Tham gia ký kết hợp đồng hợp tác là một trong những hợp đồng dân sự nên phải đảm bảo điều kiện cơ bản mà pháp luật dân sự quy định. Vậy, hợp đồng hợp tác kinh doanh có bắt buộc phải công chứng hay không?
Mục lục bài viết
1. Hợp đồng hợp tác kinh doanh có bắt buộc phải công chứng không?
Theo quy định của Luật Đầu tư năm 2020 thì hợp đồng hợp tác kinh doanh hay còn gọi là hợp đồng BCC là loại hợp đồng được các bên nhà đầu tư ký kết với nhau nhằm hợp tác kinh doanh mục đích phân chia lợi nhuận và phân chia sản phẩm theo quy định của pháp luật. Đặc điểm của việc ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh đó là không tiến hành thành lập tổ chức kinh tế. Những nội dung cơ bản được ghi nhận trong hợp đồng hợp tác kinh doanh bao gồm các nội dung như:
+ Phải có đầy đủ thông tin về tên, địa chỉ người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng; địa chỉ tiến hành giao dịch hoặc các địa điểm thực hiện dự án đầu tư;
+ Trong hợp đồng này cũng phải nêu rõ được mục tiêu và phạm vi hoạt động của đầu tư kinh doanh;
+ Đối với việc tham gia hợp đồng và phân chia kết quả đầu tư kinh doanh giữa các bên cũng phải ghi nhận sự đóng góp rõ ràng;
+ Trong quá trình giao kết hợp đồng tiến độ và thời gian để thực hiện hợp đồng cũng phải được ghi nhận;
+ Khi tham gia hợp đồng thì các bên sẽ chịu sự ràng buộc về quyền và nghĩa vụ;
+ Hợp đồng sau khi được các bên ký kết hoàn toàn có thể tiến hành sơ đồ chuyển nhượng hoặc chấm dứt;
+ Để có thể có hướng giải quyết tranh chấp thì trách nhiệm do vi phạm hợp đồng hoặc phương thức giải quyết tranh chấp cũng là một trong những nội dung quan trọng sẽ phải được ghi nhận.
Hiện nay, trong quá trình thực hiện hợp đồng BCC các bên tiến hành tham gia hợp đồng sẽ được thỏa thuận sử dụng tài sản hình thành từ việc hợp tác kinh doanh để có thể tiến hành thành lập doanh nghiệp theo đúng quy định pháp luật về doanh nghiệp. Và một số những thỏa thuận có những nội dung khác không trái với quy định pháp luật cũng sẽ được các bên tham gia hợp đồng thực hiện.
Có thể thấy hợp đồng hợp tác kinh doanh là một trong những dạng giao dịch dân sự chính vì vậy hợp đồng phải dựa trên những thỏa thuận từ các bên. Giao dịch này nếu thỏa mãn những điều kiện của Bộ luật Dân sự thì hợp đồng vẫn có hiệu lực. Hiện nay, cũng không có bất kỳ quy định nào ghi nhận hợp đồng hợp tác kinh doanh bắt buộc phải tiến hành công chứng. Điều kiện để có hiệu lực của giao dịch dân sự đã được ghi nhận tại Điều 113 Bộ luật dân sự 2015:
+ Cá nhân là chủ thể thực hiện giao dịch phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự đã được tiến hành xác lập;
+ Khi tham gia vào giao dịch dân sự thì các bên hoàn toàn xuất phát từ sự tự nguyện;
+ Mục đích nội dung của giao dịch dân sự sẽ không được vi phạm những điều cấm của luật và không trái với đạo đức xã hội.
Với quy định nêu trên việc các bên tiến hành ký kết hợp đồng kinh doanh nếu đảm bảo đầy đủ các điều kiện mà pháp luật dân sự đã quy định thì hợp đồng dân sự này hoàn toàn hợp pháp và hiện nay cũng không bắt buộc phải tiến hành công chứng đối với loại hợp đồng hợp tác này. Tuy nhiên trên thực tế để tránh những vướng mắc pháp lý về sau hoặc những tranh chấp khó có thể giải quyết thì việc lựa chọn công chứng chứng thực vẫn nên được ưu tiên.
2. Giao kết hợp tác kinh doanh thông qua lời nói có được không?
Trong pháp luật dân sự thì hình thức hợp đồng là một trong những nội dung quan trọng theo đó khi các bên tiến hành giao kết hợp đồng với nhau có thể thực hiện bằng lời nói bằng văn bản, hoặc bằng hành vi cụ thể ( nội dung này đã được ghi nhận tại Điều 119 Bộ luật dân sự 2015). Thời điểm giao kết hợp đồng bằng lời nói là thời điểm các bên thỏa thuận với nhau về nội dung ký kết. Khi tiến hành giao kết hợp đồng bằng lời sau đó được xác lập bằng văn bản thì thời điểm sau kết hợp đồng sẽ được xác định theo thời điểm giao kết hợp đồng lời nói. Các bên lựa chọn giao kết hợp đồng bằng lời nói không có văn bản để ghi nội dung cụ thể về thời gian thì thời điểm giao kết trong các hợp đồng điện được xác định là các bên đã hoàn thành việc thỏa thuận về nội dung của hợp đồng.
