Trong quan hệ kinh doanh, đặc biệt là khi các đơn vị kinh doanh có sự liên kết để tìm chung lợi nhuận, thường sẽ áp dụng bởi hai hình thức hợp đồng là hợp đồng hợp tác kinh doanh và hợp đồng liên doanh. Đây tuy đều là những hợp đồng thể hiện sự kết hợp giữa các bên nhưng nó lại có những đặc điểm riêng cần phân biệt.
Mục lục bài viết
1. Hợp đồng liên doanh là gì?
1.1. Tìm hiểu về liên doanh:
Trên thực tế hiện nay thì cũng đã có rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài có mong muốn hợp tác với một đối tác, doanh nghiệp khác tại Việt Nam để thành lập nên công ty liên doanh với các loại hình doanh nghiệp đa dạng thông qua việc ký kết hợp đồng liên doanh giữa các bên.
Hợp đồng liên doanh là một loại hợp đồng mà trong đó các bên tham gia ký kết hợp đồng sẽ thỏa thuận về việc hợp tác kinh doanh dưới hình thức là thành lập một công ty mới hoàn toàn do các bên đồng thời làm chủ sở hữu.
– Trường hợp có chủ thể tham gia hợp đồng liên doanh là nhà đầu tư từ nước ngoài thì cần phải có thêm giấy chứng nhận đăng ký đầu tư để hợp đồng liên doanh trên có thể có hiệu lực.
Đối với trường hợp các bên đang tham gia hợp đồng là những pháp nhân của Việt Nam thì công ty sẽ được thành lập theo đúng quy định của pháp luật hiện hành về doanh nghiệp tại Việt Nam.
– Hợp đồng liên doanh có hiệu lực khi được cấp giấy phép đầu tư, sau khi đáp ứng được toàn bộ các điều kiện và cung cấp đầy đủ những giấy tờ, tài liệu cần thiết để hoàn tất thủ tục đăng ký đầu tư tại Việt Nam.
– Ưu điểm của việc hình thành công ty liên doanh thông qua việc ký kết hợp đồng kinh doanh đó là:
Công ty liên doanh này sẽ tách ra khỏi doanh nghiệp của cả 2 bên liên doanh và hoạt động một cách độc lập, riêng biệt; qua đó đảm bảo được sự rõ ràng, minh bạch trong hạch toán cũng như dễ dàng cho việc kiểm soát trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.
1.2. Hợp đồng liên doanh:
Hợp đồng liên doanh được ký kết trong trường hợp cá nhân hay tổ chức là nhà đầu tư nước ngoài có nguyện vọng, mong muốn được hợp tác kinh doanh với một đối tác của Việt Nam để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Với điều kiện là nhà đầu tư nước ngoài đó phải đáp ứng được đầy đủ các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về doanh nghiệp hoặc theo như các thỏa thuận trong một số Hiệp định quốc tế mà Việt Nam có tham gia làm thành viên.
Ví dụ như là về: ngành nghề kinh doanh, có đủ năng lực tài chính, có đủ tư cách pháp lý đối với cá nhân hoặc tổ chức là nhà đầu tư, nội dung kế hoạch đầu tư phù hợp với tình hình thực tiễn của Việt Nam…
Hợp đồng liên doanh không được coi là hình thức đầu tư, nó chỉ là cơ sở pháp lí ghi nhận quan hệ đầu tư. Hệ quả của quá trình kí kết hợp đồng liên doanh là một doanh nghiệp liên doanh ra đời. Do đó đây sẽ là một văn bản bắt buộc phải có trong hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đầu tư.
Việc kí kết hợp đồng dẫn đến việc thành lập một pháp nhân theo Luật Doanh nghiệp Việt Nam nên nội dung của sự thỏa thuận ngoài những nội dung tương tự hợp đồng BCC, hợp đồng liên doanh còn có sự thỏa thuận về loại hình doanh nghiệp, lĩnh vực, ngành nghề và phạm vi kinh doanh, vốn điều lệ, phần vốn góp của mỗi bên, phương thức, tiến độ góp vốn điều lệ, điều kiện chấm dứt hoạt động, giải thể doanh nghiệp…
Như vậy, hợp đồng liên doanh thuộc loại hợp đồng mang tính tổ chức hay hợp đồng thành lập công ty. Điều lệ hoạt động của doanh nghiệp liên doanh phải được xây dựng dựa trên những nội dung thỏa thuận của hợp đồng. Sau khi được cấp giấy chứng nhận đầu tư, cùng với điều lệ hoạt động của doanh nghiệp liên doanh, hợp đồng liên doanh là văn bản có hiệu lực pháp luật trong suốt quá trình thực hiện dự án đầu tư.
Tính hiệu quả trong quá trình đầu tư của nhà đầu tư (đối với hình thức thành lập doanh nghiệp liên doanh) sẽ được phản ánh qua chính tình hình hoạt động liên doanh đó.
2. Phân biệt hợp đồng hợp tác kinh doanh và hợp đồng liên doanh:
Khoản 14, Điều 3,
Nội dung của hợp đồng BCC bao gồm những nội dung chủ yếu sau:
a) Tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng; địa chỉ giao dịch hoặc địa điểm thực hiện dự án đầu tư;
b) Mục tiêu và phạm vi hoạt động đầu tư kinh doanh;
c) Đóng góp của các bên tham gia hợp đồng và phân chia kết quả đầu tư kinh doanh giữa các bên;
d) Tiến độ và thời hạn thực hiện hợp đồng;
đ) Quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng;
e) Sửa đổi, chuyển nhượng, chấm dứt hợp đồng;
g) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp.
