Hỏi về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Phải chịu trách nhiệm như thế nào khi cho mượn xe gây tai nạn.
Hỏi về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Phải chịu trách nhiệm như thế nào khi cho mượn xe gây tai nạn.
Tóm tắt câu hỏi:
Cách đây 4 năm. Tôi có đi chơi và mượn xe của anh bạn. Tôi đi xe lên nhà con bé đó và để chìa khóa trên xe, nó lấy xe đi tông người ta. Trong trường hợp đó, tôi có liên quan và phải bồi thường không? Mong luật sư cho tôi ý kiến.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Giải quyết vấn đề:
Theo như bạn trình bày, có thể thấy bạn đã phát sinh hợp đồng mượn tài sản là chiếc xe với anh bạn của bạn. Khi đó, bạn có trách nhiệm phải thực hiện đúng nghĩa vụ của bên mượn tài sản theo quy định tại Điều 514 Bộ luật Dân sự 2005 như sau:
"Bên mượn tài sản có các nghĩa vụ sau đây:
1. Giữ gìn, bảo quản tài sản mượn như tài sản của chính mình, không được tự ý thay đổi tình trạng của tài sản; nếu tài sản bị hư hỏng thông thường thì phải sửa chữa;
2. Không được cho người khác mượn lại, nếu không có sự đồng ý của bên cho mượn;
3. Trả lại tài sản mượn đúng thời hạn; nếu không có thoả thuận về thời hạn trả lại tài sản thì bên mượn phải trả lại tài sản ngay sau khi mục đích mượn đã đạt được;
4. Bồi thường thiệt hại, nếu làm hư hỏng, mất mát tài sản mượn."
Theo đó, bạn có nghĩa vụ giữ gìn, bảo quản tài sản mượn như tài sản của chính mình và không được tự ý cho người khác mượn lại nếu không có sự đồng ý của anh bạn của bạn.
>>> Luật sư tư vấn căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường: 1900.6568
Điều 604 Bộ luật Dân sự 2005 quy định căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau:
"1. Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
2. Trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường cả trong trường hợp không có lỗi thì áp dụng quy định đó."
Bạn chưa nói rõ, bạn cho người khác mượn lại xe hay người này thấy xe máy có chìa khóa đã tự ý lấy đi? Do đó, nếu người này thấy xe có chìa khóa, tự lấy đi gây ra tai nạn giao thông thì người này sẽ phải tự chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Nếu bạn cho người này mượn xe mà biết rõ là không đủ điều kiện tham gia giao thông (không có giấy phép lái xe, chưa đủ tuổi,…) khi người này gây tai nạn thì bạn có thể phải cùng chịu trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại. Tức là đền bù thiệt hại do người này gây ra với người thứ ba. Có thể bạn còn phải chịu trách nhiệm hình sự nếu người này "gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác".