Tôi và một chị gái là con riêng của bố tôi. Bố tôi và mẹ kế có một căn nhà là tài sản chung. Tôi muốn hỏi là tôi và chị gái tôi có được hưởng thừa kế theo di chúc của bố hay không?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi và một chị gái là hai con riêng của bố. Bố tôi hiện tại đang sống với người vợ thứ hai và đã có bốn người con chung đều đã trưởng thành. Hiện tại cả hai đã trên 80 tuổi. Mẹ kế sau khi bị tai biến đã không còn ý thức và phải được chăm sóc bởi một người con chung. Bố tôi vẫn khỏe mạnh đi lại bình thường nhưng suy nghĩ không còn sáng suốt như trước.
Bố tôi và mẹ kế có một căn nhà là tài sản chung duy nhất của hai vợ chồng. Sắp tới các người con chung của bố và mẹ kế sẽ định cư tại nước ngoài theo diện bảo lãnh và cần một số vốn để khởi nghiệp. Tôi có một số câu hỏi:
1. Nếu một trong các người con chung có ý muốn lập di chúc để bố tôi để lại căn nhà trên cho người này bằng cách gạ gẫm hoặc tiểu xảo chẳng hạn như yêu cầu bố tôi ký trước rồi mới ghi nội dung di chúc, chữ ký giả, thông đồng với người có thẩm quyền của nhà nước thì luật hiện tại có thể ngăn chặn được hay không?
2. Di chúc có thể được lập mà chỉ một người con biết còn các người con khác (đồng thừa kế) không biết được không và có tính hợp pháp không?
3. Tôi và chị gái có quyền thừa kế với 1/2 giá trị căn nhà thuộc mẹ kế như những người con khác sau khi bà và bố tôi mất trong trường hợp không có di chúc nào. Cả hai chúng tôi đều chung sống một nhà với bố và mẹ kế thì có thể bị phủ nhận quan hệ chăm sóc nuôi dưỡng bằng bất cứ cách nào đó không?
4. Nếu các con chung yêu cầu bán căn nhà để chia ra làm vốn nhưng tôi không đồng ý thì luật pháp có bắt buộc giải quyết tranh chấp bằng cách chia căn nhà ra hay không?
5. Sau khi các con chung của bố và mẹ kế ra nước ngoài, tôi định sẽ chuyển lên sống trong nhà của bố và mẹ kế để chăm sóc hai người. Vậy tôi có thể làm giấy chứng nhận đứng tên nhà ngay lúc này không hay phải chờ sau khi hai người mất?
6. Sau khi bố và mẹ kế mất (tôi đã đứng tên căn nhà), nếu một trong các con chung yêu cầu chia giá trị căn nhà theo trường hợp không có di chúc, nhưng tôi không có khả năng chi trả thì tôi có được quyền tiếp tục sống trong căn nhà không hay bắt buộc phải bán đi để chia?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Nếu một trong các người con chung có ý muốn lập di chúc để bố tôi để lại căn nhà trên cho người này bằng cách gạ gẫm hoặc tiểu xảo chẳng hạn như yêu cầu bố tôi ký trước rồi mới ghi nội dung di chúc, chữ ký giả, thông đồng với người có thẩm quyền của nhà nước thì luật hiện tại có thể ngăn chặn được hay không?
Theo quy định của pháp luật thì Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết (Điều 646 “Bộ luật dân sự 2015”). Một di chúc được coi là hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây: Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép; Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật.
Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng (Điều 649 “Bộ luật dân sự 2015”).
a. Di chúc bằng văn bản gồm các hình thức sau (Điều 650 “Bộ luật dân sự 2015”) :Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng; Di chúc bằng văn bản có người làm chứng: Di chúc bằng văn bản có công chứng; Di chúc bằng văn bản có chứng thực.
Di chúc bằng văn bản phải bảo đảm các nội dung sau (Điều 653 “Bộ luật dân sự 2015”):
– Ngày, tháng, năm lập di chúc;
– Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;
– Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản hoặc xác định rõ các điều kiện để cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;
– Di sản để lại và nơi có di sản;
– Việc chỉ định người thực hiện nghĩa vụ và nội dung của nghĩa vụ.
Ngoài ra, di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu; nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được đánh số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúhìc.
c. Di chúc miệng được lập trong trường hợp tính mạng của một người bị cái chết đe dọa do bệnh tật hoặc các nguyên nhân khác mà không thể lập di chúc bằng văn bản.
Nếu sau ba tháng kể từ thời điểm di chúc miệng mà người di chúc vẫn còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng sẽ mặc nhiên bị hủy bỏ (Điều 651 “Bộ luật dân sự 2015”).
Lưu ý:
– Người thuộc dân tộc thiểu số có quyền lập di chúc bằng chữ viết hoặc tiếng nói của dân tộc mình.
– Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.
– Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.
– Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện nêu tại phần 1 ở trên.
– Trong trường hợp tài sản thừa kế là là tài sản có đăng kí quyền sở hữu (như bất động sản, ô tô, xe máy…) thì để tránh phức tạp về thủ tục hưởng di sản thừa kế, di chúc nên được lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.
