Bà ngoại em có hai người chị gái, hai bà mất cách đây không lâu và có để lại di chúc. Theo đó, toàn bộ tài sản của hai bà gồm hai căn nhà sẽ được chuyển nhượng toàn bộ cho ông bà ngoại em.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào các anh chị luật sư, em tên là Nguyễn Thị Minh Huyền, hiện nay em đang ở Hạ Long. Em có một số thắc mắc như sau kính mong được các anh chị giải đáp giúp.
Bà ngoại em có hai người chị gái, hai bà mất cách đây không lâu và có để lại di chúc. Theo đó, toàn bộ tài sản của hai bà gồm hai căn nhà sẽ được chuyển nhượng toàn bộ cho ông bà ngoại em. Hai bà, mỗi bà có một người con trai nhưng họ là những nghiện ngập và đã từng phải đi tù vì hành vi mua bán hàng cấm nên hai bà không chia phần tài sản của mình cho hai người họ.
Đến nay, ông ngoại em đã mất được 7 tháng, gia đình em có ý định muốn đón bà về sống chung nhưng bà nói ông vừa mới mất, bà muốn ở nhà cũ để tiện hương khói. Gia đình em rất lo lắng khi bà ở một mình vì hai người bác của em rất hay có hành vi quấy rối cuộc sống của ông bà em từ trước đến nay. Hai người này thường xuyên đến đe dọa, chửi bới yêu cầu bà em phải bán đất của 2 bà bá đi để chia cho bọn họ. Thậm chí họ còn đe dọa tính mạng những thành viên trong gia đình em. Hiện nay gia đình em rất lo lắng không biết phải làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình. Kính mong luật sư giúp đỡ gia đình em. Em xin chân thành cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Thứ nhất, về việc hai người bác bạn đòi bà ngoại bạn bán nhà để chia.
Đây là một yêu cầu đúng với quy định của pháp luật. Theo quy định tại Điều 669, Bộ luật dân sự 2005 thì:
“Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó, trừ khi họ là những người từ chối nhận di sản theo quy định tại Ðiều 642 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Ðiều 643 của Bộ luật này:
1. Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
2. Con đã thành niên mà không có khả năng lao động”.
Theo quy định tại Điều 643, Bộ luật dân sự 2005 những người sau đây được coi là những người không có quyền hưởng di sản:
“– Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;
– Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;
– Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;
– Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản”.
Xét theo những quy định trên, hai người bác của bạn hoàn toàn có quyền được hưởng phần thừa kế do hai người chị gái của bà ngoại bạn để lại. Và họ sẽ được hưởng 2/3 giá trị ngôi nhà.
Pháp luật hiện nay có quy định về thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế là 10 năm, do bạn chỉ nói hai bà bá của bạn mới mất gần đây mà không nói rõ là bao nhiêu năm nên chúng tôi mặc định trường hợp của bạn vẫn còn thời hiệu khởi kiện. Để đảm bảo tính mạng, quyền lợi của bà ngoại cũng như bản thân trong trường hợp này, gia đình bạn nên yêu cầu Tòa án chia phần di sản thừa kế do hai bà bá để lại.
Thứ hai, về hành vi đe dọa của hai người bác.
Nếu hai người họ đã có hành vi đe dọa đến tính mạng của gia đình bạn (dọa giết người), gia đình bạn có quyền đến
“1. Người nào đe doạ giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe doạ lo sợ rằng việc đe doạ này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.
>>> Luật sư
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Đối với nhiều người;
b) Đối với người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
c) Đối với trẻ em;
d) Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác”.
Tuy nhiên trong trường hợp trên, gia đình bạn nên yêu cầu Tòa án tiến hành việc phân chia di sản trước. Đồng thời cũng thông báo cho hai người bác biết về việc phân chia di sản. Nếu trong thời gian chờ đợi kết quả từ Tòa án hai người họ vẫn tiếp tục có hành vi đe dọa như đến tính mạng gia đình bạn, lúc đó gia đình bạn có thể trình báo với cơ quan công an để bảo vệ quyền lợi của mình.