Đất đai có những vai trò và ý nghĩa vô cũng quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. Tại Việt Nam, đất thuộc quyền sở hữu của toàn dân tộc và do Nhà nước làm đại diện quản lý. Khái quát chung về hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất? Hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở?
Mục lục bài viết
1. Khái quát chung về hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất:
Đối tượng được áp dụng chính sách hỗ trợ tái định cư:
Các quy định về hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở được áp dụng đối với tất cả các chủ thể có quyền sử dụng đất, cụ thể bao gồm:
– Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước.
– Các tổ chức, cá nhân nước ngoài.
– Người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
– Các cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất nhằm mục đích để xây dựng nhà ở, xây dựng nhà ở để bán hoặc cho thuê bị Nhà nước thu hồi đất hay xây dựng các công trình phục vụ đời sống trong cùng một thửa đất thuộc khu dân cư.
Phạm vi áp dụng chính sách hỗ trợ tái định cư:
Các quy định về hỗ trợ tái định cư được áp dụng đối với các trường hợp Nhà nước thu hồi đất nhằm mục đích để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và vì các mục đích phát triển kinh tế theo quy định của hệ thống pháp luật Việt Nam.
2. Điều kiện để các các nhân, tổ chức bị thu hồi đất được hỗ trợ tái định cư:
– Thứ nhất: Quyền sử dụng đất bị thu hồi phải được công nhận là tài sản của người sử dụng đất.
– Thứ hai: Quyền sử dụng đất bị thu hồi thuộc loại được phép giao dịch trên thị trường.
– Thứ ba: Các các nhân, tổ chức bị thu hồi đất phải có căn cứ pháp lý để chứng minh tính hợp pháp và tính hợp lệ của quyền sử dụng đất, cụ thể:
Đối với hộ gia đình, cá nhân phải có các căn cứ pháp lý cụ thể sau đây:
+ Thứ nhất: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp
+ Thứ hai: Quyết định giao đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hiện hành.
+ Thứ ba: Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định được cơ quan Uỷ ban nhân dân cấp xã xác định đó là đất không có tranh chấp theo quy định của pháp luật Việt Nam.
+ Cần lưu ý rằng các hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà đã có một trong các loại giấy tờ, tài liệu được nêu cụ thể bên trên mà trong các giấy tờ, tài liệu đó không phải là tên của mình, kèm theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã có chữ ký của hai bên tuy nhiên đến thời điểm có quyết định thu hồi đất hai bên chưa thực hiện chuyển giao quyền sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật sẽ được Uỷ ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp.
+ Các hộ gia đình, cá nhân bị thi hồi đất được sử dụng theo bản án, quyết định của
Đối với tổ chức phải có các căn cứ pháp lý cụ thể sau đây:
+ Thứ nhất: Đối với đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất đã nộp không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước.
+ Thứ hai: Đất nhận chuyển nhượng hợp pháp từ người sử dụng đất mà tiền trả cho việc nhận chuyển nhượng không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước.
+ Thứ ba: Đất sử dụng cần phải có nguồn gốc hợp pháp từ hộ gia đình, cá nhân.
Như vậy, để được áp dụng chính sách hỗ trợ tái định cư, các chủ thể cần phải đáp ứng các điều kiện cụ thể được nêu trên về đối tượng, về phạm vi áp dụng cũng như cần phải đảm bảo các căn cứ pháp lý cụ thể.
3. Hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở:
Hỗ trợ tái định cư được hiểu một cách đơn giản đó là các hộ gia đình, cá nhân sau khi đã nhận đất ở, nhà ở tái định cư mà số tiền được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền bồi thường hay hỗ trợ nhỏ hơn giá trị một suất tái định cư tối thiểu thì các cá nhân, tổ chức bị thu hồi đất có quyền được tiếp tục hỗ trợ khoản chênh lệch đó.
Đối ới trường hợp các cá nhân, tổ chức bị thu hồi đất không nhận đất ở, nhà ở tại khu tái định cư thì pháp luật quy định các đối tượng này sẽ được nhận một khoản tiền tương đương với khoản chênh lệch đó.
