Hỏi về trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động. Quy định về việc chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động.
Hỏi về trường hợp chấm dứt
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư! Tôi có làm đơn xin nghỉ việc ở cơ quan cũ, là một khách sạn liên doanh có văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hợp đồng của tôi là hợp đồng xác định thời hạn một năm, tuy nhiên khi tôi viết đơn xin nghỉ thời gian làm việc của tôi mới được 09 tháng. Tôi đã viết đơn theo đúng quy định của cơ quan, trình lên sếp trực tiếp và được sếp kí cho nghỉ sau 30 ngày kể từ ngày nộp đơn. Sau đó tôi đã làm trả đủ 30 ngày, bàn giao công việc đầy đủ và trong suốt quá trình đến ngày cuối cùng không có bất cứ vấn đề hay phàn nàn nào từ phía doanh nghiệp. Tuy nhiên đến sau ngày tôi nghỉ 1 tuần, phía doanh nghiệp gọi điện thông báo tôi nghỉ việc trái luật, đơn phương chấm dứt hợp đồng và bắt phạt nửa tháng lương theo Điều 37
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Luật sư tư vấn:
2. Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 36 “Bộ luật lao động 2019” quy định về các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động như sau:
– Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 192 của “Bộ luật lao động 2019”.
– Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.
– Hai bên thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động.
– Người lao động đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội và tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 187 của “Bộ luật lao động 2019”.
– Người lao động bị kết án tù giam, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án.
– Người lao động chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật lao động qua tổng đài: 1900.6568
– Người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết; người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.
– Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải theo quy định tại khoản 3 Điều 125 của “Bộ luật lao động 2019”.
– Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 37 của “Bộ luật lao động 2019”.
– Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 38 của “Bộ luật lao động 2019”; người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sáp nhật, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã.
Theo quy định trên, bạn muốn chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn, khi làm đơn xin nghỉ, đã làm đơn gửi đến giám đốc và được sự đồng ý của giám đốc công ty bạn, trường hợp này căn cứ theo Khoản 3 Điều 36 “Bộ luật lao động 2019” chấm dứt hợp đồng lao động theo sự thỏa thuận của 2 bên, ở đây, khi bạn nộp đơn, đã được sự đồng ý, tức là giữa hai bên đã có sự thể hiện ý chí tự nguyện cùng đồng ý về vấn đề nghỉ việc của bạn, sự thỏa thuận này không nhất thiết phải được thể hiện dưới hình thức hai bên cùng bàn bạc, thống nhất về một vấn đề mà còn được thể hiện dưới hình thức một bên đưa ra yêu cầu, bên kia đồng. Vì vậy, trong trường hợp này, việc chấm dứt hợp đồng của bạn là đúng với quy định của pháp luật, không thuộc vào trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật tại Điều 37 “Bộ luật lao động 2019”.