Thực tế nhiều người lao động rất lúng túng trong quá trình tiến hành hoạt động hoàn thuế thu nhập, khi số tiền nộp thuế thu nhập nhiều hơn mức phải nộp thực tế. Vậy vấn đề này hiện nay được pháp luật ghi nhận như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Những trường hợp được hoàn thuế thu nhập cá nhân:
Pháp luật hiện nay đã có những quy định cụ thể về vấn đề quản lý thuế và hoàn thuế. Căn cứ theo quy định tại Điều 8 của Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2014 có quy định về vấn đề hoàn thuế, theo đó, việc đăng ký thuế và kê khai thuế, khấu trừ thuế và nộp thuế, quyết toán thuế và hoàn thuế sẽ cần phải được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, xử lý vi phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực thuế và các biện pháp quản lý thuế cũng cần phải được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về quản lý thuế. Đặc biệt các cá nhân sẽ được hoàn thuế trong một số trường hợp sau đây:
– Số tiền thuế đã nộp lớn hơn số tiền thuế phải nộp;
– Cá nhân đã nộp thuế nhưng có thu nhập tính thuế chưa đến mức phải nộp thuế theo quy định của pháp luật;
– Các trường hợp khác theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Như vậy, các chủ thể vẫn sẽ được hoàn thuế thu nhập cá nhân cho các khoản thu nhập thuê ngoài nếu như các khoản thu nhập này đáp ứng được điều kiện nêu trên theo quy định của pháp luật. Đồng thời thì quá trình hoàn thuế cũng cần phải được thực hiện theo đúng trình tự và thủ tục luật định. Mọi vấn đề sai phạm đều được xử lý nghiêm khắc theo quy định hiện nay.
2. Hoàn thuế thu nhập cá nhân cho khoản thu nhập thuê ngoài:
Hiện nay, căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 8 của Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2014 theo như phân tích ở trên có quy định về vấn đề quản lý thuế và hoàn thuế, một trong những trường hợp để giúp cá nhân được hoàn thế đó là cá nhân đó phải nộp thuế nhưng có thu nhập tính thuế chưa đến mức phải nộp thuế. Cụ thể hơn, quy định về căn cứ tính thuế đối với thu nhập chịu thuế từ quá trình kinh doanh, từ tiền lương hoặc tiền công, hoặc từ những thu nhập khác được ghi nhận như sau:
Thu nhập tính thuế sẽ được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ đi các khoản giảm trừ sau đây:
– Các khoản giảm trừ gia cảnh theo quy định của pháp luật;
– Các khoản đóng bảo hiểm và các khoản quỹ hưu trí tự nguyện theo quy định của pháp luật;
– Các khoản đóng góp từ thiện và nhân đạo, các khoản khuyến học theo quy định của pháp luật.
Như vậy, thu nhập tính thuế được quy định như sau:
Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Các khoản giảm trừ (bao gồm các khoản giảm trừ gia cảnh, các khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện, các khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện)
Ngoài ra, tại Điều 1 của Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 về điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành, có quy định mức giảm trừ gia cảnh, như sau:
– Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm);
– Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.
Theo quy định trên, cá nhân được hoàn thuế thu nhập cá nhân, nếu có thu nhập tính thuế chưa đến mức phải nộp thuế. Cụ thể là cá nhân có thu nhập chịu thuế dưới 11 triệu đồng/ tháng (tương đương 132 triệu đồng/năm).
3. Thành phần hồ sơ hoàn thuế thu nhập cá nhân cho các khoản thu nhập:
Căn cứ theo quy định tại Điều 42 của Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày 29 tháng 9 năm 2021 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế, có ghi nhận về hồ sơ hoàn thuế thu nhập cá nhân đối với các loại thu nhập của người lao động, cụ thể như sau:
Thứ nhất, trường hợp tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện quyết toán cho các cá nhân có uỷ quyền thì hồ sơ hoàn thuế bao gồm:
– Văn bản đề nghị xử lý số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa theo mẫu do pháp luật quy định, cụ thể là mẫu đính kèm Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày 29 tháng 9 năm 2021 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế;
– Văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật trong trường hợp người nộp thuế không trực tiếp thực hiện thủ tục hoàn thuế, trừ trường hợp đại lý thuế nộp hồ sơ hoàn thuế theo hợp đồng đã ký giữa đại lý thuế và người nộp thuế;
– Bảng kê chứng từ nộp thuế theo mẫu kèm theo Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày 29 tháng 9 năm 2021 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế (áp dụng cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập).
Thứ hai, trường hợp cá nhân cá nhân có thu nhập trực tiếp quyết toán thuế với cơ quan thuế, thì hồ sơ hoàn thuế bao gồm:
– Người nộp thuế có số thuế nộp thừa đề nghị hoàn trên
– Cơ quan thuế giải quyết hoàn căn cứ vào hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân để giải quyết hoàn nộp thừa cho người nộp thuế theo quy định.
4. Quy trình giải quyết hoàn thuế thu nhập cá nhân cho các khoản thu nhập:
Quy trình giải quyết hoàn thuế đối với các khoản thu nhập của người lao động trải qua các giai đoạn cơ bản sau:
Bước 1: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét tiếp nhận hồ sơ đề nghị hoàn thuế theo quy định của pháp luật. Các chủ thể có nhu cầu hoàn thuế cần phải chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ hợp lệ để nộp đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Các chủ thể có thể nộp hồ sơ thông qua nhiều hình thức khác nhau. Có thể nộp trực tiếp tại bộ phận một cửa của cơ quan thuế hoặc nộp thông qua dịch vụ bưu chính.
Bước 2: Cơ quan thuế tiến hành hoạt động xem xét và giải quyết hồ sơ hoàn thuế. Nếu xét thấy hồ sơ đầy đủ giấy tờ theo quy định của pháp luật thì sẽ tiếp nhận hồ sơ. Nếu xét thấy hồ sơ còn thiếu giấy tờ cần phải bổ sung thì sẽ hướng dẫn chủ thể nộp hồ sơ hoàn thiện theo quy định của pháp luật.
Bước 3: Cơ quan thuế tiến hành hoạt động phân loại hồ sơ hoàn thuế theo quy định tại Điều 44 của Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày 29 tháng 9 năm 2021 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế.
Bước 4: Cơ quan thuế giải quyết hồ sơ hoàn thuế căn cứ theo quy định tại Điều 45 của Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày 29 tháng 9 năm 2021 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế. Theo đó thì cơ quan thuế sẽ giải quyết hồ sơ hoàn thuế thuộc diện hoàn thuế trước, giải quyết hồ sơ hoàn thuế thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế.
Bước 5: Tiến hành hoạt động thẩm định hồ sơ hoàn thuế. Thẩm định đối với hồ sơ thuộc diện phải thẩm định theo quy định của pháp luật được ghi nhận tại Quy chế cấp ý kiến pháp lý dự thảo đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và thẩm định dự thảo văn bản hành chính do cơ quan thuế và cơ quan nhà nước các cấp ban hành.
Bước 6: Quyết định hoàn thuế theo quy định của pháp luật. Sau đó ban hành lệnh hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước hoặc lệnh hoàn trả kim bù trừ khoản thu ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về thực hiện chế độ kế toán ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ của Kho bạc nhà nước. Trong trường hợp cần thiết thì cơ quan thuế sẽ tiến hành hoạt động thu hồi hoàn thuế căn cứ theo quy định tại Điều 50 của Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày 29 tháng 9 năm 2021 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Quản lý thuế năm 2019;
– Thuế Thu nhập cá nhân năm 2014;
– Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 về điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành;
– Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày 29 tháng 9 năm 2021 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế.