Giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm bảo đảm quyền con người trong cưỡng chế thi hành án dân sự.
Qua phân tích các vấn đề quyền con người trong cưỡng chế thi hành án dân sự ở nội dung trên, có thể thấy pháp luật về thi hành án vẫn còn chưa hoàn thiện. Để xây dựng hệ thống pháp luật bảo đảm quyền con người trong thi hành án nói chung, cũng như cưỡng chế thi hành án dân sự nói riêng theo tinh thần đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và các chuẩn mực pháp lý quốc tế cần có các giải pháp cụ thể như sau:
Thứ nhất, hoàn thiện quy định pháp luật quyền được mức sống tối thiểu trong cưỡng chế khấu trừ thu nhập
Cần xem xét, nghiên cứu và quy định rõ về trình tự thủ tục, yêu cầu trước khi áp dụng biện pháp cưỡng chế khấu trừ thu nhập. Theo đó, trước khi áp dụng biện pháp cưỡng chế này cần phải xác minh đầy đủ tài sản bao gồm nhà đất, phương tiện đi lại, tiền, thu nhập hàng tháng… qua đó đối chiếu với quy định mức sống tối thiểu ở địa phương nơi đương sự sinh sống để đánh giá cụ thể hoàn cảnh của người phải thi hành án, người được thi hành án.
Đối với trường hợp đương sự tự thỏa thuận được về mức khấu trừ hàng tháng thì phải mức khấu trừ không quá thấp, tránh trường hợp áp dụng cưỡng chế thi hành án kéo dài, gây ảnh hưởng đến chỉ tiêu Đảng và Nhà nước giao phó về thu hồi tiền phải thi hành án.
Đối với trường hợp đương sự không thỏa thuận được, CHV căn cứ vào điều kiện hoàn cảnh của cả người được thi hành án và người phải thi hành án áp dụng mức khấu trừ thu nhập phù hợp, quyền được hưởng mức sống tối thiểu của các bên. Cụ thể, nếu người được thi hành án có hoàn cảnh khó khăn, phải nuôi con nhỏ, trong khi người phải thi hành lại có thu nhập khá cao thì có thể xem xét áp dụng mức khấu trừ thu nhập cao hơn, khoảng 50-70% thu nhập sao cho số tiền còn lại không thấp hơn mức thu nhập bình quân áp dụng cho lao động tại địa phương. Việc quy định như trên nhằm quyền lợi của chính người được thi hành án, đặc biệt là trong trường hợp phải nuôi dưỡng con nhỏ. Đối với trường hợp ngược lại, người phải thi hành án không có tài sản nhà đất, thu nhập tương đối thấp, lại nuôi con nhỏ hoặc chăm sóc người già, người bệnh… thì xem xét áp dụng mức khấu trừ từ 10~30% thu nhập, tuy nhiên số tiền còn lại không thấp hơn mức thu nhập bình quân áp dụng cho lao động địa phương và các chi phí tối thiểu trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc con nhỏ, người già, người bệnh… Trường hợp số tiền còn lại thấp hơn quá 2/3 lần mức nếu trên thì xem xét đưa vào diện không có điều kiện thi hành án và không thực hiện cưỡng chế, đồng thời, giải thích cho người được thi hành án về vụ việc. Qua đó cơ quan thi hành án sẽ tiếp tục thi hành án nếu trong tương lai phát hiện người phải thi hành án có tài sản, hoặc thu nhập tăng lên đáng kể, đủ đáp ứng các yêu cầu nêu trên.
Việc quy định như trên phần nào sẽ quyền hưởng mức sống tối thiểu trong việc áp dụng biện pháp cưỡng chế khấu trừ thu nhập của các người được thi hành án và người phải thi hành án, qua đó thể hiện tính nhân đạo của Nhà nước, tính linh hoạt của pháp luật.
Thứ hai, hoàn thiện quy định pháp luật về quyền nhà ở cho người bị cưỡng chế trong cưỡng chế kê biên, cưỡng chế giao tài sản là nhà ở duy nhất.
