Hỏi về chế độ phụ cấp thâm niên nghề. Mức phụ cấp thâm niên nghề đối với người làm trong ngành Thanh tra. Công thức tính thâm niên nghề.
Hỏi về chế độ phụ cấp thâm niên nghề. Mức phụ cấp thâm niên nghề đối với người làm trong ngành Thanh tra. Công thức tính thâm niên nghề.
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi công tác tại ngành giáo dục 12 năm và được hưởng thâm niên nhà giáo là 11%. Năm 2014 tôi chuyển công tác về Văn phòng HĐND -UBND huyện, tháng 8/2017 tôi chuyển công tác về cơ quan Thanh tra huyện. Tôi có tiếp tục được hưởng thâm niên tại cơ quan mới không?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Thông tư liên tịch 04/2009/TTLT-BNV-BTC
2. Giải quyết vấn đề:
Căn cứ Điều 1 Thông tư liên tịch
“Chế độ phụ cấp thâm niên nghề quy định tại Thông tư này áp dụng đối với cán bộ, công chức trong biên chế xếp lương theo các ngạch hoặc các chức danh chuyên ngành tòa án, kiểm sát, kiểm toán, thanh tra, thi hành án dân sự và kiểm lâm, bao gồm:
1. Chánh án và Phó chánh án Tòa án nhân dân các cấp; Thẩm phán Tòa án nhân dân các cấp; Thư ký Tòa án và Thẩm tra viên ngành Tòa án (Thẩm tra viên cao cấp, Thẩm tra viên chính và Thẩm tra viên);
2. Viện trưởng, Phó viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân các cấp, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân các cấp, Điều tra viên các cấp và Kiểm tra viên ngành Kiểm sát (Kiểm tra viên cao cấp, Kiểm tra viên chính và Kiểm tra viên).
3. Tổng kiểm toán nhà nước, Phó tổng kiểm toán nhà nước và Kiểm toán viên nhà nước (Kiểm toán viên cao cấp, Kiểm toán viên chính, Kiểm toán viên, Kiểm toán viên dự bị);
4. Tổng thanh tra và Phó Tổng thanh tra, Chánh Thanh tra và Phó Chánh Thanh tra các cơ quan Thanh tra nhà nước, Thanh tra viên (Thanh tra viên cao cấp, Thanh tra viên chính, Thanh tra viên);
5. Thủ trưởng và Phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự các cấp, Chấp hành viên thi hành án dân sự các cấp, Thẩm tra viên thi hành án dân sự (Thẩm tra viên cao cấp, Thẩm tra viên chính và Thẩm tra viên thi hành án dân sự) và Thư ký thi hành án dân sự;
6. Cục trưởng và Phó cục trưởng Cục Kiểm lâm, Chi cục trưởng và Phó chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, Hạt trưởng và Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm, Kiểm lâm viên (Kiểm lâm viên chính, Kiểm lâm viên, Kiểm lâm viên cao đẳng, Kiểm lâm viên trung cấp và Kiểm lâm viên sơ cấp).”
Bạn đang được hưởng thâm niên nhà giáo, điều kiện được hưởng thâm niên theo khoản 1, Điều 2, Nghị định 54/2011/NĐ-CP là nhà giáo có thời gian giảng dạy, giáo dục đủ 5 năm (60 tháng) thì được tính hưởng phụ cấp thâm niên. Trong trường hợp giáo viên được chuyển sang vị trí mới mà có đủ điều kiện được hưởng thâm niên ở ngành mới thì sẽ được hưởng thâm niên ở ngành mới. Bạn chuyển công tác sang bên Thanh tra và thôi giảng dạy nên bạn sẽ không được hưởng phụ cấp thâm niên dành cho giáo viên. Tuy nhiên, nếu bạn đáp ứng được các điều kiện hưởng phụ cấp thâm niên của ngành thanh tra thì bạn sẽ được hưởng phụ cấp thâm niên của ngành này.
>>> Luật sư tư vấn chế độ phụ cấp thâm niên nghề: 1900.6568
Bạn không nói rõ bạn chuyển sang cơ quan Thanh tra huyện làm việc ở vị trí nào nên có thể bạn sẽ được hưởng phụ cấp thâm niên nếu bạn được bổ nhiệm vào các chức vụ là Tổng thanh tra và Phó Tổng thanh tra, Chánh Thanh tra và Phó Chánh Thanh tra các cơ quan Thanh tra nhà nước, Thanh tra viên (Thanh tra viên cao cấp, Thanh tra viên chính, Thanh tra viên).
Khoản 1 Điều 2 Thông tư liên tịch
Mức tiền phụ cấp thâm niên nghề hàng tháng được tính theo công thức sau:
Mức tiền phụ cấp thâm niên nghề | = | Hệ số lương chức vụ hoặc hệ số lương chuyên môn, nghiệp vụ cộng với hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo và % (quy theo hệ số) phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng | x | Mức lương tối thiểu chung do Chính phủ quy định từng thời kỳ | x | Mức % phụ cấp thâm niên nghề được hưởng |