Ngày nay, con người có thể tự do di chuyển, cư trú ở một hay nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới. Khi họ muốn trở về quê hương của mình để có thể hưởng các quyền lợi về tài sản, kinh doanh hoặc đầu tư tại quê hương thì họ phải có đầy đủ các điều kiện cũng như họ phải làm thủ tục - đó gọi là hồi hương.
Mục lục bài viết
1. Hồi hương là gì?
Hồi hương là Công dân của một quốc gia cư trú ở nước ngoài trở lại đất nước mà công dân đó có quốc tịch. Hồi hương có thể được điều chỉnh bởi thỏa thuận của hai quốc gia hữu quan hoặc có thể được điều chỉnh trong pháp luật các quốc gia. Hồi hương trước hết phải được tiến hành theo ý nguyện của những người hồi hương. Việc cưỡng ép hồi hương, cấm hồi hương bị xem là việc làm xâm phạm nhân quyền.
Hồi hương tên tiếng Anh là: “Repatriation“.
2. Hướng dẫn chi tiết thủ tục hồi hương cho Việt Kiều:
2.1. Điều kiện được xét cho hồi hương:
– Có quốc tịch Việt Nam và mang hộ chiếu Việt Nam; nếu có quốc tịch Việt Nam, đồng thời mang hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu nước ngoài thì phải có xác nhận đã đăng ký công dân tại một cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoà
– Thái độ chính trị rõ ràng: hiện tại không tham gia hoặc ủng hộ các tổ chức chống phá Tổ quốc, không có hành động chống đối Chính phủ Việt Nam và cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
– Có khả năng bảo đảm cuộc sống ở Việt Nam sau khi hồi hương.
– Có một cơ quan hoặc thân nhân ở Việt Nam nêu ở dưới đây bảo lãnh
– Cơ quan bảo lãnh: Cơ quan cấp Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bảo lãnh đối với các trường hợp xin hồi hương để tham gia xây dựng đất nước. Cơ quan bảo lãnh phải có văn bản khẳng định rõ người xin hồi hương có vốn đầu tư, có dự án khả thi hoặc tay nghề cao được cơ quan tiếp nhận làm việc và sẽ bố trí vào việc tương xứng với học vấn, tay nghề của người đó.
-Thân nhân ở Việt Nam bảo lãnh phải đáp ứng các điều kiện sau:
+Là người đủ 18 tuổi trở lên, có hộ khẩu thường trú ở Việt Nam không bị mất hoặc bị hạn chế quyền công dân
+ Có quan hệ cùng dòng tộc với người được bảo lãnh, gồm quan hệ vợ chồng, cha, mẹ, con, ông bà nội ngoại, anh chị em ruột, cô, bác, chú, dì nội ngoại.
2.2. Thủ tục hồi hương:
1. Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở của cơ quan đại diện
(xem danh sách các cơ quan đại diện có chức năng lãnh sự để biết thông tin chi tiết về địa chỉ và thời gian nộp hồ sơ và nhận kết quả)
2. Cơ quan đại diện xem xét hồ sơ, nếu có những điểm chưa rõ cần xác minh thì điện về Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao
3. Nhận kết quả trực tiếp tại trụ sở cơ quan đại diện hoặc qua bưu điện
2.3. Thành phần hồ sơ gồm có:
1. Đơn đề nghị về Việt Nam thường trú (theo mẫu);
– Ba ảnh cỡ 4×6 mới chụp, 02 ảnh dán vào đơn, 01 ảnh ghi rõ họ tên (mặt sau) để phục vụ cấp Giấy thông hành nếu được hồi hương.
2. Bản sao hộ chiếu nước ngoài hoặc bản sao giấy tờ thường trú của nước ngoài cấp (bản chụp và xuất trình bản chính để đối chiếu).
3. Bản sao một trong những giấy tờ sau đây có giá trị chứng minh có quốc tịch Việt Nam:
+ Giấy khai sinh, trường hợp giấy khai sinh không ghi rõ quốc tịch Việt Nam thì kèm theo giấy tờ chứng minh quốc tịch của cha mẹ.
