Quan hệ tài sản là gì? Các đặc điểm của quan hệ tài sản? Các quy định của pháp luật dân sự mới nhất về quan hệ tài sản? Quan hệ tài sản có phải là đối tượng điều chỉnh chủ yếu của luật dân sự?
Quan hệ tài sản là chế định chung trong pháp luật dân sự, là mối quan hệ giữa cá nhân, tổ chức nói chung với nhau thông qua một tài sản nhất định. Vậy khái niệm, đặc điểm quan hệ tài sản? Quy định về quan hệ tài sản? Luật Dương Gia xin gói gọn nội dung trong bài viết này.
→ Để được tư vấn các quy định của pháp luật về tài sản, tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến miễn phí, vui lòng gọi cho chúng tôi qua Hotline: 1900.6568.
TƯ VẤN MỘT TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ:
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư! Em đang có thắc mắc như sau: Khi nói đến quan hệ tài sản trong pháp luật dân sự là chúng ta đang nói đến những vấn đề nào? Mong luật sư giải đáp giúp em. Trân trọng cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Cùng với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của xã hội thì các quan hệ dân sự và những giao lưu về dân sự giữa con người với nhau ngày càng trở nên phổ biến. Quan hệ tài sản trở thành mối quan hệ phổ biến trong cuộc sống. Chính vì vậy, để có thể bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ sở hữu tài sản cũng như đảm bảo hành lang pháp lý cho mối quan hệ này, trong pháp luật dân sự, cụ thể là quy định của Bộ luật Dân sự qua các thời kỳ, chế định về tài sản và quyền sở hữu tài sản đều là những chế định cơ bản nhất. Bên cạnh đó quan hệ tài sản có tầm ảnh hưởng rất lớn đến những chế định khác trong pháp luật dân sự. Vậy, quan hệ tài sản trong pháp luật dân sự bao gồm những vấn đề nào? Theo pháp luật hiện hành, quan hệ tài sản có những đặc thù như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Những đặc điểm chung của quan hệ tài sản
Quan hệ tài sản là chế định chung trong pháp luật dân sự, là mối quan hệ giữa cá nhân, tổ chức nói chung với nhau thông qua một tài sản nhất định. Quan hệ tài sản rất đa dạng và phức tạp bởi các yếu tố cấu thành nên các quan hệ đó bao gồm: chủ thể tham gia, khách thể được tác động và nội dung các quan hệ đó. Quan hệ tài sản có những đặc điểm đặc trưng như sau:
Thứ nhất, quan hệ tài sản thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật dân sự, là đối tượng đa dạng cả về lĩnh vực, đối tượng cũng như chủ thể của quan hệ, cụ thể:
– Quan hệ tài sản có thể phát sinh trong mọi lĩnh vực
– Đối tượng của quan hệ này là tài sản nói chung, bao gồm cả vật, tiền, giấy tờ có giá, quyền tài sản, cả tài sản hiện hữu và tài sản hình thành trong tương lai,…
– Chủ thể trong quan hệ tài sản cũng đa dạng, có thể là các cá nhân (bao gồm cả quốc tịch Việt Nam hay quốc tịch nước ngoài), pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, Nhà nước
Thứ hai, quan hệ tài sản trong pháp luật dân sự mang tính ý chí, điều này thể hiện qua ý chí của các chủ thể trong việc xác lập, thay đổi hay chấm dứt về mối quan hệ này. Bên cạnh đó, quan hệ tài sản còn bị chi phối bởi ý chí của nhà nước, thể hiện qua sự điều chỉnh của các quy định trong pháp luật về dân sự.
Thứ ba, quan hệ tài sản mang tính chất giá trị và có thể xác định được bằng tiền. Theo đó, giá trị của tài sản được xác định thông qua sự trao đổi và phụ thuộc vào ý chí của nhà nước thông qua những quy định riêng với những loại tài sản đặc thù (quyền sử dụng đất,…)
→ Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua điện thoại: 1900.6568 – Một cuộc gọi, giải quyết mọi vấn đề pháp luật.
