Hoãn, ngừng đình công theo quy định Bộ luật lao động 2019? Giải quyết quyền lợi của người lao động khi hoãn, ngừng đình công?
Nhà nước và pháp luật Việt Nam cho phép người lao động tiến hành đình công khi xảy ra tranh chấp tập thể về lợi ích mà các bên không tự giải quyết được. Tuy nhiên, nếu xét thấy cuộc đình công có nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng cho nền kinh tế quốc dân, lợi ích công cộng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể ra quyết định ngừng đình công. Vậy Hoãn, ngừng đình công theo quy định
Cơ sở pháp lý:
Nghị định Số: 145/2020/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của bộ luật lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động
1. Hoãn, ngừng đình công theo quy định Bộ luật lao động 2019
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi có vấn đề này muốn hỏi Luật sư tư vấn giùm. Công ty liên doanh điện tử HK- Singapore, xẩy ra một vụ tranh chấp lao động về tiền lương giữa 700 công nhân lao động với giám đốc công ty. Tập thể lao động mà đại diện là Ban chấp hành công đoàn cơ sở của công ty làm đơn yêu cầu Hội đồng Hòa giải lao động cơ sở giải quyết. Phương án hòa giải của Hội đồng Hòa giải lao động cơ sở không được tập thể lao động chấp thuận và trong điều kiện quá bức xúc, tập thể lao động đã tự phát tổ chức cuộc đình công. Trong lúc cuộc đình công diễn ra thì có phái đoàn cấp cao của Singapore sang thăm Việt Nam và dự định tới thăm khu công nghiệp nơi có trụ sở của công ty HK. Vậy có thể hoãn hoặc ngừng đình công được không?
Luật sư tư vấn:
Tại Điều 109. Các trường hợp hoãn, ngừng đình công Nghị định Số: 145/2020/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của bộ luật lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động quy định cụ thể:
1. Hoãn đình công là việc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định lùi thời điểm bắt đầu cuộc đình công đã ấn định trong quyết định đình công của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền tổ chức và lãnh đạo đình công.
2. Ngừng đình công là việc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định tạm dừng cuộc đình công đang diễn ra cho đến khi không còn nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng cho nền kinh tế quốc dân, lợi ích công cộng, đe dọa đến quốc phòng, an ninh, trật tự công cộng, sức khỏe của con người.
3. Các trường hợp hoãn đình công:
a) Đình công dự kiến tổ chức tại các đơn vị cung cấp điện, nước, vận tải công cộng và các dịch vụ khác trực tiếp phục vụ tổ chức mít tinh kỷ niệm ngày lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật Lao động;
b) Đình công dự kiến tổ chức tại địa bàn đang diễn ra các hoạt động nhằm phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm hoặc tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật.
4. Các trường hợp ngừng đình công:
a) Đình công diễn ra trên địa bàn xuất hiện thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm hoặc tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật;
b) Đình công diễn ra đến ngày thứ ba tại các đơn vị cung cấp điện, nước, vệ sinh công cộng làm ảnh hưởng tới môi trường, điều kiện sinh hoạt và sức khỏe của nhân dân tại thành phố thuộc tỉnh;
c) Đình công diễn ra có các hành vi bạo động, gây rối làm ảnh hưởng đến tài sản, tính mạng của nhà đầu tư, gây thiệt hại nghiêm trọng cho nền kinh tế quốc dân, lợi ích công cộng, đe dọa đến quốc phòng, an ninh, trật tự công cộng, sức khỏe của con người.
Như quy định mà chúng tôi đưa ra như trên có thể thấy rõ là pháp luật đã quy định cụ thể đối với việc hoãn, những đình công, theo đó có 02 trường hợp hoãn đình công và 03 trường hợp ngừng đình công, đối với những trường hợp hoãn đình công đó là tại các địa điểm và địa bàn không thích hợp để thực hiện cuộc đình công vì các vấn đề phát sinh như trên quy định cụ thể. Đối với các trường hợp ngừng đình công đó là các trường hợp cơ quan có thẩm quyền là chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh tạm dùng đình công với mục đích là để không gây ra thiệt hại cho nền kinh tế nước nhà và những vấn đề không đáng có khi thực hiện đình công.
Như vây, trong trường hợp này việc phái đoàn cấp cao của Singapore tới thăm khu công nghiệp nơi có trụ sở của công ty HK không có đủ điều kiện để hoãn hoặc ngừng đình công được. Tập thể lao động vẫn tiếp tục tiến hành đình công nếu hai bên không đi đến thỏa thuận.