+Giấy chứng minh thư nhân dân
+ Hộ chiếu Việt Nam
+ Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam, quyết định nuôi con nuôi đối với trẻ em là người nước ngoài, quyết định cho người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi;
+ Giấy tờ khác do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp xác nhận đương sự còn giữ quốc tịch Việt Nam theo quy định của Việt Nam về quốc tịch;
4. Một trong những giấy tờ sau đây chứng minh có nhà ở hợp pháp tại Việt Nam:
+ Đối với người đã được sở hữu nhà tại Việt Nam (nộp bản sao, xuất trình bản chính để đối chiếu): giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, giấy tờ về mua, bán, cho, tặng, đổi, nhận thừa kế nhà ở ; đã nhận nhà ở của doanh nghiệp có chức năng kinh doanh nhà ở đầu tư xây dựng để bán; giấy tờ của
+ Đối với người có nhà ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân :
– Bản sao hợp đồng cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ của cá nhân (hoặc bản chụp kèm theo bản chính để kiểm tra, đối chiếu);
– Văn bản chứng minh ngôi nhà cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý cho người đó đăng ký thường trú;
– Bản sao giấy tờ tài liệu chứng minh quyền sở hữu nhà ở của người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ (hoặc bản chụp kèm theo bản chính để kiểm tra, đối chiếu).
5. Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài xin về thường trú ở thành phố trực thuộc Trung ương ngoài những giấy tờ trên trong hồ sơ còn phải có một trong các giấy tờ sau đây chứng minh đủ điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương (quy định tại khoản 1, 2 và 4 của Điều 20 Luật cư trú):
– Đối với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài có chỗ ở hợp pháp có một trong giấy tờ sau chứng minh đã tạm trú liên tục tại thành phố đó từ 12 tháng trở lên :
– Giấy tờ tạm trú có thời hạn hoặc xác nhận của công an phường, xã, thị trấn về thời hạn tạm trú ;
– Sổ tạm trú hoặc xác nhận của công an phường, xã, thị trấn về thời gian đăng ký tạm trú.
6. Đối với công dân định cư ở nước ngoài được người có hộ khẩu đồng ý cho nhập với hộ khẩu của mình phải có một trong giấy tờ sau chứng minh mối quan hệ ruột thịt giữa hai người :
– Vợ về ở với chồng, chồng về ở với với vợ, con về ở với cha mẹ, cha mẹ về ở với con ;
– Người hết tuổi lao động, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc về ở với anh chị, em ruột ;
– Người tàn tật, mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, không điều khiển được hành vi về ở với anh chị em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;
– Người chưa thành niên, không còn cha, mẹ hoặc còn cha mẹ nhưng cha mẹ không có khả năng nuôi dưỡng về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị em ruột, cô, dì, chú bác, cậu ruột người giám hộ;
– Người chưa thành niên độc thân về sống với ông bà nội ngoại.
Trong trường hợp không còn giấy tờ chứng minh mối quan hệ ruột thịt thì người bảo lãnh phải có đơn giải trình và được UBND cấp xã nơi có hộ khẩu thường trú xác nhận.
7. Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài về đăng ký thường trú tại cơ sở tôn giáo tại Việt Nam và hoạt động tôn giáo, thì phải có ý kiến bằng văn bản của người đứng đầu cơ sở tôn giáo đó đồng ý cho người đăng ký thường trú, kèm theo giấy tờ chứng minh là chức sắc tôn giáo, nhà tu hành hoặc người người chuyên hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo, và ý kiến bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam về tôn giáo chấp thuận cho người đó về Việt Nam hoạt động tôn giáo.