2. Một số vấn đề cơ bản của quan hệ tài sản trong pháp luật dân sự
2.1. Về đối tượng trong quan hệ tài sản
Theo quy định tại Điều 105 Bộ luật dân sự năm 2015, tài sản được xác định bao gồm cả các vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản, đây có thể là tài sản đang hiện có và cả tài sản hình thành trong tương lai, cụ thể như sau:
Thứ nhất, tài sản là các vật: Vật là bộ phận của thế giới vật chất, tồn tại khách quan mà con người có thể cảm nhận bằng giác quan của mình.
– Vật trong quan hệ dân sự phải thỏa mãn đầy đủ các điều kiện sau: là bộ phận của thế giới vật chất; con người chiếm hữu được, mang lại lợi ích cho chủ thể, có thể đang tồn tại hoặc sẽ hình thành trong tương lai
– Vật được phân loại thành các nhóm khác nhau như sau:
+ Dựa vào công dụng của vật với nhau: Vật được phân thành vật chính là những vật độc lập có thể khai thác theo tính năng và vật phụ là những vật có vai trò là bộ phận của vật chính nhưng có thể tách rời được, có chức năng trực tiếp phục vụ cho việc khai thác công dụng của vật chính.
+ Dựa vào việc xác định giá trị sử dụng của vật mà chia vật thành vật chia được và vật không chia được.
+ Dựa vào đặc tính, giá trị của các tài sản sau khi sử dụng thì chia thành vật tiêu hao và vật không tiêu hao.
+ Dựa vào các dấu hiệu phân biệt của vật mà người ta phân loại vật thành vật cùng loại và vật đặc định. Ngoài ra, người ta còn chia ra làm vật đồng bộ và vật không đồng bộ.
Thứ hai, tài sản trong quan hệ tài sản được xác định là tiền. Tuy nhiên cần lưu ý chỉ những loại tiền có giá trị đang được lưu hành trong thực tế, được pháp luật thừa nhận mới được coi là tài sản trong quan hệ tài sản
Thứ ba, tài sản là giấy tờ có giá: Tài sản này được xác định là những giấy tờ trị giá được bằng tiền và chuyển giao được trong các giao dịch dân sự. Ví dụ: séc, cổ phiếu, tín phiếu, hồi phiếu, kỳ phiếu, công trái…
Thứ tư, quyền tài sản: Theo quy định tại Điều 115
Thứ năm, tài sản là bất động sản: Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 107 Bộ luật Dân sự năm 2015 bất động sản được xác định bao gồm những loại hình sau đây:
– Một là, đất đai
– Hai là, nhà và công trình xây dựng gắn liền với đất đai;
– Ba là, tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng;
– Bốn là, những loại tài sản khác theo quy định của pháp luật
Thứ sáu, tài sản là động sản: Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015, những loại tài sản khác không nằm trong nhóm bất động sản như đã đề cập ở trên sẽ được xác định là là động sản.
Lưu ý:
Bất động sản và động sản theo quy định của pháp luật không chỉ bao gồm là những tài sản đang hiện có mà ngay cả những tài sản hình thành trong tương lai cũng được xác định là đối tượng của quan hệ tài sản:
– Tài sản hiện có là tài sản đã tồn tại vào thời điểm hiện tại và đã được xác lập quyền sở hữu cho chủ sở hữu của tài sản đó (nhà ở đã được xây dựng, đất đai,…).
