàu và người thuê tàu biển. Chủ tàu chính là người sở hữu tàu biển. Chủ thể sở hữu tàu biển có thể là tổ chức hoặc cá nhân. Để xác định được chủ tàu, thì đó chính là việc xác định thông qua giấy đăng ký do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Còn người thuê tàu chính là chủ thể có mong muốn sử dụng tàu biển và xác lập hợp đồng thuê tàu đối với chủ sở hữu tàu biển.
Nội dung của hợp đồng thuê tàu, dù là hình thức nào thì một hợp đồng thuê tàu cũng thể hiện những nội dung cơ bản như: thông tin, tên chủ tàu, tên người thuê tàu; tên, quốc tịch, cấp tàu; trọng tải, công suất máy, dung tích, tốc độ và mức tiêu thụ nhiên liệu của tàu; tùng hoạt động của tàu, mục đích sử dụng, thời hạn hợp đồng; thời gian, địa điểm và điều kiện của việc giao và trả tàu; tiền thuê tàu, phương thức thanh toán;… ngoài ra tùy từng loại hợp đồng thuê tàu mà có thể bổ sung các nội dung khác vào hợp đồng nhưng phải đảm bảo không vi phạm pháp luật, không trái với đạo đức xã hội.
2. Đặc điểm của hợp đồng thuê tàu:
Hợp đồng thuê tàu là sự thỏa thuận của các bên giao kết hợp đồng. Thỏa thuận là nguyên tắc cơ bản của pháp luật về hợp đồng nói chung. Bất cứ hợp đồng nào cũng đều xuất phát từ sự thỏa thuận của các bên. Sự thỏa thuận này có thể biểu hiện là sự thể hiện ý chí một cách tuyệt đối và cũng có thể là sự thỏa thuận ý chí một cách có giới hạn. Trường hợp hợp đồng được xác lập mà có sự vi phạm sự thỏa thuận và thống nhất ý chí thì hợp đồng đó có thể bị tuyên vô hiệu theo yêu cầu của các bên. Các bên thỏa thuận về đối tượng của hợp đồng, về thời hạn thuê, quyền, nghĩa vụ của các bên,…
Hợp đồng thuê tàu là hợp đồng có mục đích chuyển quyền sử dụng tài sản. Các hợp đồng có đối tượng là tài sản, thì dựa trên mục đích của việc xác lập hợp đồng có thể phân chia thành hợp đồng chuyển quyền sở hữu tài sản và hợp đồng chuyển quyền sử dụng tài sản. Trong hợp đồng thuê tàu, thì bên cho thuê là chủ tàu chỉ chuyển quyền sử dụng tàu mà không chuyển quyền định đoạt tàu. Vì vậy, bên thuê tàu chỉ có quyền quản lý và sử dụng tài và đương nhiên họ không phải chủ sở hữu tàu mà họ đi thuê. Quyền sử dụng tàu đi thuê phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các bên, bên thuê tàu chỉ được sử dụng tàu theo đúng thỏa thuận.
Hợp đồng thuê tàu là hợp đồng song vụ. Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà các bên đều phải thực hiện nghĩa vụ đối với nhau. Nghĩa vụ của bên thuê luôn đối ứng với quyền của bên cho thuê và ngược lại. Khi giao kết hợp đồng, các bên có thể thỏa thuận đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của các bên. Trường hợp các bên không thỏa thuận hoặc thỏa thuận không đầy đủ thì các quyền và nghĩa của các bên được xác định theo quy định của pháp luật.
