Hình thức và nội dung của hợp đồng bảo hiểm được pháp luật quy định cụ thể như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư, tôi có tìm hiểu về hợp đồng bảo hiểm tài sản với một đại lý tài sản ở Quận 1, bên đại lý này cho biết, tôi chỉ cần ký vào tờ
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Hợp đồng bảo hiểm là sự thỏa thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
Điều 14 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 quy định:
“Hợp đồng bảo hiểm phải được lập thành văn bản. Bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm là giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm, điện báo, telex, fax và các hình thức khác do pháp luật quy định.”
Theo đó, hợp đồng bảo hiểm bắt buộc phải được giao kết bằng văn bản: giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm, điện báo, telex, fax… Tuy nhiên, giấy biên nhận tiền ở đây không được coi là bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm, vì nội dung của giấy biên nhận là việc bên B đã nhận tiền của bên A vào khoảng thời gian nào, địa điểm nào và chữ ký hai bên, không mang nội dung bảo hiểm.
Hợp đồng bảo hiểm phải có những nội dung theo luật định, cụ thể theo quy định tại Điều 13 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000:
“1. Hợp đồng bảo hiểm phải có những nội dung sau đây:
a) Tên, địa chỉ của doanh nghiệp bảo hiểm, bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng;
b) Đối tượng bảo hiểm;
c) Số tiền bảo hiểm, giá trị tài sản được bảo hiểm đối với bảo hiểm tài sản;
d) Phạm vi bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm, điều khoản bảo hiểm;
đ) Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm;
e) Thời hạn bảo hiểm;
g) Mức phí bảo hiểm, phương thức đóng phí bảo hiểm;
h) Thời hạn, phương thức trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường;
i) Các quy định giải quyết tranh chấp;
k) Ngày, tháng, năm giao kết hợp đồng.
2. Ngoài những nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, hợp đồng bảo hiểm có thể có các nội dung khác do các bên thoả thuận.”
Như vậy, khi bạn giao kết hợp đồng bảo hiểm với đại lý bảo hiểm thì cần có đầy đủ những nội dung trên. Nếu không đầy đủ những nội dung này, hợp đồng bảo hiểm có thể vô hiệu và quyền lợi của bạn cũng sẽ không được đảm bảo.
>>> Luật sư
Khi bạn đã giao kết hợp đồng bảo hiểm theo đúng quy định của pháp luật thì trách nhiệm bảo hiểm phát sinh khi có một trong những trường hợp quy định tại Điều 15 Luật kinh doanh bảo hiểm sửa đổi bổ sung năm 2010:
– Trường hợp 1: Hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết và bên mua bảo hiểm đã đóng đủ phí bảo hiểm.
– Trường hợp 2: Hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết, trong đó có thỏa thuận giữa doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm về việc bên mua nợ phí bảo hiểm.
– Trường hợp 3: Có bằng chứng về việc hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết và bên mua bảo hiểm đã đóng đủ phí bảo hiểm.