Về vấn đề mà bạn cần tư vấn :
Nếu một trong các người con chung có ý muốn lập di chúc để bố tôi để lại căn nhà trên cho người này bằng cách gạ gẫm hoặc tiểu xảo chẳng hạn như yêu cầu bố tôi ký trước rồi mới ghi nội dung di chúc, chữ ký giả, thông đồng với người có thẩm quyền của nhà nước thì di chúc này không hợp pháp theo quy định của pháp luật. Bởi lẽ di chúc là sự thể hiện ý chí của bố chị nhằm chuyển tài sản của bố chị cho người khác sau khi bố chị mất. Di chúc đó được coi là hợp pháp khi có đủ các điều kiện đó là : Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép; Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật. Bố bạn sẽ là người lập di chúc để chuyển lại toàn bộ tài sản cho những người mà bố viết trong di chúc.i
2. Di chúc có thể được lập mà chỉ một người con biết còn các người con khác (đồng thừa kế) không biết được không và có tính hợp pháp không?
Theo quy định tại Điều 654 Bộ luật Dân sự, mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc trừ các trường hợp sau: Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc; người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc; người chưa đủ 18 tuổi; người không có năng lực hành vi dân sự. Theo quy định tại Điều 676 Bộ luật Dân sự, con là người thừa kế theo pháp luật đối với di sản của cha để lại nên con không được làm chứng cho di chúc của cha. Vì thế trường hợp của bạn, kể cả bạn cũng như những người con khác của bố bạn đều không được làm chứng cho di chúc của bố bạn. Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng chỉ được coi là hợp pháp nếu người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép; nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội. Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu. Nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được đánh số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc. Người lập di chúc phải tự tay viết và ký vào bản di chúc.
>>> Luật sư
3. Tôi và chị gái có quyền thừa kế với 1/2 giá trị căn nhà thuộc mẹ kế như những người con khác sau khi bà và bố tôi mất trong trường hợp không có di chúc nào. Cả hai chúng tôi đều chung sống một nhà với bố và mẹ kế thì có thể bị phủ nhận quan hệ chăm sóc nuôi dưỡng bằng bất cứ cách nào đó không?
Nếu khi bố bạn mất không để lại di chúc thì Theo quy định tại Điều 27 Luật hôn nhân gia đình 2014 thì căn nhà mà bố mẹ bạn đứng tên là tài sản chung của bố mẹ bạn. Bố bạn mất, không để lại di chúc thì phần tài sản thuộc quyền sở hữu của bố bạn (1/2 giá trị quyền sử dụng đất và quyền sở hữu căn nhà) sẽ được chia theo pháp luật.
Theo quy định tại Điều 676 “Bộ luật dân sự 2015”:
“Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết…” và “những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau”.
Do bố mẹ bạn có 4 người con chung nên di sản của bố bạn sẽ được chia làm 7 phần bằng nhau và những người thừa kế di sản của bố bạn sẽ là mẹ kế bạn và hai chị em bạn và 4 người con chung kia.
Nếu bố bạn có con riêng thì người con riêng không thuộc hàng thừa kế thứ nhất nên không được thừa kế phần tài sản thuộc quyền sở hữu của mẹ bạn. Người này chỉ được hưởng phần di sản thừa kế từ phần tài sản của bố bạn (cùng với hai chị em bạn) khi bố bạn qua đời và không để di chúc.
Điều 679 “Bộ luật dân sự 2015” cũng có quy định con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau.
Vì vậy, trong trường hợp giữa hai chị em bạn và mẹ kế của bạn đã có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng như mẹ con thì không thể nào phủ nhận quan hệ nuôi dưỡng bằng bất cứ cách nào.
4. Nếu các con chung yêu cầu bán căn nhà để chia ra làm vốn nhưng tôi không đồng ý thì luật pháp có bắt buộc giải quyết tranh chấp bằng cách chia căn nhà ra hay không?
Căn nhà hiện nay là thuộc quyền sở hữu của bố bạn và mẹ kế của bạn. Căn nhà đó là tài sản chung của bố mẹ bạn. Cho nên việc định đoạt, sử dụng căn nhà đó như thế nào là do bố mẹ bạn quyết định. Chứ những người con kia không có quyền quyết định gì hết.
5. Sau khi các con chung của bố và mẹ kế ra nước ngoài, tôi định sẽ chuyển lên sống trong nhà của bố và mẹ kế để chăm sóc hai người. Vậy tôi có thể làm giấy chứng nhận đứng tên nhà ngay lúc này không hay phải chờ sau khi hai người mất?
Như đã nói ở trên, căn nhà thuộc sở hữu của bố và mẹ bạn. Nếu như bố mẹ bạn đồng ý sang tên đổi chủ chuyển nhượng lại căn nhà này cho bạn thì bạn mới là người sở hữu căn nhà đó và đứng tên căn nhà đó. Còn sau khi bố mẹ bạn mất đi không để lại di chúc nên về nguyên tắc, di sản của bố mẹ bạn để lại sẽ được chia theo luật cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Theo quy định tại Điều 676 “Bộ luật dân sự 2015”: “Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết…” và “những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau”. Có nghĩa là căn nhà đó sẽ được chia cho 6 người, 4 người con chung của bố mẹ bạn và hai chị em bạn, mỗi người đều được hưởng những phần di sản như nhau.
6. Sau khi bố và mẹ kế mất (tôi đã đứng tên căn nhà), nếu một trong các con chung yêu cầu chia giá trị căn nhà theo trường hợp không có di chúc, nhưng tôi không có khả năng chi trả thì tôi có được quyền tiếp tục sống trong căn nhà không hay bắt buộc phải bán đi để chia?
Giả sử sau khi bố và mẹ kế bạn mất (bạn đã được đứng tên căn nhà do bố mẹ bạn để lại, đã được bố mẹ ủy quyền cho toàn quyền sở hữu căn nhà đó, thì căn nhà đó thuộc quyền sở hữu của bạn ), nếu một trong các con chung yêu cầu chia giá trị căn nhà theo trường hợp không có di chúc thì là không hợp pháp.