Vi phạm hợp đồng giao kết bằng lời nói thì giải quyết quyền lợi như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Công Ty Luật TNHH Dương Gia!
Em tên Thúy Huỳnh, em nhờ quý Công ty giải đáp thắc mắc và cho em hướng giải quyết.
Cha em hiện đang trồng cây nếp giống IR4625, khi cây nếp được 17 đến 20 ngày thì Cha em có hợp tác với anh Hải để bơm phân vào cánh đồng ( tên hiệu thuốc là Phân bón HCSH AMI-AMI® của Công ty Ajinomoto Việt Nam), anh Hải làm việc cho 1 đại lý phân thuốc Ajinomoto VN nhưng vì có quen biết nên Cha em không làm hợp đồng trên giấy tờ mà chỉ thỏa thuận và cam kết cây nếp đạt nâng suất với nhau qua lời nói giữa 2 bên ( khi Cha em và anh Hải thỏa thuận và lúc anh Hải bơm phân có sự chứng kiến của nhiều người làm ruộng gần đó). Diện tích đất được bơm phân vào là 32 mẫu, sau khi bơm phân thì cây nếp bị đỏ gần hết diện tích đất, Cha em có yêu cầu anh Hải qua xem lại tình trạng cây nếp để giải cứu cây nếp kịp thời nhưng anh Hải hẹn hết lần này đến lần khác, giờ thì cây nếp gần chết hết mà chưa thấy anh Hải, vậy cho em hỏi phải làm như thế để bắt anh Hải bồi thường thiệt hại mà anh Hải đã gây ra. Rất mong sự giúp đỡ nhiệt tình của quý Công ty để Cha em giảm gánh nặng thua lỗ vì đất Cha em làm được mướn từ người khác.
Em xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Theo Điều 401 Bộ luật dân sự quy định:
“Hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, khi pháp luật không quy định loại hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình thức nhất định. Trong trường hợp pháp luật có quy định hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó”.
Trong trường hợp này, hợp đồng giao kết giữa cha bạn với anh Hải không thuộc loại hợp đồng dân sự phải lập thành văn bản, do đó việc hai người thỏa thuận với nhau qua lời nói vẫn có giá trị pháp lý như hợp đồng giao kết bằng văn bản và có hiệu lực bắt buộc thực hiện đối với cả hai bên, điều này đồng nghĩa với việc anh Hải có nghĩa vụ bơm phân vào cánh đồng đề cây nếp đạt năng suất.
>>> Luật sư
Qua những chi tiết mà bạn đưa ra, có thể thấy anh Hải đã có hành vi vi phạm hợp đồng do không đảm bảo được năng suất của cây nếp, do đó bạn có quyền khời kiện anh Hải tới
Tuy nhiên trên thực tế, giá trị chứng minh thỏa thuận bằng lời nói rất thấp. Theo quy định tại khoản 1, Điều 79 Bộ luật tố tụng dân sự:
“Người khởi kiện phải có nghĩa vụ đưa ra chứng cứ để chứng minh yêu cầu khởi kiện của mình là hợp pháp và có căn cứ”.
Vì vậy, nếu bạn có các bằng chứng, giấy tờ khác chứng minh có việc thỏa thuận và cam kết giữa cha bạn với anh Hải (như việc lấy lời khai của những người làm chứng lúc đó) và chứng minh được các thiệt hại xảy ra trên thực tế thì bạn mới có thể khởi kiện để yêu cầu giải quyết việc bồi thường thiệt hại cho cha của bạn.
Nếu bạn không có chứng cứ chứng mình có sự thỏa thuận và cam kết giữa anh Hải và cha bạn thì Tòa án không thể giải quyết.