Hợp đồng điện tử là gì? Đặc điểm của hợp đồng điện tử? Quy định về hoạt động chứng thực hợp đồng điện tử?
Xã hội càng phát triển, công nghệ càng được áp dụng nhiều vào đời sống sản xuất đặc biệt là công nghệ số. Các hoạt động thương mại cũng vậy, hoạt động thương mại điện tử ngày càng chiếm ưu thế. Để có cơ sở pháp lý quản lý, ngày 16 tháng 5 năm 2013 Chính phủ đã ban hành Nghị định 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử. Hợp đồng điện tử có những đặc điểm và những ưu thế khác biệt so với hợp đồng truyền thống và hoạt động chứng thực hợp đồng điện tử cũng thế. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giới thiệu về những quy định về hoạt động chứng thực hợp đồng điện tử.
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
1. Hợp đồng điện tử là gì?
Theo khoản 1 Điều 11 Luật mẫu về Thương mại điện tử năm 1996 của UNITRAL quy định: “Trong khuôn khổ hình thành hợp đồng trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, một chào hàng và chấp nhận một chào hàng được phép thể hiện bằng phương tiện các thông tin dữ liệu. Khi một thông điệp dữ liệu được sử dụng trong việc hình thành một hợp đồng thì giá trị và hiệu lực thi hành của hợp đồng đó không thể bị phủ nhận chỉ với lý do rằng một thông điệp dữ liệu đã được dùng vào mục đích ấy”. Có thấy rằng, theo quy định này thì hợp đồng điện tử được hiểu là dạng hợp đồng được ký kết thông qua việc sử dụng những phương tiện truyền các thông điệp dữ liệu.
Trong
Trong
Như vậy, có thể hiểu hợp đồng điện tử là sự thỏa thuận của các bên về việc xác lập thông tin qua các phương tiện điện tử dưới dạng thông điệp dữ liệu. Trong giao kết hợp đồng điện tử, việc trao đổi thông tin đa phần được thực hiện thông qua phương tiện điện tử.
2. Đặc điểm của hợp đồng điện tử
Chủ thể giao kết hợp đồng điện tử có thể là doanh nghiệp, người tiêu dùng, hoặc có thể là cơ quan nhà nước. Ngoài các bên tham gia giao kết hợp đồng, thì còn có một chủ thể có vai trò trong đảm bảo cho việc giao kết hợp đồng, đó là các tổ chức cung cấp dịch vị mạng và các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử. Các chủ thể này thực hiện việc gửi, lưu trữ thông tin các bên tham gia giao kết hợp đồng, cung cấp những thông tin cần thiết để xác nhận độ tin cậy của thông điệp dữ liệu trong giao kết hợp đồng.
Hợp đồng điện tử sử dụng thông điệp dữ liệu điện tử, khi đó các bên có thể thỏa thuận về việc sử dụng thông điệp dữ liệu, giao kết và thực hiện hợp đồng mà không cần gặp trực tiếp mà thông qua các phương tiện điện tử.
Hợp đồng điện tử có tính phi biên giới, do hợp đồng điện tử được ký kết thông qua các phương tiện điện tử và mạng viễn thông mà chủ yếu là sử dụng mạng Internet, điều này đã giúp mở rộng phạm vi ký kết hợp đồng điện tử ra khắp thế giới. Các chủ thể có thể ký kết hợp đồng điện tử với mọi đối tác từ mọi nơi trên thế giới mà không bị rào cản về biên giới quốc gia hạn chế.
Do hợp đồng điện tử được tạo lập và ký kết bởi các thông điệp dữ liệu, nên hình thức của hợp đồng điện tử hoàn toàn khác do với hình thức phổ biến của hợp đồng truyền thống trên giấy. Hợp đồng điện tử mang tính vô hình, phi vật chất, do nó được các phương tiện điện tử tạo ra, truyền gửi và lưu trữ.
Hợp đồng điện tử mang tính hiện đại, chính xác do nó chính là kết quả của sự phát triển khoa học kỹ thuật và công nghệ trong thời đại ngày nay. Việc sử dụng các công nghệ điện tử, kỹ thuật số, từ tính quang học và các công nghệ truyền dẫn không dây,… đem lại độ chính xác cao và tiết kiệm thời gian cho các giao dịch.
