Chế định hoa lợi, lợi tức trước nay đã nhận được nhiều sự quan tâm từ phía các độc giả. Mở rộng hơn gia lĩnh vực quản lí hành chính nhà nước và đất đai, thì càng ngày càng nhiều người đặt ra câu hỏi: Hoa lợi công sản là gì? Thu hoa lợi công sản từ đất công ích diễn ra như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Hoa lợi công sản là gì?
Hoa lợi công sản hiểu theo cách đơn thuần nhất đó là những tài sản mới được tạo thành từ tài sản thuộc sở hữu công, tức là tài sản gốc không thuộc sở hữu nhất định của bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào mà nó thuộc sở hữu toàn dân, do nhà nước làm đại diện.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 109 Bộ luật Dân sự năm 2015 hiện hành, thì hoa lợi được định nghĩa là sản vật tự nhiên mà tài sản mang lại. Hoa lợi là sản vật (hay còn gọi là vật mới) tạo thành do sự phát triển tự nhiên có tính chất hữu cơ thu được từ vật ban đầu, từ trồng trọt hoặc từ chăn nuôi. Ví dụ như cây là tài sản ban đầu (tài sản gốc) khi chín muồi cho ra hoa, quả thì hoa và quả chính là hoa lợi, hoặc gia cầm là tài sản gốc thì khi gia cầm đẻ trứng thì trứng đó là hoa lợi. Theo nguyên tắc, chủ sở hữu vật ban đầu là chủ sở hữu đối với hoa lợi, nếu không có thoả thuận khác hoặc pháp luật không có quy định khác.
Ngoài ra, căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Luật Quản lý tài sản công năm 2017 thì tài sản công được xác định là khái niệm để chỉ tài sản thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý trong phạm vi cả nước, bao gồm:
– Tài sản công phục vụ cho hoạt động quản lý, cung cấp dịch vụ công, bảo đảm quốc phòng, an ninh tại cơ quan, tổ chức, đơn vị. Ví dụ như máy bay quân dụng, súng, pháo…;
– Tài sản kết cấu hạ tầng nhằm phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, ví dụ như cầu, đường, trạm cao áp…;
– Tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân ví dụ như tài nguyên khoáng sản, các mỏ quặng, than, nước…;
– Tài sản công tại doanh nghiệp, ví dụ như tài sản của nhà nước cho doanh nghiệp quản lý và nó được tính vào phần góp vốn của nahf nước vào doanh nghiệp đó…;
– Tiền thuộc ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, dự trữ ngoại hối nhà nước, ví dụ như ngoại tệ, chứng khoán, trái phiếu Chính phủ, vàng… ;
– Đất đai và các loại tài nguyên khác có liên quan.
2. Thu hoa lợi công sản từ đất công ích:
Thu hoa lợi công sản từ đất công ích được hiểu là quá trình phát sinh hoa lợi này được bắt nguồn từ tài sản gốc là đất đai thuộc quỹ đất công ích của địa phương nhất định.
Theo quy định của Bộ Tài chính thì, các khoản thu ngân sách xã hưởng 100% là các khoản thu dành cho xã sử dụng toàn bộ để chủ động về nguồn ngân sách bảo đảm các nhiệm vụ chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển….trong đó bao gồm cả nguồn thu ngân sách xã, cụ thể là thu từ quỹ đất công ích và hoa lợi công sản khác do xã quản lý theo quy định của pháp luật Việt Nam. Như vậy, theo đó thì ủy ban nhân dân cấp xã khi thu được quỹ đất công ích phải nộp 100% vào nguồn thu ngân sách nhà nước với đề mục là “Thu từ quỹ đất công ích và thu hoa lợi cộng sản khác”. Vì thế đây là nguồn thu thuộc ngân sách nhà nước hưởng 100%.
Theo các quy định nêu trên thì khoản thu hoa lợi công sản từ đất công ích phải được tổng hợp đầy đủ vào thu cân đối ngân sách nhà nước và bố trí cho các nhiệm vụ chi của xã theo đúng quy định của pháp luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn khác có liên quan.
Xét thấy, về những khoản hoa lợi phát sinh từ đất công ích, có thể kể đến như những khoảng đất công, đầm, hồ, ao mà nguồn gốc là của công, trong cải cách ruộng đất không chia cho nông dân và những tài sản công như rừng, núi, sông ngòi… nằm trong địa hạt xã, nhà nước không có sức khai thác hoặc không có điều kiện trực tiếp quản lý những hoa lợi đó. Quá trình xử lý các nguồn thu hoa lợi này như sau:
Thứ nhất, đối với ruộng đất, ao hồ, đồng cỏ dùng vào sản xuất nông nghiệp thì nhà nước tiến hành xem xét giao cho hợp tác xã sản xuất nông nghiệp sử dụng. Tức là sẽ giao cho hợp tác xã sử dụng và tổ chức kinh doanh, nhưng hợp tác xã phải trích một phần thu nhập để đóng góp cho xã.
