Hợp đồng có hiệu lực không khi ký tên nhầm vị trí? Ký nhầm chỗ của nhau trên hợp đồng thì hợp đồng đó có giá trị pháp lý không? Hợp đồng có lỗi sai chính tả có giá trị không? Cần làm gì để đảm bảo tính pháp lý của hợp đồng?
Hợp đồng ký tên nhầm vị trí hay có những lỗi sai chính tả là một trong những lỗi sai hay gặp khi soạn thảo và ký kết hợp đồng dân sự. Vậy, một hợp đồng mà các bên ký tên nhầm vào vị trí của nhau, hoặc có những lỗi sai chính tả trong hợp đồng thì có hiệu lực pháp luật không? Cần phải làm gì để đảm bảo tính pháp lý của hợp đồng?
Luật sư
Mục lục bài viết
1. Hợp đồng ký tên nhầm vị trí, sai chính tả có hiệu lực không?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin thưa luật sư, tôi có vấn đề tư vấn như sau: Tôi có ký một hợp đồng dịch vụ pháp lý với một công ty, tuy nhiên do không nhìn kĩ nên tôi đã ký nhầm vào bên của bên công ty, bên công ty cũng chỉ xem và ký tiếp. Khi về và xem lại thì tôi phát hiện ra sai. Như vậy, hợp đồng đó có sao không?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại “Bộ luật dân sự 2015” thì:
Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Bản chất việc thỏa thuận thể hiện ý chỉ của hai bên trong xác lập hợp đồng. Mặc dù ký nhầm nhưng hai bên vẫn xác lập là có hợp đồng thì hợp đồng vẫn có hiệu lực.
Mặt khác, nếu hai bên không có tranh chấp hiện tại mà đề phòng tránh vấn đề sau này thì bạn hoàn toàn có thể xác lập một hợp đồng mới và hủy hợp đồng cũ đi.
Khi ký hợp đồng mới bạn cần lưu ý việc kiểm tra lại hợp đồng, điều khoản của hợp đồng để tránh nhầm lẫn sai xót.
“Điều 402. Nội dung của hợp đồng dân sự
Tuỳ theo từng loại hợp đồng, các bên có thể thoả thuận về những nội dung sau đây:
1. Đối tượng của hợp đồng là tài sản phải giao, công việc phải làm hoặc không được làm;
2. Số lượng, chất lượng;
3. Giá, phương thức thanh toán;
4. Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;
5. Quyền, nghĩa vụ của các bên;
6. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
7. Phạt vi phạm hợp đồng;
8. Các nội dung khác”.
Như vậy, bạn có thể vẫn tiếp tục sử dụng hợp đồng cũ, nếu hai bên đồng ý thì có thể lập thành hợp đồng mới.
2. Hợp đồng là gì? Hợp đồng có hiệu lực khi nào?
Theo quy định tại
Tại Điều 401 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về hiệu lực của hợp đồng như sau:
1. Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác.
2. Từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực, các bên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo cam kết. Hợp đồng chỉ có thể bị sửa đổi hoặc hủy bỏ theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật.’
Quy định về hợp đồng vô hiệu được luật cụ thể hóa như sau:
‘Điều 407. Hợp đồng vô hiệu
1. Quy định về giao dịch dân sự vô hiệu từ Điều 123 đến Điều 133 của Bộ luật này cũng được áp dụng đối với hợp đồng vô hiệu.
2. Sự vô hiệu của hợp đồng chính làm chấm dứt hợp đồng phụ, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận hợp đồng phụ được thay thế hợp đồng chính. Quy định này không áp dụng đối với biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
3. Sự vô hiệu của hợp đồng phụ không làm chấm dứt hợp đồng chính, trừ trường hợp các bên thỏa thuận hợp đồng phụ là một phần không thể tách rời của hợp đồng chính.’