Quyền nhà ở cho người bị cưỡng chế trong trường hợp cưỡng chế kê biên, cưỡng chế giao tài sản là nhà ở duy nhất được quy định tại Điều 115 Luật THADS. Như đã phân tích ở trên, qua thực tế thi hành phát sinh một số bất cập cần nghiên cứu, sửa đổi quy định pháp luật, cụ thể:
Đối với quy định về “….trích lại từ số tiền bán tài sản một khoản tiền để người phải thi hành án thuê nhà phù hợp với giá thuê nhà trung bình tại địa phương trong thời hạn 01 năm” rất khó áp dụng trong thực tế do không có quy định cụ thể về mức giá trung bình từng địa phương, giá cả cũng khác nhau tùy thuộc khu vực gần hay xa trung tâm. Theo quan điểm cá nhân, cần nghiên cứu sửa đổi theo hướng trích tiền thuê nhà phù hợp với nhu cầu nhà ở tối thiểu của người bị cưỡng chế. Để vừa quyền lợi về thu hồi phần tài sản cho người được thi hành án, vừa quyền có nhà ở cho người bị cưỡng chế, ở đây cần xem xét rõ nhu cầu tối thiểu về nhà ở của người bị cưỡng chế. Để làm được điều này, cần có quy định về việc CHV phải xác định rõ các yếu tố như số lượng thành viên trong gia đình, thu nhập, tài sản của các thành viên này, nhu cầu về địa điểm thuê nhà gần trường học, nơi làm việc và nhu cầu về các vấn đề thiết yếu đối với một ngôi nhà như tình trạng, vệ sinh, điện, nước, an ninh trật tự… Từ đó cân nhắc việc trích khoản tiền thuế nhà một năm một cách hợp lý.
Trường hợp người bị cưỡng chế đang sống cùng với các thành viên gia đình thì chỉ xem xét hỗ trợ tiền thuê nhà đối với người bị cưỡng chế và các thành viên chưa thành niên hoặc già yếu, mất khả năng lao động, không có thu nhập. Qua đó tiếp tục xác định rõ phường, xã đáp ứng nhu cầu tối thiểu về đi lại, gần nơi làm việc, trường học… qua nhu cầu thực tế của người bị cưỡng chế. Từ đó xác minh giá thuê nhà trung bình tại phường, xã đó, phù hợp với số người được xem xét hỗ trợ tiền thuê nhà và các yếu tố cần thiết khác đối với nhà cho thuê như điện nước, an ninh… để xác định chính xác số tiền hỗ trợ thuê nhà một năm. Người bị cưỡng chế có thể thuê chính ngôi nhà CHV đã xác minh giá thuê hoặc tự tìm nhà thuê mới theo nhu cầu của bản thân và các thành viên trong gia đình.
Về quy định pháp luật chỉ có nêu hỗ trợ cho người phải thi hành án là không hợp lý trong một số trường hợp cưỡng chế kê biên, cưỡng chế giao tài sản là nhà ở duy nhất của người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan. Trên thực tế phát sinh rất nhiều trường hợp cho người thân, bạn bè mượn nhà đất để thế chấp ngân hàng vay tiền làm ăn, kinh doanh, đến khi người thân, bạn bè làm ăn thua lỗ, không có khả năng trả nợ, ngân hàng khởi kiện ra tòa và yêu cầu cơ quan thi hành án cưỡng chế kê biên ngôi nhà để thu khoản nợ. Như vậy, ở đây không phải cưỡng chế với người phải thi hành án mà cưỡng chế đối với chính người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, là người có quyền sở hữu, sử dụng nhà đất và đang sống tại ngôi nhà đó. Do đó, để quy định chặt chẽ, cần sửa đổi theo hướng hỗ trợ tiền thuê nhà cho người bị cưỡng chế. Bên cạnh đó, pháp luật THADS cũng chỉ quy định hỗ trợ tiền thuê nhà trong trường hợp cưỡng chế, chưa quy định về trường hợp hỗ trợ tiền thuê nhà cho trường hợp tự nguyện bàn giao tài sản là nhà ở duy nhất để thi hành án, mặc dù việc tự nguyện thi hành án được khuyến khích, nó không chỉ tránh phải cưỡng chế mà còn tạo sự nhanh chóng trong công tác thi hành án, quyền lợi hợp pháp của người được thi hành án. Đây cũng là một việc cần thiết phải nghiên cứu, sung đưa vào dự thảo sửa đổi Luật THADS sắp tới, bởi lẽ luôn cần bảo đảm quyền nhà ở cho đương sự, kể cả tự nguyện thi hành án hay bị áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án.
