Hỏi về thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật. Xử lý kỷ luật công chức.
Hỏi về thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật. Xử lý kỷ luật công chức.
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi ở thành phố Tây Ninh tỉnh Tây Ninh. Xin Luật sư tư vấn giúp tôi trường hợp như sau: Tôi công tác tại 1 đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Tây Ninh ( Sở VHTTDL). Năm 2013 tôi có sai phạm trong quản lý tài chính của đơn vị mình (chỉ sai nguyên tắc chứ không có tư lợi) với số tiền khoảng 160 triệu đồng. Qua việc này, vào tháng 12-2013 căn cứ kết quả Thanh tra Sở, lãnh đạo sở VHTTDL Tây Ninh tổ chức kiểm điểm rút kinh nghiệm chứ không có xét hình thức kỷ luật và cũng không thu hồi số tiền chi sai nguyên tắc. Sau thời gian gần 3 năm, vào tháng 11-2016 có người khiếu nại (bằng lời nói) rằng Giám đốc Sở VHTTDL quá tình cảm, không xử lý kỷ luật và không thu hồi tiền sai phạm? Do vậy, hiện nay lãnh đạo Sở VHTTDL Tây Ninh tổ chức kiểm điểm sai phạm trước đây (cuối năm 2013) của tôi và đề nghị tự phong hình thức kỷ luật. Luật sư vui lòng giúp tôi xem chỉ đạo của Sở VHTTDL Tây Ninh hiện nay có đúng quy định của pháp luật hay không? Xin trân trọng cảm ơn Luật sư.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Căn cứ Điều 80 Luật cán bộ, công chức 2008 quy định:
“Điều 80. Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật
1. Thời hiệu xử lý kỷ luật là thời hạn do Luật này quy định mà khi hết thời hạn đó thì cán bộ, công chức có hành vi vi phạm không bị xem xét xử lý kỷ luật.
Thời hiệu xử lý kỷ luật là 24 tháng, kể từ thời điểm có hành vi vi phạm.
2. Thời hạn xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức là khoảng thời gian từ khi phát hiện hành vi vi phạm kỷ luật của cán bộ, công chức đến khi có quyết định xử lý kỷ luật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Thời hạn xử lý kỷ luật không quá 02 tháng; trường hợp vụ việc có những tình tiết phức tạp cần có thời gian thanh tra, kiểm tra để xác minh làm rõ thêm thì thời hạn xử lý kỷ luật có thể kéo dài nhưng tối đa không quá 04 tháng”
Điều 6 Nghị định số 34/2011/NĐ-CP quy định thời hiệu xử lý kỷ luật như sau:
“Điều 6. Thời hiệu xử lý kỷ luật
1. Thời hiệu xử lý kỷ luật là 24 tháng, kể từ thời điểm công chức có hành vi vi phạm pháp luật cho đến thời điểm người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền ra thông báo bằng văn bản về việc xem xét xử lý kỷ luật.
2. Khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật của công chức, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền xử lý kỷ luật quy định tại Điều 15 Nghị định này phải ra thông báo bằng văn bản về việc xem xét xử lý kỷ luật. Thông báo phải nêu rõ thời điểm công chức có hành vi vi phạm pháp luật, thời điểm phát hiện công chức có hành vi vi phạm pháp luật và thời hạn xử lý kỷ luật.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Điều 7 Nghị định 34/2011/NĐ-CP quy định Thời hạn xử lý kỷ luật như sau:
"Điều 7. Thời hạn xử lý kỷ luật
1. Thời hạn xử lý kỷ luật tối đa là 02 tháng, kể từ ngày phát hiện công chức có hành vi vi phạm pháp luật cho đến ngày cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật.
2. Trường hợp vụ việc có liên quan đến nhiều người, có tang vật, phương tiện cần giám định hoặc những tình tiết phức tạp khác thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền xử lý kỷ luật ra quyết định kéo dài thời hạn xử lý kỷ luật theo quy định tại Khoản 2 Điều 80 Luật Cán bộ, công chức.”
Theo như bạn trình bày, bạn có hành vi vi phạm vào tháng 12-2013; căn cứ kết quả Thanh tra Sở, lãnh đạo sở VHTTDL Tây Ninh tổ chức kiểm điểm rút kinh nghiệm, không xử lý kỷ luật bằng hình thức kỷ luật và cũng không thu hồi số tiền chi sai nguyên tắc.
Vào tháng 11 – 2016, lãnh đạo Sở VHTTDL Tây Ninh tổ chức kiểm điểm sai phạm trước đây (cuối năm 2013) của bạn và đề nghị tự phong hình thức kỷ luật là sai theo quy định bởi tính đến nay thời hiệu xử lý kỷ luật đã hết.