Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp. Thu hồi đất nông nghiệp có được tái định cư không? Nội dung hỗ trợ tái định cư khi thu hồi đất. Đất nông nghiệp bị thu hồi vượt hạn mức do nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì bồi thường như thế nào?
Hiện nay, trong nhiều trường hợp nhà nước cần phải thu hồi đất để phục vụ cho một số mục đích nhất định theo quy định của pháp luật. Khi thu hồi đất nông nghiệp, Nhà nước sẽ có những chính sách phù hợp để bồi thường và hỗ trợ cho người dân. Vậy pháp luật quy định hỗ trợ khi thu hồi đất nông nghiệp như thế nào? Và người dân có được tái định cư không chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Luật sư
Mục lục bài viết
1. Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp:
1.1. Thế nào là đất nông nghiệp?
– Căn cứ theo Điều 10 Luật Đất đai 2013, căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được chia thành 03 nhóm: Nhóm đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng. Căn cứ vào đó, nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau:
+ Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác.
+ Đất trồng cây lâu năm.
+ Đất rừng sản xuất.
+ Đất rừng phòng hộ.
+ Đất rừng đặc dụng.
+ Đất nuôi trồng thủy sản.
+ Đất làm muối.
+ Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh.
1.2. Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp:
Căn cứ theo điều 83 Luật Đất đai 2013 quy định về việc hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất thì Nhà nước thu hồi đất theo nguyên tắc:
– Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất ngoài việc được bồi thường theo quy định của
– Việc hỗ trợ phải bảo đảm khách quan; công bằng; kịp thời; công khai và đúng quy định của pháp luật.
Khi thu hồi đất nhà nước sẽ có các khoản hỗ trợ bao gồm:
– Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất;
– Hỗ trợ đào tạo; chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm trong trường hợp thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình; cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp; thu hồi đất ở kết hợp kinh doanh dịch vụ của hộ gia đình; cá nhân mà phải di chuyển chỗ ở;
– Hỗ trợ tái định cư đối với trường hợp thu hồi đất ở của hộ gia đình; cá nhân; người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà phải di chuyển chỗ ở.
Như vậy, để được Nhà nước hỗ trợ thì trước tiên phải thuộc các trường hợp được hỗ trợ theo quy định; và đương nhiên khi thu hồi đất nông nghiệp người sử dụng đất sẽ được tái định cư theo quy định để ổn định đời sống; kinh tế xã hội.
2. Thu hồi đất nông nghiệp có được tái định cư không?
2.1. Tái định cư là gì?
Có thể hiểu tái định cư là một chính sách của Nhà nước để bồi thường, hỗ trợ cho các chủ sở hữu đất và tài sản gắn liền với đất khi nhà nước có chủ trương thu hồi đất nhằm làm ổn định cuộc sống cho người dân, bảo đảm an toàn dân cư, an ninh trật tự xã hội, phát triển đời sống vật chất cũng như tinh thần cho người dân, cho đất nước. Từ đó có thể thấy, đất khi giao cho người dân để tái định cư là đất mà nhà nước có trách nhiệm cung cấp cho người dân để bồi thường khi bị thu hồi đất với mục đích là giúp người dân có nơi an cư mới, nhanh chóng ổn định cuộc sống trở lại. Về mặt pháp lý, đất tái định cư là đất thổ cư, tại đây chủ sở hữu được hưởng đầy đủ quyền sử dụng đất hợp pháp như mọi loại đất thông thường.
2.2. Quy định về tái định cư:
– Theo quy định của pháp luật trường hợp phải thu hồi đất Nhà nước sẽ có các khoản hỗ trợ người dân bao gồm: Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất; Hỗ trợ đào tạo; chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm đối với trường hợp thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình; cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp; thu hồi đất ở kết hợp kinh doanh dịch vụ của hộ gia đình; cá nhân mà phải di chuyển chỗ ở; Hỗ trợ tái định cư đối với trường hợp thu hồi đất ở của hộ gia đình; cá nhân; người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà phải di chuyển chỗ ở.
– Cũng quy định của pháp luật về việc thực hiện tái định cư thì khi Nhà nước thu hồi đất, tái định cư có các đặc điểm đặc trưng như sau: Tái định cư là một trong những cách thức thực hiện bồi thường của Nhà nước khi tiến hành thu hồi đất; Tái định cư chỉ được thực hiện khi người bị thu hồi đất không còn đất để ở phải di chuyển đến nơi khác; Tái định cư thể hiện chính sách của Nhà nước nhằm đảm bảo cho người bị thu hồi đất ổn định cuộc sống, đảm bảo chính sách an sinh xã hội. Như vậy, có thể hiểu một cách khái quát. Tái định cư là việc Nhà nước Nhà nước bố trí; sắp xếp chỗ ở mới cho những người bị thu hồi đất mà phải di chuyển chỗ ở.
– Căn cứ vào Điều 6
Tóm lại, nếu trong trường hợp thửa đất đủ điều kiện để nhà nước hỗ trợ tái định cư thì việc hỗ trợ được thực hiện dựa trên dự án tái định cư do UBND tỉnh; UBND huyện lập và thực hiện trước khi thu hồi đất. Căn cứ vào đó, trường hợp mà số tiền bồi thường nhỏ hơn giá tiền của 1 suất đất tái định cư tối thiểu thì người bị thu hồi đất được hỗ trợ thêm phần còn thiếu; trường hợp người bị thu hồi đất tự lo chỗ ở thì được bồi thường về đất; đồng thời nhận khoản tiền hỗ trợ tái định cư; mức hỗ trợ do UBND tỉnh quy định.
3. Đất nông nghiệp bị thu hồi vượt hạn mức do nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì bồi thường như thế nào?
Căn cứ Điều 4 Nghị định 47/2014/NĐ-CP quy định về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp vượt hạn mức do nhận chuyển quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân như sau:
Việc bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp vượt hạn mức do nhận chuyển quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 77 của Luật Đất đai được thực hiện theo quy định như sau:
– Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 do được thừa kế, tặng cho, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ người khác theo quy định của pháp luật mà đủ điều kiện được bồi thường thì được bồi thường, hỗ trợ theo diện tích thực tế mà Nhà nước thu hồi.
– Đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp quy định tại Khoản 1 Điều này nhưng không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật Đất đai thì chỉ được bồi thường đối với diện tích đất trong hạn mức giao đất nông nghiệp. Đối với phần diện tích đất nông nghiệp vượt hạn mức giao đất nông nghiệp thì không được bồi thường về đất nhưng được xem xét hỗ trợ theo quy định tại Điều 25 của Nghị định này.
– Thời hạn sử dụng đất để tính bồi thường đối với đất nông nghiệp do hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng có nguồn gốc được Nhà nước giao đất để sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai, được áp dụng như đối với trường hợp đất được Nhà nước giao sử dụng ổn định lâu dài
Như vậy, đối với hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 do được thừa kế, tặng cho, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ người khác theo quy định của pháp luật mà đủ điều kiện được bồi thường thì được bồi thường, hỗ trợ theo diện tích thực tế mà Nhà nước thu hồi.