Tuy nhiên, cũng từ lý do phụ thuộc và các phương tiện điện tử mà hợp đồng điện tử cũng mang tính rủi ro liên quan đến kỹ thuật, công nghệ. Tính vô hình, phi vật chất gây khó khăn cho việc lưu trữ hợp đồng nhằm đảm bảo bằng chứng về hợp đồng nếu xảy ra tranh chấp. Bên cạnh đó, sự trục trặc về kỹ thuật có thể dẫn đến sự nhầm lẫn, việc sử dụng kỹ thuật công nghệ chưa thành thạo có thể dẫn đến rủi ro, sự tấn công của hacker có thể tạo ra sự mất an toàn trong việc bảo mật thông tin,….
3. Quy định về hoạt động chứng thực hợp đồng điện tử
Do các chủ thể trong giao kết hợp đồng điện tử nói chung đều không gặp nhau trực tiếp để tiến hành đàm phán, giao kết hợp đồng, vậy làm sao để xác nhận chính chủ thể đó là người đã đàm phán, giao kết hợp đồng, … mà không có sự giả tạo, gian dối. Nhằm mục đích đó, pháp luật đã quy định về hoạt động chứng thực hợp đồng điện tử. Tại Khoản 15 Điều 3 của
Tại Điều 60 của Nghị định số 52/2013/NĐ- CP quy định như sau:
“1. Các thương nhân, tổ chức tiến hành hoạt động đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử phải đăng ký với Bộ Công Thương.
2. Các thương nhân, tổ chức tiến hành các hoạt động sau phải có giấy phép do Bộ Công Thương cấp:
a) Hoạt động đánh giá và chứng nhận chính sách bảo vệ thông tin cá nhân của các thương nhân, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thương mại điện tử;
b) Hoạt động chứng thực hợp đồng điện tử.”
Như vậy, hoạt động chứng thực hợp đồng điện tử là loại hình dịch vụ kinh doanh cần phải được cấp phép, chủ thể có thẩm quyền cấp phép đó chính là Bộ Công thương.
Hoạt động chứng thực hợp đồng điện tử được quy định tại Điều 63 Nghị định 52/2013/NĐ-CP, theo đó, hoạt động này do các thương nhân, tổ chức đủ điều kiện thực hiện. Điều kiện cấp phép hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử đó chính là chủ thể thực hiện cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử phải là thương nhân, tổ chức được thành lập theo pháp luật Việt Nam, có chức năng, nhiệm vụ phù hợp; và các chủ thể này phải có đề án chi tiết cho hoạt động cung cấp dịch vụ được Bộ Công Thương thẩm định. Trước đây, thì tại Điều 63 này còn quy định về êu cầu về tài chính và yêu cầu về kỹ thuật, tuy nhiên, quy định này bị bãi bỏ bởi Điều 11 Nghị định số 08/2018/NĐ-CP.
Các thương nhân, tổ chức này sẽ được giấy phép hoạt động của thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử có thời hạn theo đề nghị cấp phép khi đủ các điều kiện cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện trư.
Các thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử có các nghĩa vụ đó là chịu trách nhiệm về tính bảo mật và toàn vẹn của các chứng từ điện tử mà mình lưu trữ và chứng thực; cung cấp tài liệu và hỗ trợ cơ quan quản lý nhà nước điều tra các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến chứng từ điện tử mà mình lưu trữ và chứng thực; và trước ngày 15 tháng 01 hàng năm, báo cáo Bộ Công Thương về tình hình cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử của năm trước đó.
Hợp đồng điện tử đang ngày càng phổ biến ngày nay, đặc biệt là loại hình hợp đồng thương mại điện tử phổ biến song song với sự phát triển, lan rộng của thương mại điện tử. Do đó, hoạt động chứng thực hợp đồng điện tử đóng vai trò quan trọng hơn bao giờ hết khi giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử. Các thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử cần thực hiện các nghĩa vụ của mình theo luật định nhằm đảm bảo tính an toàn, bảo mật của các hợp đồng điện tử.