2. Giải quyết quyền lợi của người lao động khi hoãn, ngừng đình công
Căn cứ theo quy định tại điều 112. Giải quyết quyền lợi của người lao động khi hoãn, ngừng đình công Nghị định Số: 145/2020/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của bộ luật lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động quy định cụ thể:
1. Trong thời gian thực hiện quyết định hoãn, ngừng đình công theo yêu cầu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội, phối hợp với Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, cấp huyện, tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền tổ chức và lãnh đạo đình công, người sử dụng lao động nơi bị hoãn, ngừng đình công và các cơ quan liên quan hỗ trợ các bên thương lượng, hòa giải để giải quyết quyền lợi của người lao động và các bất đồng khác liên quan.
2. Khi hết thời hạn hoãn, ngừng đình công theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh mà hai bên không thương lượng giải quyết được quyền lợi của người lao động và các bất đồng khác có liên quan thì tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền tổ chức và lãnh đạo đình công có thể tiếp tục tổ chức đình công nhưng phải thông báo bằng văn bản cho người sử dụng lao động, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội biết ít nhất là 05 ngày làm việc trước ngày bắt đầu tiếp tục đình công.
Như vậy căn cứ từ quy đinh trên chúng ta có thể thấy pháp luật đã đề ra chính sách để hỗ trợ các bên thương lượng, hòa giải để giải quyết quyền lợi của người lao động và các bất đồng khác liên quan trong thời gian thực hiện việc ngừng đình công theo quy định và theo quyết định của chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, nếu trong trường hợp không giải quyết được thì sau thời gian pháp luật quy định có thể tiếp tục thực hiện đình công nhưng phải đảm bảo đúng các quy định mà pháp luật đề ra về trình tự và thủ tục, tránh đẩy thành cuộc đình công bất hợp pháp sẽ gây bất lợi cho người lao động với nhiều hậu quả pháp lý đi kèm trong đó nếu gây thiệt hại thì sẽ đi kèm với trách nhiệm bồi thường.
Ngoài ra, căn cứ theo quy định tại điều điều 207. Tiền lương và các quyền lợi hợp pháp khác của người lao động trong thời gian đình công có thể thấy tại quy định này có sự phân biệt cần thiết về quyền lợi giữa người lao động tham gia đình công và người lao động không tham gia đình công, đảm bảo mối quan hệ hài hòa về lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao động.
Từ quy định của pháp luật và trên thực tế nếu chúng ta chỉ nhìn từ quyền lợi của người lao động tham gia đình công thì có thể thấy quy định về quyền tạm thời đóng cửa nơi làm việc của người sử dụng lao động sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động. Bên cạnh đó thực chất thì không thể vì đảm bảo quyền lợi của người lao động mà bỏ qua quyền lợi hợp pháp của người sử dụng lao động. Việc cho phép người sử dụng lao động đóng cửa tạm thời nơi làm việc là cần thiết, tránh những tổn thất mà cuộc đình công có thể gây ra. Việc đóng cửa tạm thời nơi làm việc cũng có tác dụng trong việc tránh sự quá khích của người lao động, dẫn đến hành vi vi phạm pháp luật, đồng thời bảo vệ chỗ làm việc cho người lao động sau đình công. Theo đó cùng với quy định quyền đóng cửa tạm thời nơi làm việc của người sử dụng lao động, bộ luật lao động cũng quy định các trường hợp cấm đóng cửa tạm thời nơi làm việc để tránh ảnh hưởng tới việc làm và thu nhập của người lao động theo quy định của pháp luật đề ra.
Kết luận: Từ những phân tích và quy định chúng tôi đưa ra chúng tôi có một số quan điểm như việc không cho phép người lao động đình công ở đơn vị sử dụng lao động hoạt động thiết yếu cho nền kinh tế quốc dân mà việc đình công có thể đe dọa đến an ninh, quốc phòng, sức khỏe, trật tự công cộng, trên cơ sở đó Chính phủ quy định danh mục các doanh nghiệp người lao động không được đình công theo chúng tôi quy định như vậy là chưa hợp lý. Bởi vì nếu trường hợp thực hiện đình công xảy ra tại các doanh nghiệp hoạt động thiết yếu cho nền kinh tế quốc dân nhưng không đe dọa đến an ninh, quốc phòng, sức khỏe, trật tự công cộng thì sẽ không có cơ sở thuyết phục để cấm người lao động đình công và cuộc đình công đó cũng không vi phạm quy định. Theo đó chỉ nên quy định theo hướng, cuộc đình công sẽ bị hoãn hoặc ngừng khi có căn cứ cho rằng cuộc đình công này đe dọa đến an ninh, quốc phòng, sức khỏe, trật tự công cộng.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung ” Hoãn, ngừng đình công theo quy định Bộ luật lao động 2019″ và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.