Hỏi về việc chấm dứt đề nghị giao kết hợp đồng. Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng.
Hỏi về việc chấm dứt đề nghị giao kết hợp đồng. Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư! Luật sư giải thích giúp em tại sao nói "bên được đề nghị chấp nhận giao kết hợp đồng thì đề nghị giao kết hợp đồng sẽ chấm dứt" (khoản 1 Điều 391 Bộ Luật dân sự 2015). Cảm ơn luật sư!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Giải quyết vấn đề:
Căn cứ Khoản 1 Điều 386 Bộ luật dân sự 2015 quy định đề nghị giao kết hợp đồng như sau:
"1. Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định hoặc tới công chúng (sau đây gọi chung là bên được đề nghị)."
Điều 393 Bộ luật dân sự 2015 quy định chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng:
"1. Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự trả lời của bên được đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị."
Điều 391 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về các trường hợp chấm dứt đề nghị giao kết hợp đồng như sau:
"Đề nghị giao kết hợp đồng chấm dứt trong trường hợp sau đây:
1. Bên được đề nghị chấp nhận giao kết hợp đồng;
2. Bên được đề nghị trả lời không chấp nhận;
3. Hết thời hạn trả lời chấp nhận;
4. Khi thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị có hiệu lực;
5. Khi thông báo về việc hủy bỏ đề nghị có hiệu lực;
6. Theo thỏa thuận của bên đề nghị và bên được đề nghị trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời."
Điều 400 Bộ luật dân sự 2015 quy định thời điểm giao kết hợp đồng:
"1. Hợp đồng được giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận được chấp nhận giao kết."
>>> Luật sư tư vấn chấm dứt đề nghị đề nghị giao kết hợp đồng: 1900.6568
Theo đó, đề nghị giao kết hợp đồng sẽ chấm dứt khi bên được đề nghị chấp nhận giao kết hợp đồng. Vào thời điểm bên đề nghị giao kết hợp đồng nhận được chấp nhận giao kết hợp đồng từ phía bên được đề nghị thì hợp đồng được giao kết. Bạn có thể tham khảo ví dụ sau:
Ví dụ: Bạn đến cửa hàng vật liệu xây dựng A mua 100 tấn xi măng Nghi Sơn với giá 150.000 đồng/tạ. Địa điểm giao hàng tại nhà của bạn và sau khi nhận hàng sẽ thanh toán toàn bộ số tiền bằng tiền mặt. Chủ cửa hàng vật liệu xây dựng A trả lời đồng ý yêu cầu của bạn và sau đó đã giao hàng đến nhà cho bạn, bạn nhận hàng và thanh toán tiền cho cửa hàng A.
Trong trường hợp này, việc bạn đến cửa hàng A hỏi mua 100 tấn xi măng Nghi Sơn giá 150.000 đồng/tạ, yêu cầu giao hàng tại nhà bạn và sau khi nhận hàng bạn thanh toán toàn bộ số tiền bằng tiền mặt được gọi là đề nghị giao kết hợp đồng.
Trong đó, bạn là người đề nghị và cửa hàng A là người được đề nghị giao kết hợp đồng. Việc chủ cửa hàng A trả lời đồng ý yêu cầu của bạn tức đã chấp nhận lời đề nghị giao kết hợp đồng của bạn. Khi đó, lời đề nghị giao kết hợp đồng chấm dứt, hợp đồng mua bán hàng hóa giữa bạn và cửa hàng A được hình thành. Khi chủ cửa hàng A giao hàng cho bạn và bạn thanh toán tiền cho chủ cửa hàng A là bạn và chủ cửa hàng A đang thực hiện hợp đồng.