BIỂU MẪU 1
STT | Yêu cầu, câu hỏi | Các lựa chọn, nội dung cần điền, trả lời | ||
1. | Số hồ sơ | B-BNG-077719-TT | ||
2. | Tên Cơ quan thống kê | Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài | ||
3. | Tên thủ tục hành chính (TTHC) | Thủ tục hồi hương (Đăng ký thường trú ở Việt Nam) tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài | ||
4. | Lĩnh vực thống kê | Công tác lãnh sự | ||
5. | Trình tự thực hiện | 1- Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở của cơ quan đại diện (xem danh sách các cơ quan đại diện có chức năng lãnh sự để biết thông tin chi tiết về địa chỉ và thời gian nộp hồ sơ và nhận kết quả) 2- Cơ quan đại diện xem xét hồ sơ, nếu có những điểm chưa rõ cần xác minh thì điện về Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao 3- Nhận kết quả trực tiếp tại trụ sở của cơ quan đại diện hoặc qua bưu điện. (xem danh sách các cơ quan đại diện có chức năng lãnh sự để biết thông tin chi tiết về địa chỉ và thời gian nộp hồ sơ và nhận kết quả) | ||
6. | Cách thức thực hiện | Trực tiếp tại trụ sở cơ quan đại diện hoặc qua bưu diện | ||
7. | Hồ sơ | 1- Đơn đề nghị về Việt Nam thường trú (theo mẫu); – Ba ảnh cỡ 4×6 mới chụp, 02 ảnh dán vào đơn, 01 ảnh ghi rõ họ tên (mặt sau) để phục vụ cấp Giấy thông hành nếu được hồi hương. 2- Bản sao hộ chiếu nước ngoài hoặc bản sao giấy tờ thường trú của nước ngoài cấp (bản chụp và xuất trình bản chính để đối chiếu). 3-Bản sao một trong những giáy tờ sau đây có giá trị chứng minh có quốc tịch Việt Nam: + Giấy khai sinh, trường hợp giấy khai sinh không ghi rõ quốc tịch Việt Nam thì kèm theo giấy tờ chứng minh quốc tịch của cha mẹ. +Giấy chứng minh thư nhân dân + Hộ chiếu Việt Nam + Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam, quyết định nuôi con nuôi đối với trẻ em là người nước ngoài, quyết định cho người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi; + Giấy tờ khác do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp xác nhận đương sự còn giữ quốc tịch Việt Nam theo quy định của Việt Nam về quốc tịch; 4- Một trong những giấy tờ sau đây chứng minh có nhà ở hợp pháp tại Việt Nam: + Đối với người có nhà ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân : – Văn bản chứng minh ngôi nhà cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý cho người đó đăng ký thường trú; – Bản sao giấy tờ tài liệu chứng minh quyền sở hữu nhà ở của người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ (hoặc bản chụp kèm theo bản chính để kiểm tra, đối chiếu). 5- Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài xin về thường trú ở thành phố trực thuộc Trung ương ngoài những giấy tờ trên trong hồ sơ còn phải có một trong các giấy tờ sau đây chứng minh đủ điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương (quy định tại khoản 1, 2 và 4 của Điều 20 Luật cư trú): – Đối với CDVNĐCONN có chỗ ở hợp pháp có một trong giấy tờ sau chứng minh đã tạm trú liên tục tại thành phố đó từ 12 tháng trở lên : – Giấy tờ tạm trú có thời hạn hoặc xác nhận của công an phường, xã, thị trấn về thời hạn tạm trú ; – Sổ tạm trú hoặc xác nhận của công an phường, xã, thị trấn về thời gian đăng ký tạm trú . 6- Đối với CDDCONN được người có hộ khẩu đồng ý cho nhập với hộ khẩu của mình phải có một trong giấy tờ sau chứng minh mối quan hệ ruột thịt giữa hai người : – Vợ về ở với chồng, chồng về ở với với vợ, con về ở với cha mẹ, cha mẹ về ở với con ; – Người hết tuổi lao động, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc về ở với anh chị, em ruột ; – Người tàn tật, mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, không điều khiển được hành vi về ở với anh chị em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ; – Người chưa thành niên, không còn cha, mẹ hoặc còn cha mẹ nhưng cha mẹ không có khả năng nuôi dưỡng về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị em ruột, cô, dì, chú bác, cậu ruột người giám hộ; – Người chưa thành niên độc thân về sống với ông bà nội ngoại. 7- Công dân VN ĐCONN về đăng ký thường trú tại cơ sở tôn giáo tại Việt Nam và hoạt động tôn giáo, thì phải có ý kiến bằng văn bản của người đứng đầu cơ sở tôn giáo đó đồng ý cho người đăng ký thường trú, kèm theo giấy tờ chứng minh là chức sắc tôn giáo, nhà tu hành hoặc người người chuyên hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo, và ý kiến bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam về tôn giáo chấp thuận cho người đó về Việt Nam hoạt động tôn giáo. b) Số lượng hồ sơ: 02 (bộ) | ||
