Điều kiện để được phân chia lợi nhuận? Chia lợi nhuận trong công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên?
Khi một cá nhân hay một tổ chức có một nguồn vốn nhất định thì đa phần sẽ tìm cách để phát triển phần vốn đó của mình ngày càng trở nên nhiều hơn. Chính vì vậy mà việc các cá nhân này hướng đến việc góp vốn vào công ty. Trước khi có ý định vào việc góp phần vốn của mình cho một công ty thì các nhà đầu tư luôn nghĩ đến lợi nhuận thu được khi tham gia đầu tư vào cồn ty này có tiềm năng để thu hồi vốn hay không và mức lợi nhuận được xác định như thế nào? Do đó, sau khi góp vốn mà công ty hoạt động có lãi hay còn được hiểu là việc tạo ra lợi nhuận, vấn đề chia lợi nhuận luôn là vấn đề nhạy cảm giữa các thành viên công ty. Vậy, pháp luật hiện hành quy định như thế nào về chia lợi nhuận trong công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên? Trong nội dung bài viết dưới đây, Luật Dương Gia sẽ giải đáp thắc mắc này trong bài viết dưới đây.
Cơ sở pháp lý:
1. Điều kiện để được phân chia lợi nhuận
Trên cơ sở quy định tại Điều 69
“Công ty chỉ được chia lợi nhuận cho các thành viên sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật, bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn trả sau khi chia lợi nhuận.”
Căn cứ theo nội dung quy định tại Điều 69 Luật Doanh nghiệp 2020, công ty chỉ được chia lợi nhuận khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
– Kinh doanh có lãi;
– Đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật;
– Bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản đến hạn trả khác sau khi chia lợi nhuận.
Từ đó, có thể thấy rằng các khoản lợi nhuận của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên để chia có thể được gọi là lợi nhuận ròng. Trong đó, Lợi nhuận ròng được quy định ở đây đã cho biết giá trị lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng số doanh thu doanh nghiệp, từ việc xác định được khoản lợi nà sẽ đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hiện đang lãi hay lỗ. Do đó, khoản lớn được hiểu thao cách thông thường là việc giá trị sau thuế lớn hơn 0 và giá trị này càng lớn thì doanh nghiệp lãi càng lớn và ngược lại, nếu giá trị này nhỏ hơn 0 doanh nghiệp đứng trước nguy cơ lỗ vốn và phá sản.
Như vậy thành viên sẽ được công ty chia lợi nhuận với điều kiện đầu tiên là công ty kinh doanh có lãi. Tuy nhiên phải kèm theo thêm điều kiện, công ty đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định pháp luật, bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản đến hạn trả khác sau khi chia lợi nhuận. Tức là công ty trước tiên phải nộp tất cả các khoản thuế cần phải đóng, các khoản tài chính khác theo quy định. Xong rồi mới tính toán đến việc chia lợi nhuận.
Trong quá trình tính toán chia lợi nhuận, công ty phải bảo đảm sau khi chia lợi nhuận vẫn còn khả năng tài chính để thanh toán các khoản nợ, thanh toán các nghĩa vụ tài sản đến hạn trả. Như vậy công ty không đảm bảo khả năng thanh khoản thì không được chia lợi nhuận.
Giám đốc công ty đã chỉ ra rằng phải dùng số tiền lãi đó để thực hiện nghĩa vụ tài sản đến hạn trong các tháng sau, do đó không thể chia lợi nhuận, trường hợp này là đúng với quy định của pháp luật.
Ngoài ra cần lưu ý quy định của pháp luật về việc trả lại lợi nhuận đã chia, cụ thể tại Điều 69 Luật doanh nghiệp 2020. Theo đó khi công ty chia lợi nhuận cho thành viên trái với quy định tại Điều 68 Luật doanh nghiệp 2020 thì các thành viên phải hoàn trả cho công ty số tiền, tài sản khác đã nhận hoặc phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty cho đến khi các thành viên đã hoàn trả đủ số tiền, tài sản khác đã nhận tương đương với phần lợi nhận đã chia.
