Trong quá trình hội nhập và mở cửa, để phát triển kinh tế, ODA đã trở thành nguồn vốn quan trọng đối với Việt Nam và được đặt ra trong các Chủ chương, dự án hoặc nhà thầu chính, tổ chức do phía nhà tài trợ nước ngoài chỉ định. Vậy việc hoàn thuế GTGT đối với dự án viện trợ sử dụng vốn ODA như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Hoàn thuế GTGT đối với dự án viện trợ sử dụng vốn ODA:
Căn cứ theo quy định tại Điều 1, khoản 19 Điều 3 Nghị định 114/2021/NĐ-CP quy định thì vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) được coi là nguồn vốn của nhà tài trợ nước ngoài cung cấp cho Nhà nước hoặc Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam để hỗ trợ phát triển, bảo đảm phúc lợi và an sinh xã hội.
Căn cứ theo quy định tại Điều 18 thông tư 219/2013/TT-BTC quy định 9 đối tượng, trường hợp được hoàn thuế GTGT bao gồm:
– Cơ sở kinh doanh sẽ có trách nhiệm nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế nếu trường hợp có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết trong tháng (đối với trường hợp kê khai theo tháng) hoặc trong quý (đối với trường hợp kê khai theo quý) thì sẽ được khấu trừ vào kỳ tiếp theo; Đối với trường hợp lũy kế sau ít nhất được xác định là mười hai tháng tính từ tháng đầu tiên hoặc sau ít nhất bốn quý được tính từ quý đầu tiên phát sinh số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết mà vẫn còn số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết thì cơ sở kinh doanh được hoàn thuế.
– Cơ sở kinh doanh mới được thành lập từ dự án đầu tư đã đăng ký kinh doanh, đăng ký nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, hoặc dự án tìm kiếm thăm dò và phát triển mỏ dầu khí đang trong giai đoạn đầu tư, chưa đi vào hoạt động, nếu thời gian đầu tư đươc xác định từ 01 năm (12 tháng) trở lên thì sẽ được hoàn thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho đầu tư theo từng năm.
– Hoàn thuế GTGT đối với dự án đầu tư mới.
– Cơ sở kinh doanh trong tháng (đối với trường hợp kê khai theo tháng), quý (đối với trường hợp kê khai theo quý) có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu nếu thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu chưa được khấu trừ từ 300 triệu đồng trở lên thì sẽ được hoàn thuế giá trị gia tăng theo tháng, quý; trường hợp trong tháng, quý số thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu chưa được khấu trừ chưa đủ 300 triệu đồng thì được khấu trừ vào tháng, quý tiếp theo.
– Cơ sở kinh doanh có phương án nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế được hoàn thuế giá trị gia tăng khi chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động có số thuế giá trị gia tăng nộp thừa hoặc số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết.
– Hoàn thuế GTGT đối với những chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) không hoàn lại hoặc viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo.
– Đối tượng được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao được thực hiện theo quy định của pháp luật về ưu đãi miễn trừ ngoại giao mua hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam để sử dụng được hoàn số thuế giá trị gia tăng đã trả ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng hoặc trên chứng từ thanh toán ghi giá thanh toán đã có thuế giá trị gia tăng.
– Người nước ngoài, người Việt Nam hiện đang định cư ở nước ngoài có trách nhiệm mang hộ chiếu hoặc giấy tờ nhập cảnh do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp được hoàn thuế đối với hàng hóa mua tại Việt Nam mang theo người khi xuất cảnh. Việc hoàn thuế GTGT thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa của người nước ngoài, người – Việt Nam định cư ở nước ngoài mua tại Việt Nam mang theo khi xuất cảnh.
– Cơ sở kinh doanh sẽ có quyết định để xử lý hoàn thuế của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và trường hợp hoàn thuế giá trị gia tăng theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) thuộc diện là đối tượng được hoàn thuế.
2. Quy định về hoàn thuế GTGT đối với dự án sử dụng nguồn vốn viện trợ không hoàn lại:
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Thông tư
Hoàn thuế GTGT được xác định đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) không hoàn lại hoặc viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo.