Theo đó, việc hợp đồng ký tên nhầm vị trí, sai chính tả không thuộc trường hợp hợp đồng vô hiệu. Việc hợp đồng đó có hiệu lực hay không sẽ phụ thuộc vào ý chí của các bên tại thời điểm ký kết hợp đồng. Nếu các bên thống nhất và thừa nhận hợp đồng đã ký kết giữa hai bên, thì hợp đồng sẽ vẫn có giá trị pháp lý và ràng buộc các bên. Trường hợp có tranh chấp xảy ra và một trong hai bên không thừa nhận tính pháp lý của hợp đồng thì việc có thêm bằng chứng, chứng cứ chứng minh đã có sự kiện ký kết hợp đồng, ý chí của các bên tại thời điểm ký kết là tự nguyện, không bị cưỡng ép, lừa dối, ép buộc, không minh mẫn dẫn đến phải ký kết hợp đồng.
Ngoài ra, có thể áp dụng theo nguyên tắc giải thích giao dịch dân sự như sau:
‘Điều 121. Giải thích giao dịch dân sự
1. Giao dịch dân sự có nội dung không rõ ràng, khó hiểu, được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau và không thuộc quy định tại khoản 2 Điều này thì việc giải thích giao dịch dân sự đó được thực hiện theo thứ tự sau đây:
a) Theo ý chí đích thực của các bên khi xác lập giao dịch;
b) Theo nghĩa phù hợp với mục đích của giao dịch;
c) Theo tập quán nơi giao dịch được xác lập.
2. Việc giải thích hợp đồng được thực hiện theo quy định tại Điều 404 của Bộ luật này; việc giải thích nội dung di chúc được thực hiện theo quy định tại Điều 648 của Bộ luật này.’
3. Điều kiện chung trong giao kết hợp đồng
- Thứ nhất, về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự:
– Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
– Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
– Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
– Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.
- Thứ hai, về hình thức của giao dịch dân sự:
– Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.
Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.
– Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.
- Thứ ba, về thời điểm giao kết hợp đồng:
– Hợp đồng được giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận được chấp nhận giao kết.
– Trường hợp các bên có thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng trong một thời hạn thì thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm cuối cùng của thời hạn đó.
– Thời điểm giao kết hợp đồng bằng lời nói là thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung của hợp đồng.
– Thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản hay bằng hình thức chấp nhận khác được thể hiện trên văn bản.
Trường hợp hợp đồng giao kết bằng lời nói và sau đó được xác lập bằng văn bản thì thời điểm giao kết hợp đồng được xác định theo khoản 3 Điều này.
- Thứ tư, về nguyên tắc giải thích hợp đồng:
– Khi hợp đồng có điều khoản không rõ ràng thì việc giải thích điều khoản đó không chỉ dựa vào ngôn từ của hợp đồng mà còn phải căn cứ vào ý chí của các bên được thể hiện trong toàn bộ quá trình trước, tại thời điểm xác lập, thực hiện hợp đồng.
– Khi hợp đồng có điều khoản hoặc ngôn từ có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau thì phải giải thích theo nghĩa phù hợp nhất với mục đích, tính chất của hợp đồng.
– Khi hợp đồng có điều khoản hoặc ngôn từ khó hiểu thì phải được giải thích theo tập quán tại địa điểm giao kết hợp đồng.
– Các điều khoản trong hợp đồng phải được giải thích trong mối liên hệ với nhau, sao cho ý nghĩa của các điều khoản đó phù hợp với toàn bộ nội dung hợp đồng.
– Trường hợp có sự mâu thuẫn giữa ý chí chung của các bên với ngôn từ sử dụng trong hợp đồng thì ý chí chung của các bên được dùng để giải thích hợp đồng.
– Trường hợp bên soạn thảo đưa vào hợp đồng nội dung bất lợi cho bên kia thì khi giải thích hợp đồng phải theo hướng có lợi cho bên kia.
- Thứ năm, về các trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu:
– Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội;
– Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo;
– Giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện;
– Giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn;
– Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép;
Luật sư
- Thứ sáu, về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu:
– Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.
– Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.
Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.
– Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.
– Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.
– Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.