Việt nam là một nước có nghề cá rất phát triển và ngày càng hiện đại hơn, trong đó có sự thành công của nghề cá phải kể tới vai trò của hội Nghề cá Việt Nam đối với hoạt động khai thác chế biến và nuôi cá, các dịch vụ khác. Vậy Hội Nghề cá Việt Nam là gì?
Mục lục bài viết
1. Hội Nghề cá Việt Nam là gì?
Hiện nay với lĩnh vực thủy sản thì có hội Nghề cá Việt Nam là tổ chức xã hội – nghề nghiệp được Bộ Nội vụ kí quyết định thành lập 5/5/2000, mục đích tập hợp những cá nhân và tổ chức thuộc các thành phần kinh tế hoạt động trong các lĩnh vực nuôi trồng, khai thác, chế biến, tiêu thụ và hậu cần dịch vụ nghề cá.
Hội này ra đời với mục đích hỗ trợ, giúp đỡ nhau về kinh tế – kĩ thuật trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người làm nghề cá Việt Nam.
Theo Bản điều lệ Hội có 7 Chương, 26 Điều đã được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II Hội nghề cá Việt Nam họp tại Hà Nội ngày 5 và 6 tháng 01 năm 2007 thông qua và có hiệu lực thi hành kể từ ngày được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
“Tập hợp những cá nhân và tổ chức thuộc các thành phần kinh tế hoạt động trong các lĩnh vực khai thác, nuôi trồng, chế biến tiêu thụ và hậu cần dịch vụ nghề cá nhằm mục đích hợp tác, hỗ trợ, giúp đỡ nhau về kinh tế – kỹ thuật trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; nâng cao giá trị sản phẩm hàng hóa; phòng tránh thiên tai, ngăn ngừa dịch bệnh; bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, bảo vệ môi trường; đại diện và bảo vệ lợi ích hợp pháp của hội viên; góp phần đưa nghề cá cả nước phát triển theo hướng ổn định, bền vững, từng bước hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người làm nghề cá”.
Như vậy qua đó ta thấy trên cơ sở nguyên tắc hoạt động tự nguyện, tự quản và trang trải về tài chính, chịu trách nhiệm trước pháp luật và mọi hội viên có quyền bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi. Hoạt động trên phạm vi cả nước, theo pháp luật Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, theo quy định của các văn bản quy phạm pháp luật về Hội và các quy định của Điều lệ này. Hội được sự bảo trợ và chịu sự quản lý Nhà nước của Bộ Thủy sản trước đây và nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, là thành viên chính thức của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, đồng thời Hội có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng và trụ sở chính của Hội đặt tại Thủ đô Hà Nội, có Văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Khánh Hòa và Thành phố Cần Thơ hoặc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác theo quy định của pháp luật.
Hội Nghề cá Việt Nam có tên gọi tiếng Anh là Vietnam Fisheries Society – VINAFIS.
2. Lịch sử hình thành của Hội nghề cá Việt Nam:
Ngày 14//11/1988 Hiệp hội Nuôi tôm xuất khẩu Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 288-CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Sau một thời gian hoạt động, Hiệp hội Nuôi tôm xuất khẩu Việt Nam đã có bước trưởng thành, cổ vũ, động viên ngư dân Việt Nam tập trung phát triển mạnh mẽ phong trào nuôi tôm trên khắp cả nước, từ khai thác tự nhiên đến quảng canh cải tiến và bắt đầu tiền đề cho nuôi bán công nghiệp và công nghiệp sau này.
Thời gian vào ngày 21/3/1990 Hội đồng Bộ trưởng đã có quyết định số 90-CT phê chuẩn việc đổi tên Hiệp hội Nuôi tôm xuất khẩu Việt Nam thành Hội Nuôi tôm xuất khẩu Việt Nam.
Sau đó vào ngày 19/6/1995 đến năm 1995, tại văn bản số 3281-TCCB của Văn phòng Chính phủ
Như vậy ta thấy cùng ra đời với Hội Nuôi thủy sản Việt Nam, ngày 11/3/1992, Hội Nghề cá Việt Nam được Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng cho phép thành lập tại quyết định số 86-CT. Sự tham gia tích cực của các hội viên Hội Nuôi thủy sản Việt Nam và Hội Nghề cá Việt Nam là đáng ghi nhận.
Ngày 5/5/2000, tại quyết định số 33/2000 QĐ/BTCCBCP của Bộ trưởng, Trưởng ban Tổ chức cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ) cho phép hợp nhất Hội Nuôi thủy sản Việt Nam và Hội Nghề cá Việt Nam thành Hội Nghề cá Việt Nam.
