Hòa giải thành nhưng không thực hiện có phải hòa giải lần hai không? Hòa giải tranh chấp đất đai.
Hòa giải thành nhưng không thực hiện có phải hòa giải lần hai không? Hòa giải tranh chấp đất đai.
Tóm tắt câu hỏi:
UBND cấp xã đã hòa giải 01 lần thì có nên hòa giải 01 lần nữa. Trong khi sự việc trùng nhau. Hòa giải lần đầu vào năm 2009: UBND xã Xuân Thọ 1 giải quyết, kết quả hòa giải thành, từ đó đến năm 2015 các đương sự làm theo đúng như biên bản hòa giải thành. Đến năm 2016 thì các đương sự không làm theo như niên bản hòa giải nữa, mà tranh chấp lại. Đến nay, năm 2016 có phải hòa giải lại không, và quy định nào quy định?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Nội dung tư vấn:
Theo Điều 202 Luật Đất đai năm 2013 quy định về hòa giải tranh chấp đất đai như sau:
“1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.
2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
4. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp”
Trong thông tin bạn cung cấp không nói rõ là tranh chấp trong lĩnh vực gì, nên chúng tôi sẽ căn cứ vào quy định pháp
luật đất đai và pháp luật tố tụng dân sự để giải quyết vấn đề này. Về nguyên tắc thì hòa giải là nhằm mục đích giúp đỡ các đương sự thỏa thuận tháo gỡ khúc mắc, nhanh chóng và bớt tốn kém. Và cũng là một thủ tục bắt buộc trước khi đưa ra khởi kiện theo Bộ Luật tố tụng dân sự (trừ các trường hợp yêu cầu bồi thường gây thiệt hại đến tài sản nhà nước, các giao dịch dân sự trái pháp luật, trái đạo đức xã hội). Và theo quy định của Luật đất đai 2013 cũng có quy định về thời hạn giải quyết hòa giải là 45 ngày.
>>> Luật sư tư vấn pháp
Như vậy thì trường hợp của bạn là đã được UBND xã Xuân Thọ 1 tiến hành hòa giải 1 lần từ năm 2009 và hòa giải thành các bên đã thực hiện đúng như biên bản hòa giải đến năm 2015, tranh chấp này coi như đã được giải quyết. Đến năm 2016 các bên lại tiếp tục tranh chấp lại vấn đề đó, tuy nhiên đây sẽ được coi là tranh chấp mới phát sinh, bạn phải nộp đơn yêu cầu UBND xã tiến hành hòa giải.
Không có quy định pháp luật cụ thể về vấn đề hòa giải lần 2 cùng một tranh chấp đã từng hòa giải thành và sau đó lại tranh chấp như trường hợp của bạn, nhưng căn cứ vào nguyên tắc hòa giải được quy định trong Luật đất đai 2013 cũng như quy định khác của pháp luật có liên quan thì vẫn phải tiến hành hòa giải tại UBND xã để đảm bảo quyền lợi của các đương sự, và cũng là thủ tục bắt buộc nếu các bên muốn tiến hành khởi kiện ra tòa.