Quy định chung của pháp luật về hợp đồng đặt cọc. Hợp đồng đặt cọc có cần cả vợ và chồng cùng ký tên không? Vợ, chồng tự ý đặt cọc bán tài sản thì hậu quả pháp lý ra sao? Mẫu hợp đồng đặt cọc.
Một trong những vấn đề hiện nay xảy ra tranh chấp rất nhiều là liên quan đến hợp đồng đặt cọc. Đặt cọc về bản chất là việc giữ chỗ, bảo đảm cho việc mua bán tài sản sau này giữa các bên. Trong trường hợp vợ chồng với nhau, thì khi đặt cọc có cần cả hai vợ, chồng phải kí tên không? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây:
Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568
Mục lục bài viết
1. Quy định chung của pháp luật về hợp đồng đặt cọc:
Theo quy định tại Điều 328
Đặt cọc được coi là một trong các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Đặt cọc được hiểu là một bên gọi là bên đặt cọc giao cho bên nhận đặt cọc một khoản tiền hoặc tài sản có giá trị tương đương là kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác với mục đích để đảm bảo cho giao kết hoặc thực hiện hợp đồng trong một thời hạn nhất định.
Sau khi hợp đồng được giao kết như đúng mong muốn, thỏa thuận của cả hai bên thì tài sản đặt cọc sẽ được xử lý như sau: một, trả lại cho bên đặt cọc; hai là có thể thỏa thuận trừ để thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng.
Trường hợp sau khi đặt cọc, bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc sẽ thuộc về bên nhận đặt cọc. Nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì sẽ phải trả lại cọc cho bên đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.
Đặt cọc được xem là một giao dịch dân sự. Và điều kiện để một giao dịch dân sự có hiệu theo quy định tại Điều 117 bao gồm:
– Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập
– Chủ thể tham gia giao dịch dân sự trên tinh thần hoàn toàn tự nguyện
– Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự: không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội
2. Hợp đồng đặt cọc có cần cả vợ và chồng cùng ký tên không?
Thứ nhất, nếu như tài sản đó là tài sản riêng của vợ hoặc chồng, thì việc kí kết hợp đồng đặt cọc chỉ cần một người kí
Thứ hai, tài sản đó là tài sản chung của vợ chồng:
Căn cứ xác định tài sản chung của vợ chồng:
Theo quy định tại Điều 33
– Tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân
– Tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung
– Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn. Ngoại trừ trường hợp vợ hoặc chồng thừa kế riêng, được tặng cho riêng hay có được thông qua các giao dịch riêng
Đã là tài sản chung của vợ chồng, khi tiến hành đặt cọc (đây là giao dịch nhằm đảm bảo cho việc mua bán tài sản sau này) thì phải có sự đồng ý và thỏa thuận của cả hai người vợ và chồng. Do đó, khi các bên thực hiện đặt cọc, đều phải có sự đồng ý của cả hai vợ chồng nếu đây được xác định là tài sản chung vợ chồng. Sự đồng ý ở đây thể hiện qua việc hai vợ chồng cùng ký vào hợp đồng đặt cọc hoặc thông qua ủy quyền của một trong hai vợ chồng.
3. Vợ, chồng tự ý đặt cọc bán tài sản thì hậu quả pháp lý ra sao?
Theo như phân tích ở mục 2, nếu xác định là tài sản chung của vợ, chồng thì khi tiến hành đặt cọc phải có sự đồng ý và chữ ký của hai vợ, chồng. Hoặc một trong hai bên uỷ quyền cho bên còn lại được thay mặt mình thực hiện giao dịch.
Do vậy, nếu một trong hai bên tự ý kí hợp đồng đặt cọc cho bên mua tài sản mà không có sự đồng ý, thỏa thuận chữ ký của bên kia thì hợp đồng đặt cọc đó có thể coi là hợp đồng vô hiệu, vi phạm về mặt chủ thể giao kết hợp đồng, căn cứ tại Điều 122 Bộ luật dân sự năm 2015.
Nếu trường hợp vợ hoặc chồng bị lừa dối và người kia tự ý thực hiện đặt cọc mà không có được sự đồng ý của chủ sở hữu còn lại thì hợp đồng đặt cọc đó cũng bị vô hiệu (quy định tại Điều 127 Bộ luật dân sự năm 2015).
Hậu quả pháp lý của một hợp đồng vô hiệu là hai bên sẽ phải hoàn trả lại cho nhau những gì đã nhận, tức là giao kết mua bán tài sản sau sẽ chấm dứt. Và nếu trong hợp đồng đặt cọc có điều khoản quy định việc bồi thường thiệt hại hoặc phạt hợp đồng thì người tự ý đặt cọc phải thực hiện bồi thường và nộp phạt theo thoả thuận.
