Hội đồng thành viên có quyền bãi nhiệm giám đốc không? Quyền hạn của giám đốc trong công ty TNHH hai thành viên.
Hội đồng thành viên có quyền bãi nhiệm giám đốc không? Quyền hạn của giám đốc trong công ty TNHH hai thành viên.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư! Công ty tôi là công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên. Hiện tại có 3 người là thành viên công ty. Hội đồng thành viên (HĐTV) cử 1 người trong đó là đại diện pháp luật, 1 người là giám đốc của công ty. Thành viên đang giữ chức vụ giám đốc làm việc và quản lý từ xa (thỉnh thoảng đến công ty) bắt đầu từ 01/04/2016. Hiện nay, có 2 vấn đề tôi cần tư vấn và lời khuyên từ luật sư rằng:
1/ Giám đốc đưa thư đề nghị hội đồng thành viên bãi nhiệm chức danh giám đốc. Vậy HĐTV cần trả lời như thế nào và có bao nhiêu cách trả lời hợp pháp?
2/ Người giữ chức danh Giám đốc có ghi nội dung trong thư đề nghị như sau: "Tôi xxx là NĐDPL (cũ) kiêm GĐ Công ty xxx đề nghị Quý HDTV cũng như NDDPL (mới) Ông xxx thực hiện các thủ tục bãi nhiệm chức danh GĐ của tôi và các thủ tục để bàn giao sổ BHXH và chốt sổ cho tôi theo thời gian bãi nhiệm chức danh GĐ. Qua việc bàn giao chữ ký số cho NDDPL mới, xem như các vấn đề và công tác quản lý chung của công ty về nhân sự, hoạt động KD, tài chính , Ngân hàng….làm việc với các cơ quan nhà nước ) đều không liên quan đến tôi và tôi không chịu trách nhiệm trước pháp luật bất kỳ vấn đề liên quan đến Công ty xxx nữa. Trong vòng 3 ngày khi ông xxx nhận được thư, vui lòng cử nhân viên thực hiện các thủ tục bàn giao sổ BHXH của tôi trước 31/8/2016, mọi sự chậm trễ do việc thực hiện và chuyển giao tôi không chịu trách nhiệm. Vậy cho tôi hỏi, những nội dung người này nói trong thư là đúng hay sai. Và cần trả lời như thế nào cho hợp pháp? Cảm ơn luật sư!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Giải quyết vấn đề:
1. Hội đồng thành viên bãi nhiệm chức danh giám đốc
Hội đồng thành viên gồm tất cả các thành viên công ty, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty. Điều lệ công ty quy định định kỳ họp Hội đồng thành viên, nhưng ít nhất mỗi năm phảihọp một lần.
Căn cứ khoản 2 Điều 56 Luật doanh nghiệp 2014 thì hội đồng thành viên có các quyền,nghĩa vụ sau:
– Quyết định chiến lược phát triển và
– Quyết định tăng hoặc giảm vốn điều lệ, quyết định thời điểm và phương thức huy động thêm vốn;
– Quyết định dự án đầu tư phát triển của công ty;
– Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và chuyển giao công nghệ; thông qua hợp đồng vay, cho vay, bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trongbáo cáo tài chính tại thời điểm công bố gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ hoặc giá trị khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty;
– Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm, ký và chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Kế toán trưởng và người quản lý khác quy định tại Điều lệ công ty;
– Quyết định mức lương, thưởng và lợi ích khác đối với Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Kế toán trưởng và người quản lý khác quy định tại Điều lệ công ty;
– Thông qua báo cáo tài chính hằng năm, phương án sử dụng và phân chia lợi nhuận hoặc phương án xử lý lỗ của công ty;
– Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý công ty;
– Quyết định thành lập công ty con, chi nhánh, văn phòng đại diện;
– Sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;
– Quyết định tổ chức lại công ty;
– Quyết định giải thể hoặc yêu cầu phá sản công ty;
– Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
Căn cứ khoản 2 Điều 60 Luật doanh nghiệp 2014 thì việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm giám đốc phải được thông qua bằng biểu quyết tại cuộc họp lấy ý kiến bằng văn bản hoặc hình thức khác.
Như vậy, trong trường hợp này, khi giám đốc viết thư yêu cầu hội đồng thành viên bãi nhiệm mình thì hội đồng thành viên xem xét và trả lời cho giám đốc công ty rằng: Hội đồng thành viên sẽ xem xét ý kiến của giám đốc công ty trong cuộc họp hội đồng thành viên. Bởi quyết định bãi nhiệm không phải thông qua biểu quyết tại hội đồng thành viên và phải có quyết định của hội đồng thành viên.
2. Nội dung thư yêu cầu của giám đốc
Trong thư yêu cầu của giám đốc,có những nội dung pháp lý cần xem xét sau đây:
– Trách nhiệm của giám đốc sau khi chuyển giao chữ ký số và giấy tờ khác sau khi thay đổi người đại diện theo pháp luật: Căn cứ khoản 1 Điều 13 Luật doanh nghiệp 2014 thì Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệpvới tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Người đại diện theo pháp luật theo Điều 14 Luật doanh nghiệp 2014 có trách nhiệm sau đây:
– Thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp;
– Trung thành với lợi ích của doanh nghiệp; không sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp, không lạm dụng địa vị, chức vụ và sử dụng tài sản của doanh nghiệp để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;
– Thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho doanh nghiệp về việc người đại diện đó và người có liên quan của họ làm chủ hoặc có cổ phần, phần vốn góp chi phối tại các doanh nghiệp khác.
– Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chịu trách nhiệm cá nhân đối với những thiệt hại cho doanh nghiệp do vi phạm nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật doanh nghiệp 2014.
Như thế, kể từ thời điểm sau khi thay đổi người đại diện theo pháp luật,người đại diện theo pháp luật mới sẽ chịu trách nhiệm với doanh nghiệp khi vi phạm các nghĩa vụ do người đại diện theo pháp luật thực hiện. Tuy nhiên, với những thiệt hại phát sinh từ những giao dịch được xác lập trước khi thay đổi người đại diện theo pháp luật sẽ do người đại diện theo pháp luật cũ (giám đốc) chịu trách nhiệm.
– Trách nhiệm bàn giao sổ bảo hiểm xã hội:
Căn cứ Điều 47 “Bộ luật lao động 2019” quy định trách nhiệm người sử dụng lao động khi chấm dứt
– Ít nhất 15 ngày trước ngày hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động biết thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.
– Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.
– Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.
>>> Luật sư tư vấn bãi nhiệm giám đốc công ty TNHH: 1900.6568
Như vậy, việc giám đốc yêu cầu trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày nhận được thư của giám đốc, người đại diện theo pháp luật mới phải hoàn trả sổ bảo hiểm xã hội và phải chịu trách nhiệm khi không bàn giao lại sổ bảo hiểm là không có căn cứ. Bởi lẽ, tại thời điểm này chưa có bất cứ quyết định nào chấm dứt hợp đồng với giám đốc nên người đại diện theo pháp luật mới không có trách nhiệm gì phải bàn giao sổ bảo hiểm cho giám đốc cả.
Như vậy, với nội dung phân tích như trên, chủ tịch hội đồng thành viên xem xét trả lời thư cho hợp lý.