3. Nhiệm vụ chính của Hội nghề cá Việt Nam:
Thứ nhất, Tuyên truyền, phổ biến cho hội viên hiểu và thực hiện tốt các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về xây dựng và phát triển nghề cá theo hướng bền vững. Giáo dục nâng cao ý thức quản lý cộng đồng cho hội viên trong việc bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, bảo vệ môi trường; phòng chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn trên biển, ngăn ngừa dịch bệnh, tuân thủ các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm thủy sản, bảo vệ an ninh quốc phòng miền biển
Thứ hai, hình thành, phát triển các hình thức liên kết, hợp tác, hỗ trợ giúp đỡ nhau về kinh tế – kỹ thuật trong các hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ nghề cá, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm và hiệu quả kinh tế cho hội viên
Thứ ba, tổ chức khuyến ngư tự nguyện, phối hợp với các tổ chức khuyến ngư Nhà nước và các đơn vị có liên quan phổ biến và chuyển giao các tiến bộ khoa học – kỹ thuật – công nghệ, tập huấn kỹ thuật và đào tạo nghề cho hội viên; thực hiện các dịch vụ tư vấn, thông tin thị trường vừa phục vụ sản xuất kinh doanh của hội viên vừa tạo kinh phí cho Hội
Thứ tư, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Hội và hội viên. Thay mặt hội viên kiến nghị với Đảng và Nhà nước về những vấn đề liên quan đến sự phát triển các lĩnh vực hoạt động của ngành
Thứ năm, xây dựng và phát triển các mối quan hệ với các nước và các tổ chức quốc tế, thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế
Thứ sáu, thực hiện việc quản lý tổ chức và hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật và Điều lệ Hội.
Bên cạnh đó thì các thành viên của Hội có nghĩa vụ:
+ Chấp hành nghiêm chỉnh Điều lệ của Hội, Nghị quyết của đại hội và các quy định khác của Hội.Thực hiện nghiêm chỉnh các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nghề cá.
+ tích cực sản xuất kinh doanh và công tác, cùng nhau trao đổi kinh nghiệm sản xuất, ứng dụng các tiến bộ khoa học – kỹ thuật vào sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao
+ Đoàn kết, hợp tác giữa các hội viên, giữa hội viên với nông, ngư dân, phát triển hội viên mới góp phần xây dựng Hội ngày càng vững mạnh
+ Tham gia đầy đủ các hoạt động và sinh hoạt của Hội, thực hiện tốt các nhiệm vụ được Hội giao
+ Đóng lệ phí gia nhập Hội và hội phí đầy đủ, đúng hạn quy định.
Đồng thời họ cũng có quyền lợi như:
+ Được cung cấp các thông tin cần thiết về tình hình sản xuất, kinh doanh, thị trường, khoa học kỹ thuật và các thông tin khác có liên quan
+ Được cung cấp các dịch vụ đào tạo nghề, tập huấn kỹ thuật; được tư vấn và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới; được tham quan học tập kinh nghiệm ở trong và ngoài nước
+ Được hưởng sự hỗ trợ của các tổ chức trong và ngoài nước do Hội vận động theo quy định của pháp luật; (4) thông qua Hội, hội viên được quyền đề xuất, kiến nghị các vấn đề của cá nhân, đơn vị đến các cơ quan Nhà nước và các tổ chức có liên quan.
+ Được biểu quyết các vấn đề của Hội
+ Được quyền ứng cử, đề cử và bầu cử vào Ban chấp hành và các tổ chức, chức vụ khác của Hội; có quyền thảo luận, chất vấn, phê bình các công việc của Hội
+ Được khen thưởng khi có thành tích xuất sắc trong sản xuất kinh doanh và trong công tác Hội. Hội viên danh dự và hội viên liên kết được hưởng các quyền như hội viên chính thức trừ các quyền ứng cử, bầu cử và biểu quyết.
Dựa trên các hoạt động của hội trên thực tế thì hiện nghề cá Việt Nam đang phải từng bước đáp ứng các tiêu chí về chống khai thác, đánh bắt bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định, giúp cải tổ phần nào về thiết bị, kỹ thuật, cũng như tuân thủ quy định của khách hàng quốc tế.
Trước các cơ hội và thách thức mới, Hội Nghề cá Việt Nam sẽ tiếp tục đổi mới, sáng tạo, phấn đấu là người đại diện, người tập hợp lực lượng, người bạn đồng hành của ngư dân, và là đối tác tin cậy của ngành thủy sản nước ta, và cộng đồng nghề cá quốc tế. Trong suốt chặng đường lịch sử vừa qua, ngư dân Việt Nam luôn đồng hành cùng dân tộc, Hội Nghề cá Việt Nam nguyện sẽ đồng hành cùng ngư dân bám biển, vươn ra “biển lớn” vì sự nghiệp phát triển nghề cá bền vững và bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.