8. | Thời hạn giải quyết | -10 ngày làm việc phải gửi hồ sơ về Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an. 05 ngày sau khi nhận được | ||
9. | Cơ quan thực hiện TTHC | a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được Ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Viên chức lãnh sự hoặc Phòng Lãnh sự c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài d) Cơ quan phối hợp: -Cục Lãnh sự BNG -Cục quản lý xuất nhập cảnh – Bộ Công an | ||
10. | Đối tượng thực hiện TTHC | Cá nhân | ||
Tổ chức | ||||
11. | TTHC này có yêu cầu phải hoàn thành mẫu đơn, mẫu tờ khai không? | Có | ||
Đơn đề nghị về Việt Nam thường trú (Mẫu TT01) | Quyết định số 273/A18-P1 ngày 20/8/2009 của Cục Quản lý xuất nhập cảnh- Bộ Công an | |||
Không | ||||
12. | Phí, lệ phí | Có | ||
Cấp giấy thông hành hồi hương : 100 USD | Thông tư số: 134/2004/TT-BTC ngày 31/12/ 2004 của Bộ Tài chính | |||
Cấp lại do để hỏng hoặc mất: 120 USD | Thông tư số: 134/2004/TT-BTC ngày 31/12/ 2004 của Bộ Tài chính | |||
Không | ||||
13. | Kết quả của việc thực hiện TTHC | giấy phép giấy chứng nhận giấy đăng ký chứng chỉ hành nghề thẻ phê duyệt chứng chỉ văn bản xác nhận quyết định hành chính giấy xác nhận bản cam kết biển hiệu văn bản chấp thuận bằng loại khác: | Giấy Thông hành hồi hương | |
14. | Ngoài quy định về thủ tục, có yêu cầu hoặc điều kiện nào để được cấp một trong các loại giấy nêu tại câu hỏi 13 hay không? | Có | ||
Những trường hợp sau không thuộc diện được đăng ký thường trú tại Việt Nam: – Người đã xin thôi quốc tịch Việt Nam. Trường hợp muốn xin thường trú tại Việt Nam thì phải làm thủ tục xin trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam – Người thuộc diện “chưa được nhập cảnh Việt Nam” theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2000. | Thông tư liên tịch số 05/TT-LT ngày 12/5/2009 của Bộ Công an- Bộ Ngoại giao có hiệu lực thi hành từ 27/6/2009. | |||
Không :
| ||||
15. | Căn cứ pháp lý của TTHC | Loại văn bản pháp luật | Tên, số, ký hiệu, ngày ban hành, ngày có hiệu lực: | |
Luật của Quốc hội | Luật cư trú số 81/2006/QH11 thông qua ngày 29/11/2006, có hiệu lực từ 01/7/2007 | |||
Nghị quyết của Quốc hội | ||||
Pháp lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội | ||||
Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội | ||||
Nghị định của Chính phủ | số | |||
Nghị quyết của Chính phủ | ||||
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ | ||||
Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ | ||||
Quyết định của Bộ trưởng | ||||
Chỉ thị của Bộ trưởng | ||||
Thông tư của Bộ trưởng | Số 134/2004/TT-BTC ngày 31/12/ 2004 của Bộ Tài chính có hiệu lực từ 01/3/2005 | |||
Thông tư liên tịch của các Bộ | số 05/TT-LT ngày 12/5/2009 của Bộ Công an- Bộ Ngoại giao có hiệu lực thi hành từ 27/6/2009. | |||
Nghị quyết của HĐND cấp …… | ||||
Quyết định của UBND cấp ……. | ||||
Chỉ thị của UBND cấp …………. | ||||
Văn bản khác | Quyết định số 273/A18-P1 ngày 20/8/2009 của Cục Quản lý xuất nhập cảnh- Bộ Công an | |||
16. | Thông tin liên hệ | – Họ tên: – Địa chỉ cơ quan: – Số điện thoại cơ quan: – Địa chỉ email: | ||
Biểu mẫu này được nộp một bản giấy và một bản dưới dạng file điện tử cho Tổ công tác. |
3. Mẫu đơn xin hồi hương:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————–
ĐƠN XIN HỒI HƯƠNG
(dùng cho công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài)