– Tài sản hình thành trong tương lai được hiểu là tài sản chưa tồn tại hoặc chưa hình thành đồng bộ vào thời điểm xem xét nhưng chắc chắn sẽ có hoặc sẽ được hình thành trong tương lai (nhà đang được xây dựng theo dự án, tiền lương sẽ được hưởng…). Ngoài ra, tài sản hình thành trong tương lai có thể bao gồm tài sản đã được hình thành tại thời điểm giao kết giao dịch tài sản đó mới thuộc sở hữu của các bên (tài sản mua bán, thừa kế nhưng chưa hoàn thành thủ tục chuyển giao cho chủ sở hữu).
→ Mọi vấn đề thắc mắc khác về tài sản, quan hệ tài sản vui lòng liên hệ Hotline: 1900.6568 – Tổng đài tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến trên toàn quốc.
2.2. Chủ thể trong quan hệ tài sản trong pháp luật về dân sự
Trong quan hệ tài sản của pháp luật dân sự, chủ thể xác lập quan hệ phải là những chủ thể có quyền sở hữu với tài sản đó. Theo quy định tại Điều 158 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật, cụ thể như sau:
Thứ nhất, quyền chiếm hữu: Theo quy định tại Điều 179 Bộ luật Dân sự năm 2015 có thể hiểu chiếm hữu chính là việc chủ thể thực hiện việc nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản.
Lưu ý:
– Quyền chiếm hữu không chỉ phát sinh đối với chủ sở hữu của tài sản mà còn trong một số trường hợp khác không phải chủ tài sản theo quy định của pháp luật.
– Trong trường hợp việc chiếm hữu bị người khác xâm phạm thì người chiếm hữu hợp pháp được pháp luật bảo vệ.
Người chiếm hữu có thể tự mình thực hiện quyền yêu cầu người có hành vi xâm phạm phải chấm dứt hành vi, khôi phục tình trạng ban đầu, trả lại tài sản và bồi thường thiệt hại bằng những biện pháp không trái quy định của pháp luật. Hoặc người chiếm hữu có thể yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm việc chiếm hữu thực hiện các trách nhiệm này khi họ.
Thứ hai, về quyền sử dụng: Theo Điều 189 Bộ luật Dân sự năm 2015 quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản. Chủ thể thực hiện quyền này theo ý chí của mình nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Đồng thời, người không phải là chủ sở hữu được sử dụng tài sản theo thoả thuận với chủ sở hữu hoặc theo quy định của pháp luật.
Thứ ba, quyền định đoạt: Đây là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu huỷ tài sản (Theo quy định tại Điều 192 Bộ luật Dân sự năm 2015).
– Quyền định đoạt được quy định cho chủ thể là chủ sở hữu và người không phải chủ sở hữu nếu họ được chủ sở hữu ủy quyền theo đúng quy định của pháp luật.
– Quyền định đoạt chỉ có thể được thực hiện nếu đáp ứng những điều kiện nhất định của pháp luật về năng lực hành vi, không nằm trong trường hợp hạn chế hoặc cấm chuyển giao và các trình tự, thủ tục do pháp luật quy định
Quyền định đoạt có vai trò rất quan trọng đối với chủ sở hữu, nên pháp luật quy định như vậy là hợp lý để bảo vệ những quyền vốn có của chủ sở hữu.
Luật sư
2.3. Nội dung của quan hệ tài sản trong pháp luật dân sự
Quan hệ tài sản rất đa dạng và phức tạp bởi các yếu tố cấu thành nên các quan hệ đó bao gồm: chủ thể tham gia, khách thể được tác động và nội dung các quan hệ đó. Nội dung của quan hệ tài sản bao gồm các quan hệ như quan hệ về quyền sở hữu tài sản, quan hệ mua bán, tặng cho, thuê, vận chuyển, gửi giữ, gia công,… được điều chỉnh trong quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 giữa các chủ thể là cá nhân, tổ chức khác nhau.
→ Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo! Để được hỗ trợ tư vấn pháp luật qua điện thoại, lắng nghe ý kiến chính thức từ Luật sư, quý khách hàng vui lòng gọi cho chúng tôi qua Tổng đài Luật sư: 1900.6568