Hiện nay, tuỳ tính chất chất công việc mà các bên khi thực hiện quan hệ lao động có thoả thuận ký các loại hợp đồng khác nhau. Hợp đồng lao động theo mùa vụ là gì? Quy định mới nhất về hợp đồng lao động theo mùa vụ như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Hợp đồng lao động theo mùa vụ là gì?
Trong bất cứ giao dịch nào cũng vậy thì việc các bên giao kết hợp đồng để thỏa thuận và ràng buộc các quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng để ràng buộc trách nhiệm việc thực hiện theo đúng các thỏa thuận mà các bên đã cam kết. Vậy hiện nay có bao nhiêu loại hợp đồng, hợp đồng mùa vụ có khác gì với các loại hợp đồng khác không?
Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.
Trước khi nhận người lao động vào làm việc thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.
Hợp đồng lao động theo mùa vụ được hiểu là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương theo mùa vụ hoặc công việc nhất định có tính chất không thường xuyên, có thời hạn dưới 12 tháng.
2. Quyền và nghĩa vụ của người lao động:
Người lao động có các quyền sau đây:
Làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
Hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể;
Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại, thực hiện quy chế dân chủ, thương lượng tập thể với người sử dụng lao động và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động;
Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc;
Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
Đình công;
Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Người lao động có các nghĩa vụ sau đây:
Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác;
Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động; tuân theo sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động;
Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh.
3. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động:
Người sử dụng lao động có các quyền sau đây:
Tuyển dụng, bố trí, quản lý, điều hành, giám sát lao động; khen thưởng và xử lý vi phạm kỷ luật lao động;
Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người sử dụng lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật;
Yêu cầu tổ chức đại diện người lao động thương lượng với mục đích ký kết thỏa ước lao động tập thể; tham gia giải quyết tranh chấp lao động, đình công; đối thoại, trao đổi với tổ chức đại diện người lao động về các vấn đề trong quan hệ lao động, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động;
Đóng cửa tạm thời nơi làm việc;
Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Người sử dụng lao động có các nghĩa vụ sau đây:
Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác; tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động;
Thiết lập cơ chế và thực hiện đối thoại, trao đổi với người lao động và tổ chức đại diện người lao động; thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc;
Đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nhằm duy trì, chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động;
Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động; xây dựng và thực hiện các giải pháp phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
Tham gia phát triển tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, đánh giá, công nhận kỹ năng nghề cho người lao động.
Người lao động có thể giao kết nhiều hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động nhưng phải bảo đảm thực hiện đầy đủ các nội dung đã giao kết.
Người lao động đồng thời giao kết nhiều hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động thì việc tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động.
4. Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động:
Khi người lao động và người sử dụng lao động giao kết hợp đồng thì phải thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực.
Tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội.
5. Quy định của pháp luật về hợp đồng lao động mùa vụ:
Tại Khoản 1, Điều 22 “Bộ luật lao động 2019” có quy định:
“1. Hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại sau đây:
a)
b)
c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.”
Như vậy, theo quy định trên, hợp đồng lao động theo mùa vụ được hiểu là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương theo mùa vụ hoặc công việc nhất định có tính chất không thường xuyên, có thời hạn dưới 12 tháng.
Khi tiến hành việc giao kết hợp đồng lao động theo mùa vụ, cần lưu ý một số vấn đề sau:
Thứ nhất, cần đảm bảo tính mùa vụ của hợp đồng, tức là bản chất của công việc là thời vụ, dưới 12 tháng và không có tính chất thường xuyên từ 12 tháng trở lên. Trường hợp công việc không thỏa mãn điều kiện này thì người sử dụng lao động phải giao kết các loại hợp đồng khác với người lao động (
Thứ hai, về hình thức của hợp đồng:
Căn cứ theo Khoản 2, Điều 16 “Bộ luật lao động 2019” thì: “Đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng, các bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói” thì công việc theo mùa vụ có thời hạn dưới 03 tháng các bên có thể giao kết bằng lời nói, còn đối với công việc có thời hạn trên 03 tháng thì không thể giao kết hợp đồng lao động bằng miệng mà việc giao kết bắt buộc phải lập thành văn bản.
Thứ ba, về thời hạn của hợp đồng lao động mùa vụ:
Theo quy định tại Khoản 2, Điều 22 “
“2. Khi hợp đồng lao động quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; nếu không ký kết hợp đồng lao động mới thì hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn và hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này trở thành hợp đồng lao động xác định thời hạn với thời hạn là 24 tháng.
Trường hợp hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là
Như vậy, trong thời hạn 30 ngày kể từ khi hợp đồng lao động theo mùa vụ hết hạn doanh nghiệp phải ký hợp đồng mới, nếu không hợp đồng lao động mùa vụ sẽ đương nhiên trở thành hợp đồng lao động xác định thời hạn.
Thứ tư, về chính sách bảo hiểm xã hội đối với hợp đồng lao động mùa vụ:
Điểm a, Khoản 1, Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định:
“Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động”.
Như vậy, người làm việc theo hợp đồng lao động mùa vụ từ đủ 03 tháng trở lên phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Ngoài ra, Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 đã mở rộng đối tượng bắt buộc phải tham gia bảo hiểm xã hội đối với hợp đồng có thời hạn từ 01 tháng. Tuy nhiên mặc dù Luật này có hiệu lực bắt đầu từ 01/01/2016 nhưng quy định này lại chỉ bắt đầu có hiệu lực từ 01/01/2018.