Hỏi về trường hợp tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có. Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.
Hỏi về trường hợp tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có. Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.
Tóm tắt câu hỏi:
Cho tôi hỏi tôi là chủ cửa hàng điện thoại di động có giấy phép kinh doanh đầy đủ. Vừa qua tôi có mua 2 chiếc điện thoại iphone bị khóa mật khẩu ngoài của 1 người thanh niên, khi mua tôi có hỏi mật khẩu nhưng người đó trả lời bán giúp bạn tôi có bảo điện thoại về hỏi bạn mật khẩu thì tôi mua giá cao còn bị khóa thì tôi mua xác để lấy màn hình và linh kiện để sửa chữa thì người đó trả lời bán như vậy chị mua được bao nhiêu thì tôi trả giá, người đó không chịu bán và tự ra giá sau đó 2 bên thỏa thuận và tôi đã mua 2 chiếc điện thoại trên với giá 5.200.000 đồng. Cách sau đó khoảng hơn 10 ngày thì công an dẫn người thanh niên đó đến cửa hàng tôi mới biết đó là tài sản trộm cắp. Khi công an mời tôi xuống làm việc thì tôi có khai trong biên bản 2 chiếc điện thoại trên đã bán lại cho dân buôn mua về lấy linh kiện sửa chữa, do người dân buôn này tôi không quen biết nên không thu hồi lại 2 chiếc điện thoại trên được nhưng khi lập biên bản hỏi đáp thì công an có ghi là lúc mua chị có nhận thức được 2 chiếc điện thoại trên là không phải chính chủ mà do người này phạm tội mà có chứ không biết là trộm cắp. Cho hỏi như vậy thì tôi có bị xử lý gì không?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý
2. Nội dung tư vấn
Căn cứ Điều 250 Bộ luật hình sự 1999 quy định Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có như sau:
"1. Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm .
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp ;
c) Tài sản, vật phạm pháp có giá trị lớn;
d) Thu lợi bất chính lớn;
đ) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm:
a) Tài sản, vật phạm pháp có giá trị rất lớn;
b) Thu lợi bất chính rất lớn.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Tài sản, vật phạm pháp có giá trị đặc biệt lớn;
b) Thu lợi bất chính đặc biệt lớn.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc một trong hai hình phạt này.”
Các yếu tố cấu thành Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có như sau:
– Chủ thể: Có năng lực trách nhiệm hình sự: đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Điều 12 Bộ luật hình sự 1999; không mắc các bệnh làm mất khả năng nhận thức, hành vi.
>>> Luật sư tư vấn về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do phạm tội mà có qua tổng đài: 1900.6568
– Hành vi khách quan: hành vi khách quan của Tội chưa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có được thể hiện dưới các dạng hành vi sau:
+ Chứa chấp tài sản: cất giữ, che giấu, bảo quản tài sản; cho để nhờ, cho thuê địa điểm để cất giữ, che giấu, bảo quản tài sản
+ Tiêu thụ tài sản: là các hành vi mua bán, thuê, cho thuê, trao đổi, cầm cố, thể chấp, đặt cọc, ký gửi, tặng cho, nhận tài sản hoặc giúp cho thực hiện các hành vi đó
+ Tài sản ở đây là tài sản do người khác phạm tội mà có.
– Mặt chủ quan:
+ Lỗi: cố ý, người phạm tội biết rõ tài sản mà mình chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản biết rõ đó là tài sản do người khác phạm tội mà có được nhưng vẫn chứa chấp, tiêu thụ tài sản đó.
Đối chiếu theo quy định trên vào trường hợp của bạn, bạn mua 2 chiếc điện thoại di động nhưng không biết đó là tài sản có được do trộm cắp mà có thì trong trường hợp này, không đủ căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.