Công ty có quyền lấy lí do tôi nghỉ vào thời điểm này để cắt lương tháng 13 và lương trách nhiệm của tôi không? Nếu công ty làm như vậy thì tôi phải làm gì?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi đang là trưởng bộ phận của một công ty lớn. Hợp đông lao động của tôi (HĐLĐ 1 năm) không đề cập thời gian cần thông báo trước khi nghỉ việc, chỉ đề cập: theo
Anh chị cho tôi hỏi, tôi làm như vậy có đúng không? Nếu công ty không phê duyệt đơn nghỉ việc của tôi tôi nên làm gì? Công ty có quyền lấy lí do tôi nghỉ vào thời điểm này để cắt lương tháng 13 và lương trách nhiệm của tôi không? Nếu công ty làm như vậy thì tôi phải làm gì?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Về vấn đề đơn xin nghỉ việc của chị: Hợp đồng của chị là
Việc công ty lấy lý do đang trong thời gian nghỉ tết chưa tìm được người thay thế để không phê duyệt đơn nghỉ việc của chị là không có căn cứ pháp luật. Công ty có trách nhiệm phải đồng ý cho chị nghỉ việc nếu chị không muốn kí kết hợp đồng làm việc tiếp với công ty.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Nếu công ty không giải quyết đơn xin nghỉ việc cũng như không trả lương cơ bản và lương trách nhiệm cho chị chị có thể yêu cầu hòa giải viên lao động giải quyết vấn đề này theo điều 201 “Bộ luật lao động 2019”.
“Điều 201. Trình tự, thủ tục hòa giải tranh chấp lao động cá nhân của hòa giải viên lao động
1. Tranh chấp lao động cá nhân phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:
a) Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
b) Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;
c) Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;
d) Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.
đ) Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu hoà giải, hòa giải viên lao động phải kết thúc việc hòa giải.
3. Tại phiên họp hoà giải phải có mặt hai bên tranh chấp. Các bên tranh chấp có thể uỷ quyền cho người khác tham gia phiên họp hoà giải.
Hoà giải viên lao động có trách nhiệm hướng dẫn các bên thương lượng. Trường hợp hai bên thỏa thuận được, hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải thành.
Trường hợp hai bên không thỏa thuận được, hòa giải viên lao động đưa ra phương án hoà giải để hai bên xem xét. Trường hợp hai bên chấp nhận phương án hoà giải, hoà giải viên lao động lập biên bản hoà giải thành.
Trường hợp hai bên không chấp nhận phương án hoà giải hoặc một bên tranh chấp đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng, thì hoà giải viên lao động lập biên bản hoà giải không thành.
Biên bản có chữ ký của bên tranh chấp có mặt và hoà giải viên lao động.
Bản sao biên bản hoà giải thành hoặc hoà giải không thành phải được gửi cho hai bên tranh chấp trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản.
4. Trong trường hợp hoà giải không thành hoặc một trong hai bên không thực hiện các thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành hoặc hết thời hạn giải quyết theo quy định tại khoản 2 Điều này mà hoà giải viên lao động không tiến hành hoà giải thì mỗi bên tranh chấp có quyền yêu cầu Toà án giải quyết.”
Nếu đại diện bên công ty không chịu hòa giải, hòa giải không thành hoặc hòa giải thành nhưng không thực hiện theo biên bản hòa giải thì chị có quyền khởi kiện lên tòa án giải quyết theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành.
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.