Hiện nay hợp đồng hợp tác được ghi nhận tại Điều 504 của Bộ luật dân sự 2015 theo đó các bên khi ký kết hợp đồng hợp tác sẽ tự thỏa thuận với nhau về việc cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện công việc nhất định. Cũng theo quy định tại điều này thì hợp đồng hợp tác bắt buộc phải lập thành văn bản.
Với quy định nêu trên các bên giao kết hợp tác kinh doanh phải tiến hành làm văn bản hợp đồng hợp tác không thể tiến hành thông qua lời nói.
3. Một số lưu ý trong quá trình ký, thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC):
Hợp đồng hợp tác kinh doanh từ trước đến nay luôn được xác định là một trong những hình thức đầu tư. Các cá nhân trong quá trình ký thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh cần có một số lưu ý như sau:
– Cần xác định được ưu và nhược điểm khi ký kết lại hợp đồng này:
+ Ưu điểm: việc lựa chọn hợp tác kinh doanh với nhau có thể giữa cá nhân với cá nhân hoặc giữa cá nhân với pháp nhân đơn giản thuận tiện Điều này giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho những nhà đầu tư; Liên quan đến việc chia sẻ phân chia lợi ích trong đầu tư thì cơ chế đàm phán có tính linh hoạt cao; Các cá nhân doanh nghiệp hoặc nhà đầu tư khắc phục được những điểm yếu và phát huy được những ưu điểm của nhau. Thông thường được ký kết hợp đồng hợp tác phải nhận thấy cá nhân có những điểm mạnh về lĩnh vực nào và có thể khắc phục được những nhược điểm của cá nhân, doanh nghiệp hợp tác thì việc ký kết mới được diễn ra. Khi tiến hành ký kết hợp đồng hợp tác với nhau thì các bên vẫn giữ được vị thế độc lập trong hoạt động đầu tư và không quá bị không bị quá phụ thuộc vào nhau;
+ Về nhược điểm các bên cũng cần hiểu rõ rằng hợp đồng BCC vẫn tồn tại hạn chế nhất định. Quyền tự do thỏa thuận quá cao cũng là một trong những nhược điểm nếu không có cơ chế vận hành quản lý hạch toán cụ thể rõ ràng thì dẫn đến việc đưa ra quyết định cảm tính phát sinh mâu thuẫn. Thông thường hợp đồng hợp tác không thành lập pháp nhân mới nên việc các bên khi tiến hành thực hiện giao dịch phải cử một bên ra làm đại diện điều hành quản lý. Điều này vô tình làm tăng trách nhiệm của một bên so với bên còn lại.
– Lưu ý trong việc soạn thảo hợp đồng: Việc soạn thảo hợp đồng để ràng buộc quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong hợp tác kinh doanh là một trong những nội dung cần đặc biệt lưu tâm và dành thời gian để thực hiện. Hiện nay nội dung chủ yếu được ghi nhận trong hợp đồng này phải theo khoản 1 Điều 28 Luật Đầu tư năm 2020 ghi nhận. Nội dung này sẽ không được trái với quy định của pháp luật;
– Tiến hành thành lập ban điều phối hợp đồng: Hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa các bên được ký kết với nhau được coi là Điều lệ của doanh nghiệp nên khi tiến hành tham gia hợp đồng này các bên nên thành lập ban điều phối hợp đồng với mục đích thực hiện các điều khoản của hợp đồng; Trường hợp không lựa chọn tiến hành thành lập ban điều phối hợp đồng thì cần nêu rõ quy chế quản lý thực hiện hợp đồng đó hoặc tạo nên phụ lục đính kèm hợp đồng điều chỉnh vấn đề phân công rõ ràng doanh thu, quản lý nhân sự và đồng thời trách nhiệm của mỗi bên trong quá trình thực hiện hợp đồng.
– Một trong những lưu ý trong việc định hướng mô hình kinh doanh trong tương lai: Hiện nay thời gian để các bên tiến hành giao kết hợp đồng hợp tác kinh doanh thường kéo dài thậm chí có thể lên chục năm hoặc trên thời gian này chính vì vậy các bên cần có những định hướng về mô hình kinh doanh cũng như phương hướng phát triển hoạt động đầu tư.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự năm 2015;
– Luật Đầu tư năm 2020.