Hộ gia đình, cá nhân khi bị Nhà nước thu hồi đất ở theo quy định của pháp luật sẽ phải di chuyển đến chỗ ở mới mà Nhà nước hỗ trợ. Nếu các chủ thể có thể tự lo chỗ ở thì sẽ được Nhà nước hỗ trợ một khoản tiền bằng suất đầu tư hạ tầng tính cho một hộ gia đình tại khu tái định cư tập trung trừ các trường hợp mà các chủ thể đó đã được nhận khoản tiền hỗ trợ tái định cư. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh sẽ dựa trên các căn cứ vào điều kiện cụ thể tại địa phương mình và các quy định về suất tái định cư tối thiểu cùng với mức hỗ trợ cụ thể.
4. Các trường hợp được bố trí tái định cư:
Khi Nhà nước thu hồi đất ở của người dân cần phải đảm bảo lập và thực hiện các dự án tái định cư cho người dân khu vực bị thu hồi đất. Các cấp chính quyền cụ thể là: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm tổ chức lập và thực hiện dự án tái định cư trước khi thu hồi đất theo đúng quy định của hệ thống pháp luật Việt Nam để đảm bảo những quyền và lợi ích cơ bản cho người dân bị thu hồi đất cũng như giúp họ sớm hòa nhập với cộng đồng mới và ổn định cuộc sống, môi trường làm việc của mình.
Khi các cá nhân, tổ chức bị Nhà nước thu hồi đất ở thì sẽ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền bố trí tái định cư trong các trường hợp cụ thể sau đây:
– Trường hợp thứ nhất: Hộ gia đình, cá nhân phải di chuyển chỗ ở do bị thu hết đất ở mà không có chỗ ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất bị thu hồi sẽ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền bố trí tái định cư.
– Trường hợp thứ hai: Hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất mà phần diện tích đất ở còn lại sau thu hồi không đủ điều kiện để ở theo quy định của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh mà không có chỗ ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất bị thu hồi sẽ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền bố trí tái định cư.
– Trường hợp thứ ba: Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ở nằm trong hành lang an toàn khi xây dựng công trình công cộng có hành lang bảo vệ an toàn phải di chuyển chỗ ở mà không có chỗ ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất bị thu hồi sẽ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền bố trí tái định cư.
– Trường hợp thứ tư: Đối với trường hợp trong hộ gia đình có nhiều thế hệ cùng chung sống đủ điều kiện tách hộ hoặc có nhiều hộ gia đình có chung quyền sử dụng một thửa đất ở bị thu hồi thì Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền sẽ căn cứ vào điều kiện thực tế tại địa phương để quy định cụ thể về diện tích đất, diện tích nhà ở để bố trí tái định cư cho người dân bị thu hồi đất.
Các tổ chức có nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng khi đã được ủy ban nhân dân cấp tỉnh, ủy ban nhân dân cấp huyện giao cho trách nhiệm bố trí tái định cư cho người dân bị thu hồi đất thì cần phải thông báo cho người có đất ở bị thu hồi thuộc đối tượng phải di chuyển chỗ ở về dự kiến các phương án bố trí tái định cư và thông báo này cần được niêm yết công khai ít nhất mười năm ngày tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi và tại nơi tái định cư của người dân trước khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt phương án bố trí tái định cư của các tổ chức có nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng. Nội dung thông báo phải bao gồm đầy đủ các thông tin về địa điểm, quy mô quỹ đất, quỹ nhà tái định cư, thiết kế, diện tích từng lô đất, căn hộ, giá đất, giá nhà tái định cư; dự kiến bố trí tái định cư cho người có đất bị thu hồi để các chủ thể bị thu hồi đất biết rõ và nắm được các thông tin cụ thể, cũng như để đảm bảo quyền lợi của họ khi bị Nhà nước thu hồi đất.
Các chủ thể là người có đất thu hồi sẽ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền bố trí tái định cư tại chỗ nếu tại khu vực thu hồi đất có dự án tái định cư hoặc có điều kiện bố trí tái định cư đáp ứng các yêu cầu của pháp luật. Nhà nước cũng ưu tiên vị trí thuận lợi cho các chủ thể là người có đất thu hồi sớm bàn giao mặt bằng, người có đất thu hồi là người có công với cách mạng. Các phương án bố trí tái định cư đã được các cấp chính quyền phê duyệt sẽ phải được công bố công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi và tại nơi tái định cư theo đúng quy định của pháp luật nước ta.