– Đối với dự án được sử dụng vốn ODA không hoàn lại: chủ chương trình, tổ chức do phía nhà tài trợ nước ngoài chỉ định việc quản lý chương trình, dự án hoặc nhà thầu chính, dự án được hoàn lại số thuế GTGT đã trả đối với hàng hoá, dịch vụ mua ở Việt Nam để sử dụng cho chương trình, dự án.
– Tổ chức ở Việt Nam hiện đang sử dụng tiền viện trợ nhân đạo của tổ chức, cá nhân nước ngoài để mua hàng hoá, dịch vụ phục vụ cho các chương trình, dự án viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo tại Việt Nam thì được hoàn thuế GTGT đã trả của hàng hoá, dịch vụ đó.
– Việc hoàn thuế GTGT đã trả đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) không hoàn lại thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì đối với dự án sử dụng vốn ODA không hoàn lại trong đó bao gồm: các chủ chương trình, dự án hoặc nhà thầu chính, tổ chức do phía nhà tài trợ nước ngoài chỉ định việc quản lý chương trình, dự án được hoàn lại số thuế GTGT đã trả đối với hàng hoá, dịch vụ mua ở Việt Nam để sử dụng cho chương trình, dự án.
3. Hướng dẫn chính sách hoàn thuế GTGT đối với dự án sử dụng nguồn vốn viện trợ không hoàn lại?
Căn cứ theo hướng dẫn tại về chính sách hoàn thuế GTGT đối với dự án sử dụng nguồn vốn viện trợ không hoàn lại, như sau:
– Đối với trường hợp dự án thực hiện tại Việt Nam là dự án viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam thì hàng hóa, dịch vụ bán cho tổ chức quốc tế để viện trợ nhân đạo, viện trợ sẽ không tiến hành hoàn lại cho Việt Nam thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT theo hướng dẫn tại điểm c khoản 19 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính. Trong trường hợp tổ chức quốc tế mua hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam để viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo có thuế GTGT thì sẽ thuộc trường hợp hoàn thuế GTGT theo hướng dẫn tại khoản 6 Điều 18 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định này đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 3 Điều 1 Thông tư
– Đối với trường hợp dự án thực hiện tại Việt Nam là dự án sử dụng vốn ODA không tiến hành hoàn lại thì chủ chương trình, dự án hoặc nhà thầu chính, tổ chức do phía nhà tài trợ nước ngoài chỉ định việc quản lý chương trình, dự án được hoàn lại Số thuế GTGT đã trả đối với hàng hoá, dịch vụ mua ở Việt Nam để sử dụng cho chương trình, dự án theo hướng dẫn tại khoản 6 Điều 18 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định này hiện đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 3 Điều 1 Thông tư 130/2016/TT-BTC ngày 12/8/2016 của Bộ Tài chính.
– Trường hợp hàng hóa, dịch vụ do Văn phòng dự án mua tại Việt Nam để phục vụ hoạt động của Văn phòng, không dùng với mục đích nhằm để viện trợ nhân đạo, viện trợ không tiến hành hoàn lại cho Việt Nam, không dùng để sử dụng thực hiện cho chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) không hoàn lại thì thuế GTGT đã trả của hàng hoá, dịch vụ đó không thuộc trường hợp hoàn thuế GTGT quy định tại khoản 6 Điều 18 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định này đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 3 Điều 1 Thông tư 130/2016/TT-BTC ngày 12/8/2016 của Bộ Tài chính.
Như vậy, trên đây đó hướng dẫn về chính sách hoàn thuế GTGT đối với dự án sử dụng nguồn vốn viện trợ không hoàn lại mà bạn có thể tham khảo.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 114/2021/NĐ-CP Về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài;
– Thông tư 130/2016/TT-BTC hướng dẫn
– Thông tư 219/2013/TT-BTC hướng dẫn thi hành luật thuế giá trị gia tăng và
THAM KHẢO THÊM: