Hợp đồng mà người ký không biết chữ, chỉ điểm chỉ thì có hiệu lực không? Quy định về chữ ký, điểm chỉ dấu vân tay trên hợp đồng mới nhất năm 2021?
Tham gia vào giao dịch dân sự là một trong những quyền của công dân, được Nhà nước đảm bảo sự bình đẳng và công bằng. Tuy nhiên trong thực tế có rất nhiều cá nhân vì hạn chế của mình nên gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình giao kết giao dịch dân sự ví dụ như người bị hạn chế năng lực hành vi, người bị khiếm thị, người bị khiếm thính, người không biết chữ. Với những đối tượng bị hạn chế trong quá trình tham gia giao dịch dân sự như thế này thì pháp luật có những quy định riêng nhằm đảm bảo quyền công dân của họ, giúp họ đảm bảo việc tự do tham gia vào các giao dịch mình mong muốn
Mục lục bài viết
1. Khái niệm và điều kiện có hiệu lực của hợp đồng
1.1. Hợp đồng là gì?
Dưới góc độ pháp luật, khái niệm hợp đồng dân sự tại Việt Nam được quy định tại Điều 385 Bộ luật dân sự năm 2015, theo đó: “Hợp đồng là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.”
1.2. Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng
Căn cứ vào Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
“ 1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.”
Do hợp đồng vay tài sản cũng là 1 giao dịch dân sự nên cũng phải tuân thủ các điều kiện trên.
Về điều kiện thứ nhất: Người tham gia giao dịch có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự
– Về năng lực pháp luật dân sự: Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết.
– Về năng lực hành vi dân sự: Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự. Nhìn chung, người xác lập, thực hiện hợp đồng vay tài sản phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ: Căn cứ vào điều 20 Bộ luật dân sự thì đó là người từ đủ 18 tuổi trở lên, không bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, không mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Ngoài ra, theo khoản 4 Điều 21 Bộ luật Dân sự, người chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.
Điều kiện thứ hai: Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện
Bạn và anh Hùng khi ký hợp đồng vay tài sản đó phải hoàn toàn tự nguyện ý. Nếu hợp đồng vay tài sản đó được xác lập không dựa trên ý chí tự nguyện của một trong các bên thì hợp đồng đó vô hiệu. Theo đó Bộ luật Dân sự quy định các trường hợp giao dịch vô hiệu do vi phạm ý chí của chủ thể:
+ Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo
+ Giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn
+ Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa
+ Giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình
Điều kiện thứ ba: Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội:
Nếu hợp đồng vay tiền mà bạn và anh Hùng đã xác lập có mục đích và nội dung trái với quy định của pháp luật hoặc trái với đạo đức xã hội thì hợp đồng đó sẽ vô hiệu ( căn cứ vào điều 123 Bộ luật dân sự) :
” Giao dịch dân sự có mục đích, nội dung vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu.
Điều cấm của luật là những quy định của luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định.
Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng.“
Điều kiện thứ tư: Hình thức của văn bản
Văn bản thường được áp dụng trong trường hợp các bên tham gia giao dịch dân sự thỏa thuận hoặc pháp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng hình thức văn bản. Hình thức này có tính xác thực cao hơn và rõ ràng hơn so với trường hợp giao dịch được thể hiện bằng lời nói.
Văn bản có công chứng, chứng thực được áp dụng trong trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự buộc phải được thành lập bằng văn bản có công chứng, chứng thực hoặc do các bên có thỏa thuận phải có chứng nhận, chứng thực, đăng ký hoặc xin phép thì các bên phải tuân thủ hình thức, thủ tục đó.
2. Người không biết chữ có thể giao kết hợp đồng không?
2.1. Người không biết chữ có được điểm chỉ?
Theo khoản 2 Điều 48
Điều 48. Ký, điểm chỉ trong văn bản công chứng
1. Người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch phải ký vào hợp đồng, giao dịch trước mặt công chứng viên.
Trong trường hợp người có thẩm quyền giao kết hợp đồng của tổ chức tín dụng, doanh nghiệp khác đã đăng ký chữ ký mẫu tại tổ chức hành nghề công chứng thì người đó có thể ký trước vào hợp đồng; công chứng viên phải đối chiếu chữ ký của họ trong hợp đồng với chữ ký mẫu trước khi thực hiện việc công chứng.