Hợp đồng thuê tàu là hợp đồng có đền bù. Tính chất đền bù của quan hệ hợp đồng ở việc có đi có lại về lợi ích giữa các bên. Các bên đều nhận được lợi ích của đối tác và chuyển lại một lợi ích tương ứng cho đối tác của mình. Lợi ích mà bên cho thuê tàu nhận được đó chính là số tiền thuê tàu mà bên thuê trả theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Lợi ích mà bên đi thuê tàu nhận được đó là việc khai thác công dụng của tàu để phục vụ nhu cầu và sinh hoạt hàng ngày. Bản chất có đền bù thể hiện ở chỗ các bên có phải thực hiện nghĩa vụ chuyển giao lợi ích cho nhay hay không không phụ thuộc vào việc lợi ích đó đã được chuyển cho đối tác hay chưa.
Hợp đồng thuê tàu là hợp đồng ưng thuận. Hợp đồng ưng thuận là hợp đồng theo quy định pháp luật, quyền và nghĩa vụ của các bên phát sinh ngay khi các bên đã thỏa thuận với nhau xong về nội dung chủ yếu của hợp đồng.
3. Các loại hợp đồng thuê tàu:
Tại Khoản 1 Điều 216 Bộ luật Hàng hải năm 2015 quy định về loại hợp đồng thuê tàu như sau:
“Điều 216. Hình thức hợp đồng thuê tàu
1. Hợp đồng thuê tàu được giao kết theo hình thức hợp đồng thuê tàu định hạn hoặc hợp đồng thuê tàu trần.”
Như vậy, theo quy định này thì có hai loại hợp đồng thuê tàu đó chính là hợp đồng thuê tàu định hạn hoặc hợp đồng thuê tàu trần.
Thuê tàu định hạn còn được gọi với tên gọi khác là thuê tàu theo thời hạn, đây chính là việc chủ tàu cho người thuê tàu thuê trọn toàn bộ con tàu, gồm cả một thuyền bộ (thuyền trưởng và tập thể thủy thủ). Ngược lại, thuê tàu trần thì chủ thuê chỉ cho thuê trọn bộ con tàu mà không bao gồm thuyền bộ.
Từ đó, có thể thấy tiêu chí phân loại hợp đồng thuê tàu theo quy định này đó chính là dựa trên đối tượng của hợp đồng cho thuê.
4. Hình thức của hợp đồng thuê tàu:
Hình thức của giao dịch nói chung và thuê tàu nói riêng được hiểu là phương thức biểu đạt nội dung của loại giao dịch nói chung và thuê nhà nói riêng được hiểu là phương thức biểu đạt nội dung của loại giao dịch đã được xác lập. Theo quy định của Bộ luật dân sự, thì một giao dịch dân sự được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như bằng văn bản, bằng lời nói hoặc bằng hành động.
Tại Khoản 2 Điều 216 Bộ luật Hàng hải năm 2015 quy định “2. Hợp đồng thuê tàu phải được giao kết bằng văn bản.”
Từ quy định này, thì hình thức thuê tàu đó chính là bắt buộc phải bằng văn bản. Quy định này cũng không bắt buộc việc phải công chứng, chứng thực hợp đồng thuê tàu, trừ khi các bên có nhu cầu công chứng. Việc quy định về hình thức của hợp đồng thuê tàu cũng xuất phát từ thực tế nhằm đảm bảo sự tôn trọng mong muốn đích thực của các bên trong hợp đồng thay vì hình thức thể hiện ra bên ngoài của giao dịch. Việc quy định các bên chủ thể giao kết hợp đồng thuê tàu với hình thức là văn bản nhằm giảm thiểu rủi ro, tranh chấp giữa các bên, thể hiện rõ ràng nội dung của hợp đồng, về các thỏa thuận của các bên khi giao kết hợp đồng, phòng trường hợp khi các bên tranh chấp thì sẽ căn cứ vào các điều khoản đó để giải quyết.
Đối với các hợp đồng thuê tàu không xác định theo đúng hình thức quy định sẽ bị tuyên vô hiệu theo quy định tại Điều 129
Theo quy định trên, nếu các bên tham gia hợp đồng thuê tàu không xác lập hợp đồng đúng theo quy định về hình thức sẽ phải yêu cầu