Bên cạnh đó, qua thực tiễn thi hành án, cần bổ sung quy định về việc chuẩn bị nhà ở cho người bị cưỡng chế ngay tại ngày cưỡng chế giao tài sản là nhà ở duy nhất. Bởi lẽ nếu chỉ căn cứ vào quy định tại Điều 115 thì phải đợi đến khi tính toán trừ đi hết các khoản chi phí cưỡng chế thi hành án, phí thi hành án, án phí, số tiền phải thi hành án mới ra được khoản tiền còn lại của người bị cưỡng chế để xem xét áp dụng theo Điều 115 Luật THADS về hỗ trợ tiền thuê nhà, quy định thời hạn ở đây là 10 ngày. Tuy nhiên đây là một khoảng thời gian khá dài, việc không chuẩn bị trước nơi ở mới cho người bị cưỡng chế có thể gây mất an ninh trật tự địa phương, gây ảnh hưởng đến việc bảo đảm quyền nhà ở của người bị cưỡng chế. Do đó cần nghiên cứu, bổ sung việc quy định CHV chủ động thuê nơi ở mới thời hạn 01 tháng tại chính phường, xã nơi người bị cưỡng chế sinh sống để trong buổi cưỡng chế, có thể đưa gia đình người bị cưỡng chế và tài sản về nơi ở mới, ổn định lại cuộc sống. Đến khi nhận được tiền hỗ trợ thuê nhà 01 năm, người bị cưỡng chế có thể tiếp tục thuê hoặc tìm nơi ở mới tốt hơn, phù hợp với nhu cầu bản thân và gia đình.
Thứ ba, quy định cụ thể về quyền được xét xử công bằng trong cưỡng chế kê biên tài sản chung, tài sản có tranh chấp về sở hữu.
Để quyền tài sản, quyền được xét xử của người phải thi hành án, người được thi hành án và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trong cưỡng chế kê biên tài sản chung, tài sản có tranh chấp về sở hữu, cần thiết phải nghiên cứu, sửa đổi thống nhất áp dụng giữa Điều 74 Luật THADS và Điều 24
Theo đó, cần áp dụng Điều 74 Luật THADS và sửa đổi Điều 24 Nghị định 62 phù hợp với tinh thần luật tại Điều 74, điều này sự công bằng trong phân chia tài sản. Qua đó, người phải thi hành án và những người có sở hữu chung có quyền khởi kiện tại Tòa án để xác định chính xác phần tài sản tương đương với công sức đóng góp của mình. Nếu hết thời hạn không khởi kiện thì người được thi hành án có quyền khởi kiện để việc thi hành án nhanh chóng, hoặc bảo đảm quyền lợi hợp pháp của mình nếu có căn cứ cho rằng việc phân chia đều tài sản không hợp lý, làm giảm số tiền phải thi hành án đáng lẽ nhận được. Nếu hết thời hạn mà các bên đương sự đều không khởi kiện thì CHV sẽ thực hiện việc khởi kiện tại Tòa án đề nghị phân chia tài sản chung.
Thứ tư, cần có các quy định pháp luật về trường hợp người được nuôi dưỡng không các điều kiện về nuôi dưỡng, chăm sóc người chưa thành niên.
Trong trường hợp xác minh người được nuôi dưỡng lại không các điều kiện về nuôi dưỡng, chăm sóc người chưa thành niên thì theo quan điểm cá nhân, cần thiết xem xét việc tạm hoãn cưỡng chế và thông báo cho người phải thi hành án, người thân thích của người chưa thành niên có quyền khởi kiện đề nghị Tòa án thay đổi người nuôi dưỡng. Cụ thể, khi đã xác minh xác định được người được nuôi dưỡng không đủ các điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc thì có nghĩa là quyền được nuôi dưỡng, chăm sóc, quyền được phát triển ổn định cả về tâm lý, thể chất, sức khỏe, học vấn của người chưa thành niên có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Để quyền con người vốn có và đặc biệt quan trọng đối với người chưa thành niên, cần thiết xem xét thay đổi người được nuôi dưỡng theo quy định của
Việc cần thiết sửa đổi quy định trên, có thể sẽ mất thời gian thi hành án, tuy nhiên quyền được nuôi dưỡng, chăm sóc của người chưa thành niên một cách cao nhất có thể. Qua đó quyền được hưởng mức sống tối thiểu, hưởng quyền được học tập, vui chơi, phát triển tâm lý một cách ổn định… của người chưa thành niên, phù hợp với các chuẩn mực về quyền con người đối với người chưa thành niên nói chung cũng như trẻ em nói riêng.