Thứ hai, đối với những vườn cây ăn quả và những cơ sở nuôi cá do ủy ban hành chính xã hiện đang trực tiếp quản lý và thu hoa lợi thì ủy ban hành chính huyện cần phải cân nhắc, xem xét mọi mặt, bàn bạc kỹ lưỡng với xã và hợp tác xã để giải quyết thỏa đáng từng trường hợp một sao cho lợi ích của hợp tác xã và của xã không trái ngược nhau và nhất là không gây thiệt hại cho sản xuất. Nếu hợp tác xã nhận để tiếp tục khai thác thì hợp tác xã phải bảo đảm giữ vững và phát triển cơ sở sản xuất và phải trả lại cho xã những chi phí xã đã bỏ ra, theo những điều kiện thỏa thuận giữa hai bên, ghi rõ trong hợp đồng được ủy ban hành chính huyện duyệt và kiểm tra việc thi hành. Cần rút kinh nghiệm trong thời gian qua, một số nơi dùng biện pháp quan liêu, mệnh lệnh, giải quyết vội vàng, đơn giản, làm ảnh hưởng đến sản xuất và lợi ích chung của nhân dân.
Thứ ba, đối với những hoa lợi khác mà thuộc về công sản như cây, cành, hoa quả của những cây cối có sẵn trên đất công hoặc do xã tổ chức trồng ở ven đường, ven đê, trong sân trường học, trạm xá, trụ sở… thì ủy ban hành chính cấp xã cần phải tiến hành bảo vệ, phát triển và khai thác.
Thứ tư, về cá tự nhiên trong các đầm, hồ, ao… mà chưa có hợp tác xã nào đăng ký xin sử dụng thì ủy ban hành chính xã cũng phải lo bảo vệ và khai thác vì đây cũng là một nguồn thu đáng kể cho ngân sách xã, phường, thị trấn.
Thứ tư, đối với các tài sản vô chủ hoặc chưa xác định được chủ thì, xã có nhiệm vụ trông nom, bảo vệ và chỉ được đem ra sử dụng nếu được ủy ban hành chính cấp tỉnh cho phép.
3. Đất hoa lợi công sản có chuyển sang đất thổ cư được không?
Theo quy định tại Điều 100 Luật Đất đai năm 2013 hiện hành về các trường hợp được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà không phải nộp tiền sử dụng đất. Đồng thời theo Điều 6
Vì vậy, trong trường hợp gia đình mà đang sử dụng đất hoa lợi công sản được đóng thiếu hàng năm hay muốn chuyển sang đất thổ cư thì hoàn toàn có thể thực hiện được trên thực tế. Nếu trong trường hợp mà gia đình đã có quyết định giao đất của cơ quan mà đến thời điểm hiện tại cơ quan này không còn nhu cầu sử dụng mảnh đất, không đòi lại đất hay đất đó cũng không có tranh chấp, đồng thời thì việc sử dụng mảnh đất của gia đình là sử dụng ổn định, có giấy tờ xác nhận việc đóng thuế đầy đủ theo điều 21 Nghị định 43/2014 của Chính phủ hướng dẫn Luật Đất đai năm 2013, do đó gia đình sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và cũng không phải nộp tiền sử dụng đất. Ngoài ra, nếu phần diện tích đất ở trong hạn mức công nhận quyền sử dụng đất tại địa phương thì gia đình sẽ không phải nộp tiền sử dụng đất, còn đối với phần diện tích đất ở ngoài hạn mức công nhận quyền sử dụng đất tại địa phương thì gia đình sẽ phải nộp tiền sử dụng đất.
4. Một vài lưu ý trong quá trình quản lý đất hoa lợi công sản:
Việc thu hồi những tài sản nhà nước đã bán thực sự là một điều khó khăn, không có cơ sở pháp lý để hủy bỏ hợp đồng giao dịch hoặc thu hồi tài sản về nhà nước. Để có căn cứ thu hồi những tài sản đã bán đầu tiên cần xác định giao dịch mua bán tài sản công có vô hiệu hay không. Do việc mua bán cộng sản được thực hiện giữa một bên là cơ quan nhà nước và một bên là doanh nghiệp tư nhân, Đều là những pháp nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ đồng thời không bị những hạn chế có thể xảy ra ở những thể nhân, cho nên việc xác định nguyên nhân khiến cho hợp đồng mua bán cộng sản vô hiệu sẽ được khoanh lại chỉ vào một số lý do nhất định như vi phạm điều cấm của pháp luật. Ví dụ những hành vi quyết định bán không đúng thẩm quyền, không qua đúng giá, Định giá quá thấp hay quá cao gây thất thoát công sản…
Vì thế khi xảy ra vi phạm pháp luật dẫn đến việc thu hồi sai thì cần cân nhắc đến tính chất vụ việc và quyền lợi của doanh nghiệp cũng như những bên thứ ba ngày tình như nhà đầu tư mới, người tiêu dùng, cá nhân hoặc tổ chức nhận tài sản bảo đảm ví dụ như ngân hàng nhận tài sản bảo đảm để cho doanh nghiệp vay vốn triển khai dự án…
Về phía cơ quan nhà nước thì cũng cần phải quản lý chặt chẽ quy trình thủ tục mua bán công sản thông thường sẽ là đất, thường xuyên thanh tra kiểm tra giám sát hoạt động quản lý và sử dụng đất công nhằm phát hiện kịp thời những vi phạm như ngăn chặn và xử lý giùm minh những hành vi vi phạm đó để mang tính chất răn đe.
Về phía người dân hoặc doanh nghiệp cũng như các nhà đầu tư hay các tổ chức tín dụng thì cũng phải trang bị cho mình những kiến thức pháp lý dự án chặt chẽ cần thiết để có sự tìm hiểu kỹ lưỡng về sự án trước khi tiến hành quyết định đầu tư mua bán không tham gia vào các giao dịch công sản.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Đất đai năm 2013;
–
– Nghị định 43/2014 của Chính phủ hướng dẫn Luật Đất đai năm 2013.