2. Chia lợi nhuận trong công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
2.1. Cách thức phân chia lợi nhuận
Trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành thì việc phân chia lợi nhuận trong công ty TNHH hai thành viên trở lên thường được thực hiện theo 2 cách sau:
Thứ nhất, các thỏa thuận giữa các thành viên thường được ghi nhận trong Điều lệ công ty. Do đó, điều lệ công ty được xác định là văn bản thỏa thuận giữa các thành viên về việc thành lập công ty theo như quy định của pháp luật doanh nghiệp và nguyên tắc trong quá trình hoạt động của công ty. Việc phân chia lợi nhuận cũng là một điều khoản được ghi nhận tại Điều lệ công ty, căn cứ vào điểm l Khoản 2 Điều 24 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định:
“Điều 24. Điều lệ công ty
2. Điều lệ công ty bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
l) Nguyên tắc phân chia lợi nhuận sau thuế và xử lý lỗ trong kinh doanh;”
Phân chia lợi nhuận dựa theo cam kết giữa các thành viên công ty với nhau dựa theo mức lợi nhuận đạt được. Đối với phương thức chia lợi nhuận này, thì các thành viên của công ty tự cam kết mức chia lợi nhuận với nhau. Tức là tỉ lệ lợi nhuận sẽ không dựa trên số vốn góp mà dựa vào sự phân chia phần trăm của thành viên.
Thứ hai, Chia theo phần vốn góp tương ứng của thành viên căn cứ vào quy định về quyền của thành viên Hội đồng thành viên tại Điểm c Khoản 1 Điều 49 Luật Doanh nghiệp năm 2020:
“Điều 49. Quyền của thành viên Hội đồng thành viên
1. Thành viên Hội đồng thành viên có các quyền sau đây:
c) Được chia lợi nhuận tương ứng với phần vốn góp sau khi công ty đã nộp đủ thuế và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật;”
Từ quy định nêu trên có thể thấy rằng việc phân chia lợi nhuận dựa trên số vốn góp của từng thành viên vào công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. Được biết đến là, dựa vào số vốn góp của từng thành viên góp vào công ty khi thành lập, bộ phận quản lý sẽ tiến hành phân chia phần trăm lợi nhuận. Có thể hiểu là nếu thành viên của công ty góp nhiều vốn thì mức lợi nhuận thành viên đó được phân chia sẻ nhiều hơn. Còn nếu thành viên của công ty góp ít vốn thì lợi nhuận nhận được của thành viên đó cũng sẽ ít đi. Đây là phương thức phân chia lợi nhuận được rất nhiều công ty trách nhiệm hữu hạn áp dụng.
Như vậy, có thể thấy rằng, trong trường hợp mà các thành viên góp vốn không có sự thỏa thuận về phần lợi nhuận mà mình được chia đối với phận lợi nhuận mà cồn ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên tạo ra thì phần lợi nhuận trong công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên sẽ được phân chia tương ứng với phần vốn góp của thành viên đó vào công ty như đã được phân tích trước đó. Nếu góp vốn của thành viên tham gia góp vốn vào cồn ty càng cao thì lợi nhuận thu về càng cao.
2.2. Tiến hành phân chia lợi nhuận
Quyết định phân chia lợi nhuận trong công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên sẽ do Giám đốc, Tổng giám đốc công ty đưa ra kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận dựa trên Điều lệ công ty, mức góp vốn của từng thành viên, trình cho Hội đồng thành viên trong cuộc họp Hội đồng thành viên.
Hội đồng thành viên căn cứ vào Điều lệ, báo cáo tài chính tiến hành biểu quyết để thông qua phương án sử dụng và phân chia lợi nhuận. Quyết định phân chia lợi nhuận được thành lập là do Hội đồng thành viên. Bên cạnh đó, việc thu hồi lợi nhuận đã chia được quy định tại Điều 70 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định về nội dung này như sau:
“Trường hợp hoàn trả một phần vốn góp do giảm vốn điều lệ trái với quy định tại khoản 3 Điều 68 của Luật này hoặc chia lợi nhuận cho thành viên trái với quy định tại Điều 69 của Luật này thì các thành viên công ty phải hoàn trả cho công ty số tiền, tài sản khác đã nhận; phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty tương ứng với số tiền, tài sản chưa hoàn trả đủ cho đến khi hoàn trả đủ số tiền, tài sản khác đã nhận.”
Như vậy, theo như quy định của pháp luật hiện hành thì khi không đáp ứng được các điều kiện về chia lợi nhuận trên đây mà công ty vẫn tiến hành chia lợi nhuận cho các thành viên công ty thì theo như quy định được nêu ra ở trên các thành viên công ty được chia phần lợi nhuận đó phải thực hiện việc hoàn trả cho công ty số tiền và tài sản đã nhận. Đông thời, thành viên góp vốn của công ty đó phải liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên đang nợ và trách nhiệm này sẽ tương ứng với số tiền và phần tài sản của thành viên góp vốn chưa hoàn trả đủ cho đến khi hoàn trả đủ số tiền và tài sản khác đã nhận từ công ty trước đó..