1. Họ và tên trong hộ chiếu Việt Nam(1)………..
Họ và tên khác:…………
2. Ngày, tháng, năm sinh:……………
3. Nam/nữ:………….
4. Nơi sinh:…………
5 .Chỗ ở hiện nay:………
Số điện thoại:………….
6. Quốc tịch gốc:…………..
Quốc tịch hiện nay:…………
7. Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu còn giá trị:…………..
Số:……………. ngày cấp:…………….
8. Cơ quan cấp: ……….có giá trị đến ngày:………………..
Nghề nghiệp:…………………………….
Nơi làm việc hiện nay:……………
9. Mức thu nhập hiện nay (tính theo đôla Mỹ/tháng):……………………….
10. Trình độ:……………..
– Học vấn(bằng cấp, học vị):……………
– Tay nghề chuyên môn (ngành, bậc):………………..
11. Tôn giáo:…………………
12. Tổ chức chính trị đã, đang tham gia (mục đích, lý do, thời gian tham gia):………….
13. Rời Việt Nam ngày:…………..
Lý do:……………….
Hình thức: hợp pháp (hộ chiếu hoặc giấy tờ thay hộ chiếu số:………………..
ngày cấp:………….. cơ quan cấp ……………), bất hợp pháp,
Hình thức khác (trình bày cụ thể):………………….
14. Địa chỉ trước khi rời Việt Nam:………….
Thường trú:………
Làm việc:…….
Họ tên, năm sinh, quốc tịch, nghề nghiệp, nơi làm việc, chỗ ở hiện của cha, mẹ, vợ, chồng, con:
………………..
15. Lý do, mục đích xin hồi hương:………..
16. Khả năng bảo đảm cuộc sống nếu được hồi hương:………
17. Nhà ở (ghi rõ do thân nhân cung cấp hay tự lo): ……..
Nguồn sống (ghi rõ sau khi về nước sẽ làm gì để sinh sống hay do thân nhân nào nuôi dưỡng, haycó nguồn sống nào):
18. Thân nhân ở Việt Nam bảo lãnh (họ tên, địa chỉ thường trú, quan hệ bản thân):……………….
Tên, địa chỉ của cơ quan tiếp nhận về làm việc (nếu hồi hương về tham gia xây dựng đất nước):………..
19. Dự kiến thời gian nhập cảnh (nếu được hồi hương):……………
Cửa khẩu nhập cảnh:…………
20. Trẻ em dưới 16 tuổi cùng hồi hương (họ tên, ngày sinh, nam, nữ, quốc tịch, số hộ chiếu, quan hệ với
bản thân)……….
Tôi xin cam doan những nội dung khai trên đây là đúng sự thật.
…………, ngày……tháng…..năm……
Người làm đơn ký tên
Ghi chú:
(1) Nếu không có hộ chiếu Việt Nam thì ghi rõ họ tên khai sinh.
(2) ảnh mới chụp cỡ 4×6 mắt nhìn thẳng, đầu để trần, ảnh của ai dán vào đơn của người đ
(trường hợp trẻ em khai cùng trong đơn, dán ảnh vào góc trái phía dưới đơn, ghi rõ họ tên phía dưới ảnh).