Hiện nay trong các loại hợp đồng thì hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự là một trong các loại hợp đồng được quan tâm nhất hiện nay. Khác với hợp đồng bảo hiểm tài sản thì tài sản là đối tượng được bảo hiểm cụ thể, còn bảo hiểm trách nhiệm dân sự là trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người tham gia bảo hiểm với bên thứ ba.
Mục lục bài viết
1. Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự là gì?
Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự chúng ta có thể hiểu đây là hợp đồng về bảo hiểm trách nhiệm dân sự hay chính là sự thoả thuận bằng văn bản giữa bên bảo hiểm cụ thể với bên doanh nghiệp bảo hiểm với bên tham gia bảo hiểm là tổ chức, cá nhân, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm cam kết sẽ thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với người thứ ba thay cho bên được bảo hiểm nếu sự kiện bảo hiểm xảy ra trong thời hạn có hiệu lực của hợp đồng, còn bên tham gia bảo hiểm có nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm theo quy định và theo hợp đồng.
2. Đặc điểm của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự:
Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự có đặc điểm cụ thể như sau:
+ Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm là loại hợp đồng bồi thường, thời gian ngắn, thường 1 năm trở xuống. Theo đó đối với người tham gia bảo hiểm thì việc đảm nhận trách nhiệm bồi thường dân sự có nghĩa là phải chi trả tiền thiệt hại cho người khác do mình gây ra. Khi mua bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ gánh vác cho họ khoản chi này, đó chính là lợi ích bảo hiểm của người tham gia bảo hiểm.
– Trong thời hạn hợp đồng, doanh nghiệp bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm bồi thường khi người bị thiệt hại (người thứ ba) yêu cầu người tham gia bảo hiểm bồi thường. Doanh nghiệp bảo hiểm không có trách nhiệm trực tiếp với người bị thiệt hại. Cho nên hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm chỉ tồn tại giữa doanh nghiệp bảo hiểm với người tham gia bảo hiểm. Bên cạnh đó, dựa theo quy định của pháp luật hoặc theo thoả thuận trong hợp đồng, doanh nghiệp bảo hiểm có thể trực tiếp bồi thường cho người thứ ba về những thiệt hại do người tham gia bảo hiểm gây ra cho họ.
– Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự chỉ giới hạn trong phạm vi trách nhiệm bồi thường về mặt kinh tế, không chịu các trách nhiệm khác của người tham gia bảo hiểm trước pháp luật như về trách nhiệm hành chính, trách nhiệm hình sự.
– Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm luôn phải qui định hạn mức trách nhiệm bồi thường tối đa của doanh nghiệp bảo hiểm. Ví dụ cụ thể như hạn mức trách nhiệm bồi thường tối đa trong bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba là 50 triệu đồng một vụ tai nạn về tài sản và 50 triệu đồng một người, một vụ tai nạn.
3. Quyền và nghĩa vụ các bên hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự:
3.1. Việc lựa chọn giao kết hợp đồng bảo hiểm:
Bên mua bảo hiểm có quyền lựa chọn mua bảo hiểm ở bất kỳ doanh nghiệp bảo hiểm nào miễn là doanh nghiệp đó đang tiến hành hoạt động kinh doanh bảo hiểm trên lãnh thổ Việt Nam. Bên mua bảo hiểm có thể lựa chọn mua bảo hiểm ở doanh nghiệp bảo hiểm nào có mức phí bảo hiểm đối với loại bảo hiểm đó thấp nhất và chất lượng cao nhất. Quyền này đồng thời thúc đẩy sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp bảo hiểm với nhau trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm: mức phí thấp hơn, thủ tục bồi thường nhanh chóng, hợp tình, hợp lý hơn, kịp thời khắc phục được những tổn thất về tài chính đối với bên tham gia bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm xảy ra. Đồng thời bên mua bảo hiểm cũng có quyền yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm giải thích các điều kiện, điều khoản bảo hiểm để tìm hiểu những thông tin cần thiết, xem xét hợp đồng bảo hiểm đó có phù hợp với nhu cầu, điều kiện, hoàn cảnh của mình hay không.
Để bên mua bảo hiểm thực hiện được quyền này thì doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ cung cấp thông tin chính xác về hợp đồng và giải thích cho bên mua bảo hiểm về các điều kiện, điều khoản bảo hiểm; quyền, nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm.
3.2. Phí bảo hiểm:
Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền thu phí bảo hiểm; còn bên mua bảo hiểm có nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm đầy đủ theo đúng thời hạn và phương thức đã thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm. Bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm đầy đủ, theo đúng thời hạn và phương thức đã thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm, bởi hợp đồng bảo hiểm chỉ có hiệu lực kể từ thời điểm người tham gia bảo hiểm đóng phí bảo hiểm. Tuỳ từng loại sản phẩm bảo hiểm cụ thể mà thời hạn và phương thức nộp phí bảo hiểm được quy định cụ thể hoặc theo thoả thuận của các bên. Bên mua bảo hiểm phải đóng toàn bộ phí bảo hiểm trong một lần trước khi bên bảo hiểm cấp giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc hợp đồng bảo hiểm; hoặc phí bảo hiểm được đóng nhiều lần theo định kỳ thì bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm vào định kỳ đầu tiên trước khi được cấp giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc hợp đồng bảo hiểm và phải tiếp tục đóng phí của các kỳ sau theo đúng định kỳ.
3.3. Trả tiền bảo hiểm:
Doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm kịp thời cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm; có quyền từ chối trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc từ chối bồi thường cho người được bảo hiểm trong trường hợp không thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm hoặc trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm; có nghĩa vụ giải thích bằng văn bản lý do từ chối trả tiền bảo hiểm hoặc từ chối bồi thường; phối hợp với bên mua bảo hiểm để giải quyết yêu cầu của người thứ ba đòi bồi thường về những thiệt hại thuộc trách nhiệm bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm; có quyền yêu cầu bên mua bảo hiểm áp dụng các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất theo quy định của pháp luật. (Điều 17 Luật Kinh doanh bảo hiểm).
Còn bên mua bảo hiểm có quyền yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. Đồng thời có nghĩa vụ áp dụng các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất theo quy định của pháp luật;
3.4. Chuyển yêu cầu bồi hoàn:
Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền yêu cầu người thứ ba bồi hoàn số tiền bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm đã bồi thường cho người được bảo hiểm do người thứ ba gây ra đối với tài sản và trách nhiệm dân sự. Trong hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự, bên bảo hiểm phải bồi thường cho bên mua bảo hiểm hoặc trực tiếp trả lời cho người thứ ba theo yêu cầu của bên mua bảo hiểm thiệt hại mà bên mua bảo hiểm gây ra cho người thứ ba theo quy định của pháp luật. Người thứ ba trong trường hợp này không phải là chủ thể của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự nhưng là chủ thể của quan hệ nghĩa vụ bảo hiểm. Khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm, người thứ ba là bên có quyền được hưởng việc bồi thường theo mức đã thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm.
3.5. Đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm:
Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng là ý chí của một trong hai bên về việc không tiếp tục duy trì hợp đồng theo các điều khoản đã cam kết vì bên kia có hành vi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng. Bên bảo hiểm có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm khi bên mua bảo hiểm có một trong các hành vi sau: cố ý cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm để được trả tiền bảo hiểm hoặc để được bồi thường; không