4. Mẫu hợp đồng đặt cọc:
HỢP ĐỒNG ĐẶT CỌC
(Số: ……./HĐĐC)
Hôm nay, ngày ……. tháng ……. năm ….., tại ……
Chúng tôi gồm có:
BÊN ĐẶT CỌC (BÊN A):
Ông (Bà): …….
Năm sinh:……
CMND số: ……… Ngày cấp …….. Nơi cấp ………
Hộ khẩu: ………
Địa chỉ: ………
Điện thoại: ………
BÊN NHẬN ĐẶT CỌC (BÊN B):
Ông (Bà): ………
Năm sinh:………
CMND số: ……… Ngày cấp ………Nơi cấp ………
Hộ khẩu: ………
Địa chỉ: …………
Điện thoại: …………
Hai bên đồng ý thực hiện việc đặt cọc theo các thoả thuận sau đây:
ĐIỀU 1: TÀI SẢN ĐẶT CỌC: (1)…………
ĐIỀU 2: THỜI HẠN ĐẶT CỌC
Thời hạn đặt cọc là: ………., kể từ ngày ….. tháng …… năm ……
ĐIỀU 3: MỤC ĐÍCH ĐẶT CỌC
Ghi rõ mục đích đặt cọc, nội dung thỏa thuận (cam kết) của các bên về việc bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự.
ĐIỀU 4: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN A
4.1. Bên A có các nghĩa vụ sau đây:
a) Giao tài sản đặt cọc cho Bên B theo đúng thỏa thuận;
b) Giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự đã thỏa thuận tại Điều 3 nêu trên. Nếu Bên A từ chối giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự (mục đích đặt cọc không đạt được) thì Bên A bị mất tài sản đặt cọc;
c) Các thỏa thuận khác …
4.2. Bên A có các quyền sau đây:
a) Nhận lại tài sản đặt cọc từ Bên B hoặc được trả khi thực hiện nghĩa vụ trả tiền cho Bên B trong trường hợp 2 Bên giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự (mục đích đặt cọc đạt được);
b) Nhận lại và sở hữu tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc (trừ trường hợp có thỏa thuận khác) trong trường hợp Bên B từ chối việc giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự (mục đích đặt cọc không đạt được);
c) Các thỏa thuận khác …
ĐIỀU 5: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN B
5.1. Bên B có các nghĩa vụ sau đây:
a) Trả lại tài sản đặt cọc cho Bên A hoặc trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền trong trường hợp 2 Bên giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự (mục đích đặt cọc đạt được);
b) Trả lại tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc cho Bên A (trừ trường hợp có thỏa thuận khác) trong trường hợp Bên B từ chối việc giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự (mục đích đặt cọc không đạt được);
c) Các thỏa thuận khác …
5.2. Bên B có các quyền sau đây:
a) Sở hữu tài sản đặt cọc nếu Bên A từ chối giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự (mục đích đặt cọc không đạt được).
b) Các thỏa thuận khác …
ĐIỀU 6: PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
Trong quá trình thực hiện Hợp đồng mà phát sinh tranh chấp, các bên cùng nhau thương lượng giải quyết trên nguyên tắc tôn trọng quyền lợi của nhau; trong trường hợp không giải quyết được, thì một trong hai bên có quyền khởi kiện để yêu cầu tòa án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.
ĐIỀU 7: CAM ĐOAN CỦA CÁC BÊN
Bên A và bên B chịu trách nhiệm trước pháp luật về những lời cam đoan sau đây:
7.1. Việc giao kết Hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối hoặc ép buộc;
7.2. Thực hiện đúng và đầy đủ tất cả các thỏa thuận đã ghi trong Hợp đồng này;
7.3. Các cam đoan khác…
ĐIỀU 8: ĐIỀU KHOẢN CHUNG
8.1. Hai bên hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình được thỏa thuận trong hợp đồng này.
8.2. Hai bên đã tự đọc lại hợp đồng này, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản đã ghi trong hợp đồng.
8.3. Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày …… tháng ……. năm …… đến ngày …… tháng ….. năm …….
Hợp đồng được lập thành …… (……..) bản, mỗi bên giữ một bản và có giá trị như nhau.
BÊN A BÊN B
(Ký, điểm chỉ và ghi rõ họ tên) (Ký, điểm chỉ và ghi rõ họ tên)
Ghi chú:
(1) Mô tả chi tiết về tài sản đặt cọc (khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác).Riêng đối với các tài sản là bất động sản thì cần phải tuân theo các quy định của pháp luật về đặt cọc