Gia đình cháu mua một chiếc tàu câu mực của người hàng xóm, do gia đình cháu thực hiện không đúng nghĩa vụ trả tiền nên người đó lấy lại chiếc tàu đó bán cho người khác, việc đó có được phép không?
Tóm tắt câu hỏi:
Gia đình cháu có mua của người hàng xóm một chiếc tàu câu mực vào ngày 18-6-2013, hai bên có lập hợp đồng với giá là 200 triệu, thỏa thuận bên mua phải trả tiền trong vòng 2 tháng từ tháng 7 đến tháng 8 năm 2014. Gia đình cháu đã trả được 80 triệu và đã đưa tàu về hoạt động, có sửa chữa và tu bổ con tàu hết 10 triệu. Đến ngày 16-8-2014, bác hàng xóm sang báo sẽ lấy số tiền còn lại trong vòng 7 ngày, đến ngày 24-8-2014 gia đình cháu chỉ lo được thêm 80 triệu, với lý do không trả đủ tiền bác ấy đã lấy lại con tàu và bán cho người khác.
Hiện nay xảy ra tranh chấp, vậy cho cháu hỏi, người bán con tàu cho gia đình cháu có được quyền lấy lại con tàu và bán cho người khác không?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Căn cứ Điều 428 “Bộ luật dân sự 2015” về
“Điều 428. Hợp đồng mua bán tài sản
Hợp đồng mua bán tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao tài sản cho bên mua và nhận tiền, còn bên mua có nghĩa vụ nhận tài sản và trả tiền cho bên bán.”
Đối chiếu với trường hợp này của gia đình bạn thì có thể thấy hợp đồng mà gia đình bạn giao kết với bác hàng xóm là hợp đồng mua bán tài sản với nội dung:
Ngày 18/6/2013 gia đình bạn và gia đình bác hàng xóm có giao kết hợp đồng mua bán tài sản là chiếc thuyền câu mực với giá 200 triệu đồng. Thời hạn thanh toán hợp đồng là 2 tháng kể từ ngày giao kết hợp đồng. Nhưng cho đến thời điểm tháng 8/2014 gia đình bạn mới thanh toán cho bác hàng xóm kia được số tiền là 80 triệu đồng và đã đưa tàu về hoạt động đồng thời sửa chữa tu bổ hết 10 triệu đồng. So sánh với những điểu khoản và hai bên đã giao kết trước đây trong hợp đồng mua bán tài sản là chiếc thuyền câu mực thi gia đình bạn đã vi phạm điều khoản thời hạn thanh toán hợp đồng. Cụ thể trong trường hợp này là chậm thanh toán 1 năm so với điều khoản đã ký kết.
Căn cứ theo Điều 302 “Bộ luật dân sự 2015” về vấn đề trách nhiệm dân sự do vi nghĩa vụ dân sự:
“Điều 302. Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự
1. Bên có nghĩa vụ mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền.
2. Trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thể thực hiện được nghĩa vụ dân sự do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
3. Bên có nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm dân sự nếu chứng minh được nghĩa vụ không thực hiện được là hoàn toàn do lỗi của bên có quyền.”
>>> Luật sư
Trong trường hợp cụ thể này khi gia đình bạn đã vi phạm những điều khoản về nghĩa vụ đã kí kết với bác hàng xóm thì gia đình bạn phải chịu trách nhiệm dân sự với bác đó. Cụ thể: Nếu trong hợp đồng mua bán tài sản giữa hai bên có quy định điều khoản về: vi phạm hợp đồng hoặc phạt hợp đồng thì áp dụng điều khoản đó trong trường hợp này. Còn nếu trong hợp đồng mua bán tài sản giữa hai bên không có quy định cụ thể về vấn đề vi phạm hợp đồng hoặc phạt hợp đồng thì có thể áp dụng một trong các chế tài theo quy định của pháp luật như:
– Buộc thực hiện đúng hợp đồng;
– Phạt vi phạm;
– Bồi thường thiệt hại;
– Hủy bỏ hợp đồng.
Việc người bán tàu cho gia đình bạn lấy lại chiếc tàu và bán cho người khác trong trường hợp này là chưa đúng với quy định của pháp luật vì giữa hai bên vẫn đang xảy ra tranh chấp. Nhưng người bán tàu cho gia đình bạn hoàn toàn có thể thực hiện hủy bỏ hợp đồng, yêu cầu bồi thường thiệt hại và bán con tàu đó cho người khác hoặc thực hiện một trong những chế tài theo quy định của pháp luật do gia định bạn đã vi phạm nghĩa vụ hợp đồng nếu hai bên không có thỏa thuận khác.