2. Việc điểm chỉ được thay thế việc ký trong trường hợp người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch không ký được do khuyết tật hoặc không biết ký. Khi điểm chỉ, người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch sử dụng ngón trỏ phải; nếu không điểm chỉ được bằng ngón trỏ phải thì điểm chỉ bằng ngón trỏ trái; trường hợp không thể điểm chỉ bằng hai ngón trỏ đó thì điểm chỉ bằng ngón khác và phải ghi rõ việc điểm chỉ đó bằng ngón nào, của bàn tay nào.
Về việc ký, điểm chỉ trong hợp đồng công chứng, Điều 48 Luật Công chứng nêu rõ, người yêu cầu công chứng phải ký vào hợp đồng, giao dịch trước mặt Công chứng viên.Trong đó, việc điểm chỉ được thực hiện trong 02 trường hợp:
– Thay thế cho việc ký nếu người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch không ký được do khuyết tật hoặc không biết ký;
– Thực hiện đồng thời với việc ký trong trường hợp công chức di chúc, theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, Công chứng viên thấy cần thiết để bảo vệ quyền cho người yêu cầu công chứng.
Như vậy trong trường hợp người không biết chữ muốn giao kết hợp đồng có thể điểm chỉ thay cho chữ ký
2.2 Điểm chỉ trong hợp đồng có hiệu lực không?
Yêu cầu đối với điểm chỉ thay cho chữ ký .Tại Khoản 2, Điều 48, Luật công chứng năng 2014 quy định:
Trong trường hợp người có thẩm quyền giao kết hợp đồng của tổ chức tín dụng, doanh nghiệp khác đã đăng ký chữ ký mẫu tại tổ chức hành nghề công chứng thì người đó có thể ký trước vào hợp đồng; công chứng viên phải đối chiếu chữ ký của họ trong hợp đồng với chữ ký mẫu trước khi thực hiện việc công chứng.
Việc điểm chỉ được thay thế việc ký trong trường hợp người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch không ký được do khuyết tật hoặc không biết ký. Khi điểm chỉ, người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch sử dụng ngón trỏ phải; nếu không điểm chỉ được bằng ngón trỏ phải thì điểm chỉ bằng ngón trỏ trái; trường hợp không thể điểm chỉ bằng hai ngón trỏ đó thì điểm chỉ bằng ngón khác và phải ghi rõ việc điểm chỉ đó bằng ngón nào, của bàn tay nào.
Theo đó, yêu cầu khi sử dụng điểm chỉ thay cho chữ ký là:
- Về nguyên tắc, phải sử dụng ngón trỏ phải để điểm chỉ
- Trường hợp không sử dụng được bằng ngón trỏ phải thì sử dụng ngón trỏ trái
- Nếu không thể sử dụng được bằng cả hai ngón trỏ thì sử dụng ngón khác bất kỳ và phải ghi rõ (sử dụng ngón nào của bàn tay nào) vào văn bản cần công chứng
Đối với những trường hợp sau thì có thể sử dụng cả phương thức ký và điểm chỉ để đảm bảo quyền lợi cho các bên:
- Công chứng di chúc;
- Theo đề nghị của người yêu cầu công chứng;
- Công chứng viên thấy cần thiết để bảo vệ quyền lợi cho người yêu cầu công chứng.
Như vậy, hợp đồng công chứng chỉ có điểm chỉ sẽ có hiệu lực nếu người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch không ký được do khuyết tật hoặc do không biết ký.Các trường hợp khác thì người yêu cầu công chứng phải ký hoặc thực hiện đồng thời cả ký và điểm chỉ (03 trường hợp nêu trên).
Khi điểm chỉ, người yêu cầu công chứng sử dụng ngón trỏ phải. Nếu không điểm chỉ được bằng ngón trỏ phải thì điểm chỉ bằng ngón trỏ trái. Nếu không thể điểm chỉ bằng cả hai ngón trỏ thì điểm chỉ bằng ngón khác và phải ghi rõ việc điểm chỉ đó bằng ngón nào, của bàn tay nào.
Theo đó, thông thường thì người có yêu cầu công chứng và người có liên quan (làm chứng, phiên dịch) phải ký vào hợp đồng, giao dịch trước mặt công chứng viên khi thực hiện công chứng hợp đồng, giao dịch dân sự tại văn phòng công chứng. Tuy nhiên, trường hợp những đối tượng này không ký được do khuyết tật hoặc không biết ký thì có thể điểm chỉ để thay thế việc ký.Ngoài ra, việc điểm chỉ có thể được thực hiện song song cùng với việc ký tên nếu công chứng di chúc, hoặc người yêu cầu công chứng đề nghị, hoặc công chứng viên thấy cần thiết để bảo vệ quyền lợi cho người yêu cầu công chứng.