Đặc biệt, trong quá trình thực hiện hợp đồng BCC, các bên tham gia hợp đồng được thỏa thuận sử dụng tài sản hình thành từ việc hợp tác kinh doanh để thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
2.1. Về điểm giống nhau:
– Chủ thể của hai loại hợp đồng này đều có hai bên hoặc nhiều bên, và đều bao gồm các đối tượng là nhà đầu tư theo quy định của pháp luật Việt Nam.
– Nội dung của hợp đồng đều chứa đựng thỏa thuận làm hình thành quyền, nghĩa vụ trong hợp đồng đầu tư.
– Đều là hình thức đầu tư trực tiếp
2.2. Về điểm khác nhau:
Khác với hợp đồng BCC, pháp luật Việt Nam không coi hợp đồng liên doanh là hình thức đầu tư độc lập. Hợp đồng liên doanh không chỉ có mục đích là sự thỏa thuận làm hình thành các quyền và nghĩa vụ của các nhà đầu tư khi họ chung vốn cùng hoạt động đầu tư mà còn có mục đích tạo cơ sở pháp lý cho việc thành lập một doanh nghiệp liên doanh. Do đó, hợp đồng liên doanh có một số điểm khác biệt hợp đồng BCC như sau:
Tiêu chí | Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BBC) | Hợp đồng liên doanh |
Khái niệm | Hợp đồng hợp tác kinh doanh (hợp đồng BCC) là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập tổ chức kinh tế (Khoản 9 Điều 3 | |
Chủ thể của hợp đồng | Không giới hạn các nhà đầu tư, có thể là nhà đầu tư trong nước kí kết hợp tác kinh doanh với nhà đầu tư nước ngoài hoặc những nhà đầu tư trong nước kí kết hợp đồng với nhau. | Bắt buộc phải có sự kí kết của một hoặc nhiều nhà đầu tư trong nước với một hoặc nhiều nhà đầu tư nước ngoài, sự tham gia của nhà đầu tư trong nước là điều kiện bắt buộc để hình thành nên hợp đồng liên doanh. |
Bản chất | Hợp đồng hợp tác kinh doanh là sự thỏa thuận của các bên để tiến hành hợp tác kinh doanh với nhau và được pháp luật coi là một hình thức đầu tư, nó tồn tại độc lập với các hình thức đầu tư khác | Hợp đồng liên doanh không được coi là hình thức đầu tư, nó chỉ là cơ sở pháp lí ghi nhận quan hệ đầu tư. Hệ quả của quá trình kí kết hợp đồng liên doanh là một doanh nghiệp liên doanh ra đời. Do đó đây sẽ là một văn bản bắt buộc phải có trong hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đầu tư. |
Nội dung thỏa thuận | Trong hợp đồng hợp tác kinh doanh, vì việc kí kết hợp đồng không dẫn đến thành lập một tổ chức kinh tế mới mới tại Việt Nam phải hoạt động theo luật Doanh nghiệp. Do vậy trong hợp đồng này các bên cùng thỏa thuận những nội dung liên quan đến: thể thức góp vốn, phân chia lợi nhuận, kết quả kinh doanh | Việc kí kết hợp đồng dẫn đến việc thành lập một pháp nhân theo Luật Doanh nghiệp Việt Nam nên nội dung của sự thỏa thuận phải có: loại hình doanh nghiệp, lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh, điều kiện chấm dứt và giải thể doanh nghiệp – điều khoản này rất quan trọng, nó coi như là “bùa” cứu cánh cho doanh nghiệp lúc cần thiết. |
Sử dụng dấu, tư cách giao dịch | Sau khi ký xong hợp đồng hợp tác kinh doanh, thường các bên phải thỏa thuận sử dụng dấu và danh nghĩa của một bên để giao dịch | Trong hợp đồng liên doanh thì sau khi thành lập công ty liên doanh sẽ là pháp nhân độc lập và giao dịch với các bên khác |
Như vậy, hợp đồng BCC có lợi thế không phải thành lập pháp nhân nên quy trình, thủ tục đầu tư nhanh chóng và không tốn nhiều chi phí. Tuy nhiên, hai bên trong hợp đồng sẽ gặp khó khăn trong việc kiểm soát được các hoạt động đầu tư, kinh doanh, đặc biệt là việc hạch toán chi phí, vì bắt buộc hai bên phải lựa chọn sử dụng danh nghĩa (con dấu pháp nhân) của một bên để tiến hành các giao dịch.
Trong trường hợp này, chi phí chỉ có thể được hạch toán vào bên được lựa chọn sử dụng danh nghĩa. Trong khi đó, các bên trong hợp đồng liên doanh phải đăng kí thành lập một pháp nhân mới nên tốn nhiều thời gian và chi phí hơn. Bù lại, pháp nhân được thành lập có hoạt động độc lập và tách khỏi hoạt động riêng của hai bên liên doanh nên đảm bảo được sự minh bạch, rõ ràng và dễ kiểm soát các vấn đề như quản lý điều hành, hạch toán chi phí. Sau khi hoạt động đầu tư, kinh doanh chấm dứt, các bên liên doanh phải tiến hành thủ tục giải thể doanh nghiệp.